Võ Thị Kim Phụng – minh chứng “vẻ ngoài không đánh giá con người”
Đã bao giờ bạn bị dị nghị chỉ bởi vì màu tóc khác người chưa? Chắc hẳn rất nhiều bạn trẻ hiện nay đã từng phải đối mặt với điều đó.
Nhưng thực sự, ngoại hình có quan trọng đến thế. Phải chăng chỉ cần nhìn qua vẻ ngoài là có thể biết ai thành công, ai thất bại như cách nhiều người vẫn đang làm?
Đã bao giờ bạn bị dị nghị chỉ bởi vì màu tóc khác người chưa? Chắc hẳn rất nhiều bạn trẻ hiện nay đã từng phải đối mặt với điều đó. Nhưng thực sự, ngoại hình có quan trọng đến thế. Phải chăng chỉ cần nhìn qua vẻ ngoài là có thể biết ai thành công, ai thất bại như cách nhiều người vẫn đang làm?
Ai quy định người tài giỏi thì không được nhuộm tóc, xăm mình? (Ảnh: Vnchess)
Võ Thị Kim Phụng – nữ đại kiện tướng cờ vua tài năng của Việt Nam
Nếu chỉ nhìn vẻ ngoài, chắc hẳn nhiều người sẽ không tin Võ Thị Kim Phụng lại là đại kiện tướng cờ vua Việt Nam – một trong những bộ môn thường gắn với hai chữ “khô khan”. Dù thi đấu trên trường quốc tế, thế nhưng cô nàng vẫn giữ mái tóc nhuộm nhiều màu của mình. Và cùng với vẻ ngoài đó, nàng kiện tướng đã thành công gặt hái được vô vàn thành tích đáng tự hào.
Gần đây nhất phải kể đến việc cô nàng bất bại cả 9 ván đấu và giành HCV cá nhân nữ tại Giải cờ vua châu Á khu vực 3.3. Đồng thời còn xuất sắc đoạt suất vé duy nhất của khu vực tham dự World Cup cờ vua 2023. Hay lần cô nàng nhuộm tóc nhiều màu là khi toàn thắng 7 ván đầu ở giải cờ vua quốc gia 2022, với hiệu quả thi đấu (RP) lên tới 2.821 (chỉ thấp hơn Elo của Vua cờ Magnus Carlsen (2.864).
Hình ảnh Kim Phụng tỏa sáng tại giải đấu quốc tế. (Ảnh: Vnchess)
Kim Phụng chính là một trong những minh chứng xác đáng nhất cho câu nói “đừng nhìn vẻ ngoài mà đánh giả cả con người”. Thực tế hiện nay có rất nhiều người không thích ai nhuộm tóc xanh, tóc đỏ. Thậm chí họ còn cho rằng những người nhuộm như vậy là những người lông bông, hư hỏng.
Nhưng điều đó đâu phải lúc nào cũng đúng. Kim Phụng từng đánh bại hàng loạt đối thủ nặng kí trên trường quốc tế khi để mái tóc nhiều màu. Cô nàng cũng chưa bao giờ nghĩ đến việc nhuộm đen vì lo sợ lời bàn tán của dân tình. Nữ đại kiện tướng cờ vua chỉ thay đổi bản thân theo cách mà mình muốn. Có lẽ, bản thân cô cũng hiểu được rằng, giá trị con người không chỉ quyết định bởi màu của mái tóc.
Kim Phụng là một cô nàng tài giỏi, mạnh mẽ mà nhiều người ngưỡng mộ. (Ảnh: Vnchess)
Trong suốt sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp, Kim Phụng đã giành được vô vàn thành tích đáng tự hào. (Ảnh: Báo Bắc Giang)
Ngoại hình không thể đánh giá được hết giá trị con người
Video đang HOT
Thừa nhận là ngoại hình rất quan trọng, nhưng nó không thể nào đánh giá được hết giá trị của một con người. Cũng chẳng có ai quy định rằng người tài giỏi phải ăn mặc ra sao, như thế nào mới là “chuẩn”. Thực tế, ngoài đại kiện tướng cờ vua Võ Thị Kim Phụng, có rất nhiều người trẻ tài giỏi yêu thích việc xăm mình, nhuộm tóc, xỏ khuyên – những điều thường bị dị nghị trước đây.
Đối với họ, việc thay đổi ngoại hình đơn giản chỉ là cách thể hiện cá tính, sở thích. Còn mỗi ngày, họ vẫn dành thời gian học tập, làm việc không ngừng nghỉ, nâng cao giá trị tri thức của bản thân. Sự cố gắng của họ không hề thua kém bất kỳ người nào khác trong xã hội. Kể cả có thêm một chiếc khuyên hay vẽ một hình xăm cũng đều chẳng thể ảnh hưởng đến điều đó.
Rich kid Châu Anh thường xuyên nhuộm tóc nhưng vẫn sở hữu một bảng thành tích bao người ngưỡng mộ. (Ảnh: Hoa Học Trò)
Tháng 1/2023 vừa qua, mạng xã hội Trung Quốc cũng từng bàn tán sôi nổi về một người đàn ông tốt bụng sẵn sàng lao xuống sông cứu người bị nạn tại tỉnh Giang Tô. Rõ ràng việc làm của anh rất dũng cảm, nhưng lại bị nhiều người chỉ trích chỉ vì nhuộm tóc đỏ và xăm mình. Sự việc đó đã khiến nhiều người đặt ra câu hỏi rằng “phải chăng ngoại hình có đang bị đề cao quá mức? Chỉ vì vẻ ngoài mà con người sẵn sàng phủ nhận một điều hiển nhiên như lòng tốt, sự tử tế?”
Trước sự khó hiểu của dân tình, chính người đàn ông đã phải lên tiếng minh oan cho mình. Anh cho biết: “Bạn không thể đánh giá một người qua vẻ bề ngoài. Một người nhuộm tóc và có hình xăm chưa hẳn là người xấu, trong khi một người mặc vest và đi giày da chưa chắc đã là người tốt.
Tôi sẽ không để những lời người khác nói ảnh hưởng đến mình. Bạn không thích mái tóc đỏ của tôi, nhưng tôi sẽ không nhuộm đen. Bạn nói rằng quần áo của tôi không phù hợp, nhưng tôi không mua những bộ trang phục khác để làm hài lòng bạn. Nói chung, tôi chỉ chọn làm những gì tôi thích.”
Ngoại hình quả thực là một trong những yếu tố thể hiện con người, nhưng chắc chắn nó không thể cho thấy hết giá trị bên trong. Tri thức, lòng tốt… những điều tốt đẹp đó không thể dễ dàng biểu hiện qua làn da hay trang phục, kiểu tóc. Việc đầu tư vào ngoại hình là cần thiết nhưng tuyệt đối đừng hiểu sai ý nghĩa của nó.
Đừng vì vẻ bề ngoài mà đánh giá sai những điều tốt đẹp của con người. (Ảnh: Baidu)
Đừng mặc định “xăm mình, nhuộm tóc” là xấu!
Nếu nhìn ở góc độ khác, mọi người còn thấy rằng, nhuộm tóc, xăm mình, xỏ khuyên… đôi khi còn mang đến nhiều lợi ích về mặt tinh thần. Đối với nhiều người, điều đó không chỉ đơn giản là sở thích mà còn là đam mê, nghệ thuật. Chỉ khi làm như vậy, họ mới thực sự là chính mình. Nhờ đổi màu tóc, xăm cơ thể… họ mới cảm thấy thoải mái tinh thần hơn, từ đó làm được vô vàn điều tuyệt vời.
Lại nhớ đến cô bạn Lương Việt Nga – nữ thí sinh Olympia từng gây xôn xao vì từ bỏ công việc nghìn đô để làm thợ xăm nổi tiếng. Sau cuộc thi, con đường học vấn và sự nghiệp của Nga rất rạng rỡ. Cô thành công lấy được tấm bằng tại một trường quốc tế nổi tiếng, sau đó làm cho một công ty bất động sản ở nước ngoài với thu nhập cao ngất ngưởng. Nhưng cuối cùng, Nga lại chọn bỏ lại tất cả, theo đuổi sở thích đam mê của mình, đó là trở thành cô chủ tiệm xăm.
Nữ 9X bày tỏ trên trang cá nhân rằng: “Tôi trân trọng từng con người, từng hình xăm mang ý nghĩa nhất định trong cuộc đời họ. May mắn lớn nhất với tôi là được ‘kể chuyện’ trên cơ thể người khác”. Vậy nên đừng gắn hình xăm, màu tóc… với những lời đánh giá xấu xí, bởi đôi khi nó còn ý nghĩa hơn thế.
Việt Nga chưa từng hối hận vì đã theo đuổi đam mê của mình. (Ảnh: Lương Việt Nga)
Cô nàng yêu bản thân và không ngần ngại thể hiện cá tính của mình. (Ảnh: Lương Việt Nga)
Người trẻ nên có lập trường riêng, đừng vì vài ba lời bàn tán của người khác mà dễ dàng thay đổi. Chỉ khi nào đó là lời khuyên tốt hãy cân nhắc làm theo, còn ngoại hình, cuộc sống của bạn nên do chính bạn làm chủ, không phải là dựa theo định kiến của đám đông. Bên cạnh đó cũng hãy không ngừng nâng cao giá trị của bản thân, cả bên trong lẫn bên ngoài bạn nhé.
Cùng cập nhật những tin tức khác tại YAN!
Người trẻ ngày càng lười nhờ được bố mẹ hậu thuẫn: 27 tuổi vẫn ăn bám
"Giới trẻ giờ đâu khổ như thế hệ xưa, được bố mẹ chiều quá nên cần gì kiếm tiền" - Đây chính là nhận định của rất nhiều người hiện nay.
Quả thật điều này không phải là đúng với tất cả người trẻ, nhưng cũng có không ít trường hợp như vậy trong xã hội.
Dù đã bước vào ngưỡng cửa sinh con, lập nghiệp từ lâu, thế nhưng thay vì phấn đấu vì bản thân, họ lại hưởng thụ cuộc sống "ăn bám" gia đình. Tương lai có ra sao, họ cũng chẳng thèm bận tâm, bố mẹ chở che ngày nào thì tính ngày đó.
Thay vì cố sống tự lập, nhiều người trẻ lại chọn trở về nhà "ăn bám" bố mẹ. (Ảnh: Getty Images)
"Những đứa trẻ to xác" chỉ thích sống hưởng thụ bằng tiền bố mẹ
Ở Nhật Bản có một nhóm người, được gọi là Hikikomori, họ không đi làm, cũng chẳng buồn giao tiếp với ai, mỗi ngày đều ở nhà "ăn bám" bố mẹ. Kiểu người này tại Việt Nam cũng không hề hiếm gặp. Dù gia đình có nhiều điều kiện để phát triển bản thân, thế nhưng họ lại chẳng bao giờ biết tận dụng mà ngược lại còn thoải mái tận hưởng cuộc sống an nhàn, mặc cho bố mẹ còng lưng chu cấp. Hiện nay cũng có rất nhiều người, dù đã 27, 28 tuổi nhưng lại chẳng vội vã với cuộc sống, cả ngày chỉ nằm nhà xem phim, nghe nhạc hoặc tụ tập bạn bè.
Thực tế, lối sống này cũng một phần bắt nguồn từ việc được bố mẹ nuông chiều. Thế hệ 7x-8x trước đây hầu như đều có chung một suy nghĩ, đó là làm sao để kiếm tiền, tiết kiệm lo cho cuộc sống của con cái sau này. Đến khi con trưởng thành, họ vẫn tất bật mua nhà cửa, sắm xe cộ cho.
Người trẻ chẳng cần làm gì cũng có nhà, xe sẵn có từ bố mẹ. (Ảnh: Musee Magazine)
Thay vì tốn công, người trẻ lại vui vẻ tận hưởng cuộc sống ấm no nhờ tiền của bố mẹ. (Ảnh: ABC)
Khi bước chân vào đời, những người trẻ đã có sẵn một cuộc sống sung sướng từ bố mẹ. Họ nhanh chóng bị điều đó nhấn chìm, đến mức quên cả việc nỗ lực vì tương lai. Họ tin rằng dù bản thân làm gì cũng đều có bố mẹ lo cho. Cuộc sống hiện tại đối với họ cũng đủ tốt, thế nên chẳng cần phải phấn đấu cho tốn công.
Suy nghĩ đó không chỉ ngày một, ngày hai mà nó còn ngày càng ăn sâu vào tâm trí người trẻ, cuối cùng sinh ra những "đứa trẻ to xác", chỉ nghĩ đến ăn chơi, hưởng thụ bằng tiền từ gia đình. Kể cả khi kết hôn, sinh con, họ vẫn quen thói "ăn bám" bố mẹ, thiếu gì cũng gọi về xin tiền.
Người trẻ vui vẻ nhận những món quà đắt đỏ từ bố mẹ như một điều bản thân xứng đáng có được. (Ảnh: iStock)
Sự che chở quá mức từ gia đình "chôn vùi" nỗ lực của con trẻ
Có bố mẹ chở che, hỗ trợ là điều tốt, nhưng nếu không biết cách tận dụng, con cái sẽ dễ "lầm đường lạc lối". Sự yêu thương quá mức từ gia đình đôi khi lại biến những người trẻ trở thành kẻ lười biếng, không coi trọng việc cố gắng, phát triển bản thân.
Nhiều người đi làm như đi chơi. Chỉ cần gặp chút khó khăn hoặc cảm thấy không vừa ý, họ sẵn sàng bỏ việc, quay trở về nhà với bố mẹ. Bản thân họ biết rằng kể cả mình có thất nghiệp thì vẫn có gia đình hậu thuẫn, không phải lo về cơm áo gạo tiền. Đó cũng là một trong những lý do khiến tỉ lệ người trẻ nhảy việc hiện nay lớn hơn nhiều so với các thế hệ trước.
Nhiều người còn trẻ nhưng không có mục tiêu, động lực sống. (Ảnh: HubPages)
Đáng buồn hơn là những trường hợp thích viện lý do ăn bám bố mẹ, ví như "tập trung học cao hơn" hay "về nhà để báo hiếu gia đình". Thực tế, việc họ làm chỉ là ở nhà, vui chơi tận hưởng, tiêu tiền của người thân. Những lời biện minh trên là cách để họ trì hoãn việc ra ngoài kiếm sống. Họ lấy lòng thương từ bố mẹ để thỏa mãn sự lười biếng của chính mình.
Dù bố mẹ có đồng tình hay không, họ cũng chẳng bận tâm, chỉ cần bản thân không phải ra ngoài làm lụng là được. (Ảnh: Eiga)
Xin hãy nghĩ đến bố mẹ và chính bản thân mình
Bố mẹ không thể bên ta mãi mãi - đó là điều hiển nhiên ai cũng biết nhưng không phải ai cũng nghĩ đến. Cuộc sống "ăn bám" bố mẹ cũng vậy, dù thế nào cũng chẳng thể dài lâu. Nhất là đối với những gia đình chỉ đủ ăn đủ mặc. Họ cố gắng cả đời để tạo điều kiện cho con phát triển, đến khi đã già vẫn phải tất bật làm lụng lo cho một người vô công rỗi nghề. Điều đó vô cùng bất công.
Thế nên, nếu có bố mẹ hậu thuẫn, người trẻ cần coi đó là cơ hội quý giá của mình, tận dụng mọi thứ để phát triển bản thân thay vì nuôi thói quen lười biếng. Kể cả khi đã có nhà, xe, mọi người vẫn có thể phấn đấu vì một cuộc sống tốt hơn nữa.
Chẳng có điểm dừng nào cho sự nỗ lực. Hãy nhớ rằng hành động của bản thân bạn không chỉ ảnh hưởng đến gia đình mà còn cả cho thế hệ sau này. Sự nỗ lực của bố mẹ chính là tiền đề để phát triển cho con cái. Thế nên việc bạn nỗ lực ở hiện tại cũng sẽ giúp cho con bạn có thêm cơ hội học hỏi ở tương lai.
Phấn đấu vì bản thân chưa bao giờ là điều dư thừa. (Ảnh: NHK)
Hãy cố gắng vì những gì bố mẹ đã trao cho bạn. (Ảnh: BBC)
Bố mẹ không có trách nghiệm phải chăm lo cho con cái cả đời. Mỗi người nên tự phấn đấu vì cuộc sống của chính mình, kể cả có được hậu thuẫn hay không. Chỉ khi nỗ lực, bạn mới có thể tận hưởng thành quả một cách trọn vẹn nhất.
Cùng cập nhật những tin tức hấp dẫn tại YAN!
Gia đình tạo nên từ tình thân, không chỉ gói gọn hai chữ "ruột thịt" Thời gian gần đây, dân tình không ngừng truyền tay nhau câu chuyện về ông Toán, bà Hòa - cặp bố mẹ chồng quốc dân ở Phú Thọ. Cả hai đã quyết định làm đám cưới để gả con dâu (tên Bảo An) đi lấy chồng mới. Dù không phải ruột thịt, máu mủ thế nhưng cách cả hai đối xử với người...