Võ sư phải tăng 9 kg để đóng phim cùng Lý Tiểu Long
Khi tham gia “ Mãnh long quá giang” (1972), võ sư Chuck Norris đã tăng 9 kg. Thân hình nặng nề khiến nam diễn viên không thể nhấc người khỏi mặt đất.
Chuck Norris là một trong những huyền thoại của dòng phim hành động võ thuật tại Hollwood. Ông học võ trong thời gian phục vụ Không lực Mỹ. Xuất ngũ, Norris trở thành võ sư karate, mở võ đường đào tạo nhiều người nổi tiếng trước khi bén duyên điện ảnh.
Chuck Norris đã góp mặt trong 43 dự án phim lớn nhỏ. Ông nổi danh nhờ các vai hành động trong TV Series Walker, Texas Ranger (1993-2001), Braddock: Missing in Action III (1988) và bộ phim Mãnh long quá giang (1972).
Lý Tiểu Long và Chuck Norris tỉ thí trong phim Mãnh long quá giang . Ảnh: Golden Harvest Company .
Trong Mãng long quá giang , Chuck Norris đối đầu Lý Tiểu Long, huyền thoại dòng phim hành động võ thuật gốc Á của Hollywood.
Phim lấy bối cảnh Rome, nơi việc kinh doanh của một nhà hàng gặp khó khăn vì xích mích với một gã trùm xã hội đen. Lý Tiểu Long vào vai Tang, một võ sư trẻ tuổi quyết tâm giúp đỡ nhà hàng chống lại những kẻ quấy phá.
Anh dạy karate cho nhân viên cửa hàng và dần được họ kính trọng. Sau vài lần kéo tới phá phách cửa hàng nhưng thất bại, gã trùm đã thuê một nhóm võ sĩ tới thách đấu Tang. Trong đó mạnh nhất là Colt, đấu sĩ đẳng cấp thế giới do Chuck Norris thủ vai.
Video đang HOT
Tang và Colt quyết chiến tại đấu trường Colosseum. Trận chiến một mất một còn trên màn ảnh khiến khán giả không thể ngồi yên. Cuối cùng, Tang chiến thắng và tiêu diệt đối thủ.
Sinh thời, Lý Tiểu Long rất thích tìm kiếm đối thủ để tỉ thí, cũng như nâng tầm tài năng của họ. Khi đạo diễn Mãng long quá giang , Lý Tiểu Long đã nhìn thấy tiềm năng của võ sư karate Chuck Norris. Nhà sản xuất đã gửi lời mời Norris góp mặt trong tác phẩm.
Theo Mental Floss , để vào vai Colt, Chuck Norris đã nỗ lực tăng khoảng 9 kg theo yêu cầu của nhà sản xuất. Nhân vật Colt của ông cần có hình thể áp đảo Lý Tiểu Long. Trên phim, chiến thắng sau cùng của Tang sẽ ấn tượng hơn nhiều khi anh hạ gục kẻ thù to lớn hơn mình.
Tuy nhiên, việc tăng cân khiến Norris gặp nhiều khó khăn. Cơ thể nặng nề làm cử động của ông trở nên kém linh hoạt, thậm chí không thể thực hiện một vài thế võ.
Chuck Norris chia sẻ trong một bài phỏng vấn với Empire năm 2007: “Đó là lý do tôi không thực hiện những cú đá nhảy trên phim Mãng long quá giang . Tôi còn chẳng thể nhấc người khỏi mặt đất”.
Những bộ trang phục trở thành biểu tượng kinh điển của màn ảnh
Chiếc váy Audrey Hepburn mặc trong "Breakfast at Tiffany's" hay bộ đồ liền màu vàng của Lý Tiểu Long... là hai trong số những trang phục đã trở thành biểu tượng của điện ảnh.
B ộ đồ bó màu vàng trong Kill Bill: Volume I (2003): Trong phim, Uma Thurman vào vai cô dâu. Cô dâu bắt đầu cuộc trả thù một nhóm sát thủ sau khi chúng tìm cách hạ sát mình và đứa con chưa ra đời. Tác phẩm của Quentin Tarantino pha trộn giữa võ thuật, đấu kiếm và những cảnh hành động rùng rợn. Trên phim, nhân vật của Thurman từng mặc bộ đồ màu vàng với những đường sọc đen nổi bật được lấy cảm hứng từ trang phục mà Lý Tiểu Long đã mặc trong bộ phim The Game of Death (1978). Ảnh: Miramax.
Bộ đồ đen trong The Matrix (1999): The Matrix ra mắt trong thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ, mô tả những lo sợ của xã hội trước sự phát triển của máy móc và công nghệ. Trong phim, các nhân vật chính diện mặc màu đen từ đầu đến chân: kính, áo khoác dài, bốt... Theo thời gian, những bộ đồ đen này đã trở thành đặc điểm nhận diện của bộ phim. Ảnh: Warner Bros..
Trang phục phản diện A Clockwork Orange (1971): Trong bộ phim lấy chủ đề phản địa đàng của đạo diễn Stanley Kubrick, Alex (Malcolm McDowell) là một thiếu niên có lối sống phóng túng và xu hướng bạo lực. Hắn cùng nhóm bạn bất hảo lập một băng nhóm tội phạm manh động. Alex mặc bộ đồ liền màu trắng, đội mũ phớt đen, tay cầm gậy và có hình vẽ một bên mắt. Tạo hình kỳ quái cùng chất giọng khó nghe của nhân vật khiến những khán giả từng thưởng thức bộ phim còn bị ám ảnh rất lâu sau khi xem xong. Ảnh: Warner Bros..
Trang phục của Mary Poppins trong Mary Poppins (1964): Julie Andrews góp mặt trong Mary Poppins khi mới 29 tuổi. Trên phim trường, cô đã gặp chồng tương lai là nhà thiết kế phục trang Tony Walton. Dưới bàn tay Walton, bộ trang phục khó quên của Mary Poppins trên phim với váy, giày và mũ đã hiện ra hoàn chỉnh. Theo lời nhà thiết kế, mỗi màu sắc được sử dụng trong bộ phim đều mang một ý nghĩa riêng. Ảnh: Disney.
Phục trang của Elizabeth Taylor trong Cleopatra (1963): Bộ phim sử thi về nữ hoàng Ai Cập do Elizabeth Taylor và Richard Burton thủ vai đã thua lỗ nặng nề khi chỉ thu về 57,78 triệu USD từ vốn đầu tư 44 triệu USD. Câu chuyện "phim giả tình thật" của Taylor và Burton trên phim trường cũng góp thêm tai tiếng cho tác phẩm. Dù thua lỗ, phần hình ảnh Cleopatra vẫn để lại dấu ấn trong lòng khán giả, đặc biệt là tạo hình của Elizabeth Taylor trong phim. Kiểu kẻ mắt đậm của bà thậm chỉ còn mở ra một trào lưu làm đẹp mới. Ảnh: 20th Century Fox.
Trang phục của Audrey Hepburn trong Breakfast at Tiffany's (1961): Breakfast at Tiffany's là sàn diễn thời trang của Audrey Hepburn. Nhân vật do minh tinh thủ vai liên tục diện những bộ cánh mới trên màn ảnh, ngầm ám chỉ xuất thân thượng lưu của cô. Trong số đó, chiếc váy đen Hepburn mặc trong cảnh mở đầu phim đã đi vào lịch sử. Tới tận ngày hôm nay, chiếc váy đen của nhà mốt Hubert de Givenchy vẫn được liệt vào danh sách những món đồ thời trang thiết yếu. Ảnh: Jurow-Shepherd.
Chiếc váy trắng của Marilyn Monroe trong The Seven Year Itch (1955): Trong bộ phim của đạo diễn Billy Wilder, một người đàn ông dần trở nên lạnh nhạt với vợ sau khi bị cô hàng xóm xinh đẹp do Marilyn Monroe thủ vai quyến rũ. The Seven Year Itch được nhớ đến nhờ hình ảnh Monroe đứng trên tấm lưới sắt ở ga tàu điện ngầm, phần chân váy màu trắng bị những luồng khí thổi tốc lên cao. Năm 2001, chiếc váy màu ngà Monroe mặc trong phim đã được bán đấu giá, thu về 5,6 triệu USD. Ảnh: 20th Century Fox.
Trang phục của Humphrey Bogart trong Casablanca (1942): Trong Casablanca, Rick Blaine (Humphrey Bogart) là một chủ quán bar đã dang tay cứu giúp tình cũ Ilsa (Ingrid Bergman) và chồng cô trên hành trình tị nạn chiến tranh. Cuối phim, dù vẫn còn yêu, Rick đã thúc giục Ilsa chạy trốn cùng chồng dưới cơn mưa tầm tã. Trang phục của Rick, với chiếc áo khoác màu be và chiếc mũ phớt rộng vành, đã trở thành một hình ảnh biểu tượng của điện ảnh thế giới cũng như câu thoại của anh khi ấy: "Chúng ta sẽ luôn có Paris". Ảnh: Outnow.
Đôi hài hồng ngọc trong The Wizard of Oz (1939): The Wizard of Oz là tác phẩm đánh dấu sự chuyển tiếp từ thể loại đen trắng sang phim màu của Hollywood khi nhân vật chính Dorothy bước từ khung cảnh đen trắng của vùng Kansas sang xứ Oz rực rỡ diệu kỳ. Đôi hài hồng ngọc mà Dorothy mang chính là điểm nhấn của bộ phim khi tương phản hoàn hảo với màu vàng của con đường gạch diệu kỳ. Viện nghiên cứu lịch sử Smithsonian đã vinh danh đôi hài như một trong các bảo vật nước Mỹ. Ảnh: IMDb.
Bộ đồ của Charlie Chaplin trong The Gold Rush (1925): Danh hài huyền thoại Charlie Chaplin đã tự viết kịch bản, đạo diễn và vào vai chính trong The Gold Rush, bộ phim câm lấy bối cảnh cơn sốt vàng Klondike. Bộ đồ thùng thình gồm quần thụng, giày rộng, mũ derby và gậy chống mà Chaplin mặc trong phim cùng hàng ria mép kỳ quặc đã trở thành thương hiệu trên màn ảnh của ông. Ảnh: United Artists.
Lý Tiểu Long từng có cơ hội thách thức thương hiệu '007'? Nếu Lý Tiểu Long còn sống để thực hiện phần hậu truyện cho "Long tranh hổ đấu" (1973), series hoàn toàn có cơ hội thành công ngang ngửa loạt "007" trong thời kỳ của Roger Moore. Theo Forbes, khi No Time to Die ra mắt vào tháng 11, khán giả sẽ tiếp tục tranh luận xem thương hiệu điện ảnh 58 tuổi có...