Vợ thu nhập “khủng”, chồng có nên ở nhà cơm nước chăm con?
Tại sao phải coi một người đàn ông là thất bại chỉ vì anh ấy không giỏi kiếm tiền, và nhất định làm ngơ trước thực tế anh ấy biết chăm sóc thật tốt cho các con và vận hành gia đình tốt?
Thật vô lý nếu cố duy trì lý lẽ xưa cũ chỉ vì sự áp đặt của cái gọi là “sĩ diện đàn ông”.
Có một mô tuýp truyền thống đã ăn sâu vào nếp nghĩ của các gia đình Việt là: Đã là gia đình, vợ nhất định phải quán xuyến nhà cửa, cơm nước chăm con, dù bên ngoài cô ấy có công việc cơ quan, xã hội. Chồng nhất định phải gánh trọng trách “trụ cột”, cho dù anh ta có bất tài, không kiếm được nhiều tiền thì chấp nhận để cái trụ nhà không vững còn hơn để đàn bà lên làm… trụ, vì ấy là cái nhục, cái thất bại của đàn ông.
Với cuộc sống xã hội ngày nay, tôi e rằng nếu vẫn giữ khư khư quan điểm đó thì sẽ không còn phù hợp, và các gia đình sẽ phải trả giá bằng chính hạnh phúc của họ.
Tại sao bạn phải thay người chủ lực kinh tế nếu đã có một người vợ rất giỏi kiếm tiền về cho gia đình ? Tại sao nhất định không thể để đàn ông làm việc nhà dù ra ngoài đi làm anh ta không đủ khả năng chu cấp cho vợ con tài chính?
Tại sao phải coi một người đàn ông là thất bại chỉ vì anh ấy không giỏi kiếm tiền, và nhất định làm ngơ trước thực tế anh ấy biết chăm sóc thật tốt cho các con và vận hành gia đình tốt?
Thật vô lý nếu cố duy trì lý lẽ xưa cũ chỉ vì sự áp đặt của cái gọi là “sĩ diện đàn ông”.
Khi phụ nữ đang ngày càng khẳng định năng lực của mình trong đủ mọi lĩnh vực, họ làm việc không kém đồng nghiệp nam và có thu nhập vô cùng đáng nể, thì việc tiếp tục mô tuýp dập khuôn “phụ nữ phải chu toàn gia đình” có vẻ đã lỗi thời,. Họ đi làm cả ngày để mang về cho gia đình hàng trăm triệu mỗi tháng rồi thì lấy đâu hơi sức mà “quán xuyến” việc nhà nữa? Áp đặt vai trò vợ – chồng sẽ là lý do khiến nhiều gia đình ngày nay đứng trước nguy cơ lung lay, thậm chí đổ vỡ.
Video đang HOT
Câu chuyện của ông chồng “ lương ba cọc ba đồng” có vợ làm được gần trăm triệu mỗi tháng, theo tôi nghĩ bản thân trong nội bộ vợ chồng anh ấy vốn chưa có một mâu thuẫn nào, nhưng sự việc lại bị làm cho phức tạp hơn bởi nếp nghĩ cổ hủ của mẹ chồng. Cái việc bà gọi con dâu về “mắng cho một trận”, rồi chụp mũ con dâu là cậy kiếm được tiền nên “tác oai tác quái” yêu cầu chồng ở nhà nghe rất… khó chịu. Tại sao thế hệ cũ không chịu thừa nhận một điều, mình già rồi, đã đi qua một thế hệ rồi, việc của con cái hãy để chúng tự quyết định?
Người chồng trong bài tâm sự này nếu bản thân anh ấy thấy vui vẻ hoán đổi vị trí cho vợ vì sắp xếp đó phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh gia đình anh ấy hơn thì chẳng có lý do gì phải trì hoãn cả, càng không nên trì hoãn vì sự can thiệp của bà mẹ.
Tất nhiên hai người cùng tham gia lao động và gây dựng tài chính gia đình thì sẽ tốt hơn. Anh có vợ rất mạnh về tài chính, đó là một lợi thế để anh thay đổi công việc nhàm chán, gò bó thời gian mà lại thu nhập thấp hiện tại, thử sức ở một công việc khác chủ động thời gian hơn, thu nhập cao hơn (với thu nhập 5 triệu/tháng hiện tại của anh thì tôi nghĩ kiếm đâu cũng được việc thu nhập cao hơn cả).
Khi đó, hãy sử dụng thời gian linh hoạt để đỡ đần vợ việc nhà, còn lại tìm sự trợ giúp của người giúp việc. Chúc gia đình anh giải quyết mọi chuyện ổn thỏa.
Phản hồi của độc giả Vũ Sơn
Theo dantri.com.vn
Hạnh phúc không đến từ những món quà, hạnh phúc không cần phải chứng minh
Ngày 8/3, trong khi quý ông hài hước truyền nhau câu "Hôm nay mùng 8 tháng 3/Tui giặt giùm bà chiếc áo của tui", thì quý bà lại ngậm ngùi: "Phải có những ngày như thế này để biết mình là phụ nữ".
Tôi có con trai, anh trai và bố... tôi cảm thấy cám cảnh cho giới mày râu mỗi khi đến ngày này. Ra phố, hoa thì đắt, quà tặng cũng không rẻ nhưng vấn đề là không biết mua gì cho vừa ý nàng đây, về nhà mà tay không thì "biết tay với bà".
Gia đình tôi có hơi hướng phương Tây nên ngay từ nhỏ tôi, em gái và mẹ đã không "mè nheo" đàn ông chuyện này. Mọi người đều bình đẳng, yêu thương và tôn trọng nhau nên không phải đợi đến dịp lễ Tết hoặc ngày này ngày kia mới thể hiện.
Mọi chuyện đã trễ, chỉ vì cái tôi bướng bỉnh mà tôi đã đánh mất người đàn ông tốt, một mối tình trong sáng, thánh thiện.
Tôi nhớ thời sinh viên có lần mình từng bồng bột như thế. Ấy là mối tình đầu với một anh lớn tuổi, khi tôi còn sinh viên thì anh đã đi làm ngót nghét 10 năm. Hẳn nhiên, đến ngày Quốc tế phụ nữ, chỉ có tôi là hồi hộp đợi mong còn anh chẳng mảy may hay biết.
Hồi đó internet còn chưa phổ biến như bây giờ, tôi còn dùng Hotmail và mỗi lần muốn gửi thư phải ra tiệm. Đợi đến cuối ngày, tôi viết cho anh một lá thư đoạn tuyệt, trong đó tóm gọn lại là: "Vì anh không nhớ đến ngày này, vì anh không tặng hoa và quà cho em, chứng tỏ anh không yêu em, anh vô tình, vô tâm... Chúng ta chấm dứt".
Anh nhận được email hoảng hốt gọi điện: "Anh đang đi công tác xa nên không biết ngày lễ này, trong công ty cũng không ai nhắc nhở gì, anh xin lỗi".
Thế nhưng, mọi chuyện đã trễ, chỉ vì cái tôi bướng bỉnh mà tôi đã đánh mất người đàn ông tốt, một mối tình trong sáng, thánh thiện.
Nhiều gia đình Việt, người chồng vẫn cứ gia trưởng, người vợ vẫn lầm lũi đầu tắt mặt tối nên họ mong có một ngày để được tự do, giải phóng. Nhưng đến hôm sau thì mọi việc lại đâu hoàn đấy.
Thế nhưng, bạn tôi, tuổi đã gần 40 mà vẫn còn cái tính trẻ con ấy. Chị bảo: "Để xem ngày mai lão chồng có nhớ không, băng rôn cờ phướn giăng đầy ngoài phố thế kia, hôm sinh nhật đã quên, dịp này mà quên nữa thì tôi ly dị". Tôi hốt hoảng: "Ô hay, sao chị không sống đơn giản hơn, đến sinh nhật thì dặn trước cho anh ấy, rằng em tính mua món này, em tính sẽ mời anh đi ăn, hoặc mời bạn bè đến bữa tiệc nho nhỏ, anh có muốn tham gia không? Hoặc ngày mai là ngày này này, anh tặng cho em món quà em thích nhé, có phải là vợ chồng hạnh phúc hơn, cuộc sống đỡ phức tạp hơn".
Chồng tôi là người nước ngoài, dù đã vài năm lấy vợ Việt vẫn cứ thắc mắc, sao Việt Nam có tới hai ngày lễ cho phụ nữ (ngày 8/3 và 20/10) và riêng một ngày cho thiếu nhi, thế những ngày khác thì không yêu thương phụ nữ và trẻ em à?
Cho dù tôi có dặn dò kỹ lưỡng là không được phung phí, thế mà trên đường về lại ghé mua một chậu hồng, anh bảo khắp các siêu thị và cửa tiệm người ta cứ mời. Và rồi, dù tưới tắm cẩn thận nhưng cây hồng cũng không sống được hơn một tuần. Chồng tôi lúc này mới thừa nhận là việc mua những món quà vào ngày đó chẳng có ý nghĩa gì cho hạnh phúc lứa đôi.
Kể thêm chuyện của con trai tôi. Đúng ngày 8/3 hàng năm con luôn dặn mẹ đánh thức sớm, vì phải lên trường để xách cặp cho các bạn nữ, từ cổng vào lớp, để hôm đó phải dọn vệ sinh trường, phải tặng hoa cho cô giáo. Tôi phá lên cười, thế nhà trường chỉ làm việc này mỗi ngày này à, vì sao không biến nó thành văn hóa "lady first" như các nước phương Tây.
Cái câu "Phu phụ tương kính như tân" (Vợ chồng trọng nhau như khách quý) chưa bao giờ lỗi thời. Khi mà cả hai đều yêu thương và tôn trọng nhau thì chúng ta không đợi phải đến một ngày, một dịp nào đó để thông báo cho nhau biết.
Hạnh phúc không đến từ những món quà, hạnh phúc không cần phải chứng minh.
Chỉ tiếc là, nhiều gia đình Việt, người chồng vẫn cứ gia trưởng, người vợ vẫn lầm lũi đầu tắt mặt tối nên họ mong có một ngày để được tự do, giải phóng. Nhưng đến hôm sau thì mọi việc lại đâu hoàn đấy.
Và khi có mạng xã hội thì các chị lại thi nhau khoe quà lên Facebook như một chiến tích, khiến ai không có thì tủi thân hoặc quay sang trách móc chồng. Các chị có bao giờ thử nghĩ, các ông có thật tâm muốn mua quà hay chỉ phải hoàn thành như một thủ tục.
Hạnh phúc không đến từ những món quà, hạnh phúc không cần phải chứng minh.
Theo thegioitiepthi.vn
Cả đời, đàn ông chỉ rơi nước mắt vào 3 lúc này Đàn ông tuy mạnh mẽ những vẫn có những lúc họ yếu đuối và tuyệt vọng. Khi vợ sinh con Khi vợ chuyển dạ, những cơn đau của vợ như xé nát tâm can người chồng. Họ xót, họ thương, họ ước rằng mình có thể thay vợ gánh chịu những dằn vặt ấy nhưng đành bất lực trơ mắt nhìn mà không...