Võ sư bị tố cáo lừa xin việc vào hải quan sân bay Nội Bài
Bà Hạnh trình báo khi nhận tiền tại nhà ga sân bay, ông Hùng hứa 2-3 tháng sau con bà sẽ có quyết định đi làm.
Ngày 16/6, Công an Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can với Nguyễn Mạnh Hùng (44 tuổi, ở quận Đống Đa) để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nhà chức trách cho biết, theo trình báo của bà Hạnh, ông Hùng giới thiệu là giáo viên dạy võ thuật trong ngành công an, có nhiều mối quan hệ có thể giúp “ chạy việc”. Hai bên thỏa thuận, ông Hùng xin cho con bà Hạnh vào làm hải quan tại sân bay Nội Bài với chi phí 300 triệu đồng, đặt cọc trước 50 triệu.
Nhận tiền tại một quán cà phê trong nhà ga Sân bay quốc tế Nội Bài, ông Hùng hứa 2-3 tháng sau con của bà Hạnh sẽ nhận quyết định đi làm.
Tin tưởng ông Hùng, bà Hạnh giới thiệu thêm một người cùng có nhu cầu xin việc, đưa tiếp 70 triệu đồng.
Võ sư Nguyễn Mạnh Hùng.
Theo cơ quan công an, ông Hùng thừa nhận chỉ là giáo viên dạy võ thuật tự do và số tiền nhận của hai nạn nhân dùng để tiêu xài cá nhân.
Video đang HOT
Ông Hùng từng đóng vai người trong giới xã hội đen tại bộ phim truyền hình “Người phán xử”…
Hoàng Việt
Theo VNE
Vụ 500 giáo GV mất việc: Giáo viên cũng bị tố nhận tiền "chạy" việc
Theo đơn tố cáo, để có một "chân" biên chế tại trường tiểu học, một giáo viên (GV) đã phải "chạy" đến 130 triệu đồng. Đáng chú ý, người nhận tiền để "chạy" trong vụ việc này không phải là lãnh đạo mà chỉ là một GV.
Chi 130 triệu dạy được 2 năm?
Anh Vy Văn Hiếu (trú xã Ea Yông, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) vừa có đơn gửi báo chí và các cơ quan chức năng tố cáo bà N.T.K (GV tại một trường THCS) và bà T.T.Đ (ngụ cùng xã, nguyên phó hiệu trưởng một trường tiểu học) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Anh Hiếu cho biết đã gửi đơn đến các cơ quan chức năng tố cáo bà Đ và bà K lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo đơn, biết anh Hiếu có nhu cầu xin việc, bà K (có quen trước với Hiếu) đã tự nhận mình có khả năng xin vào biên chế cho các GV tại huyện Krông Pắk. Sau đó, bà K đã chủ động đến nhà để cho anh Hiếu biết tại Trường Tiểu học Phan Bội Châu (xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk) đang có một chỉ tiêu vào biên chế dạy môn mỹ thuật. Theo bà K, để "mua" được "chân" biên chế này thì anh Hiếu phải trả 130 triệu đồng cho những người có thẩm quyền xét tuyển.
Tin tưởng, ngày 5.6.2015, gia đình anh Hiếu đã vay tiền đưa cho bà K 70 triệu đồng và hồ sơ xin việc. Hơn 2 tháng sau, gia đình anh Hiếu tiếp tục vay thêm 60 triệu đồng để đưa cho bà K và bà Đ. Sau khi nhận xong tiền hai bà này cam kết sẽ xin cho anh Hiếu vào biên chế giảng dạy.
Ngày 31.12.2015, ông Y Suôn Byă - Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk, đã ra quyết định về việc hợp đồng lao động với nội dung đồng ý hợp đồng lao động đối với anh Hiếu; giao Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phan Bội Châu ký hợp đồng lao động theo quy định. Thời gian hợp đồng từ ngày bố trí việc làm chờ thi (xét tuyển) viên chức, nếu trúng tuyển thì được tuyển dụng mới, Không trúng tuyển thì chấm dứt hợp đồng.
Thấy quyết định của UBND huyện có xác định thời hạn chứ không phải vào biên chế như cam kết nên anh Hiếu đã gặp bà K và bà Đ để hỏi và đòi lại tiền nhưng không được. Tháng 5.2017, anh Hiếu bị trường chấm dứt hợp đồng lao động. Chính vì không được vào biên chế như hứa hẹn nên anh Hiếu đã tìm gặp bà K và bà Đ đòi lại tiền. Tuy nhiên, hai người này nói số tiền mà anh Hiếu đưa đã chung chi hết nên không thể trả lại. "Từ hiệu trưởng, từ một cái giấy chứng nhận đã biết bao nhiêu (tiền - PV) rồi"- bà Đ nói về số tiền của anh Hiếu đã đưa (trích clip).
Ngoài anh Hiêu, chi Bế Thị Thu va chi Hoàng Thị Yến Vân (nguyên giáo viên tại Trường Tiểu học Phan Bội Châu) cũng tố bà K và bà Đ hứa "chạy biên chế" từ A tới Z cho họ với giá 120 - 135 triệu đồng. "Họ nói ngon ngọt sẽ cho lo cho chúng tôi vào biên chế vơi mưc lương tư 7 đên 8 triêu đông/thang. Thế nhưng trên thực tế chúng tôi chỉ nhận được mức lương ban đâu tư 1,2 triêu rồi xuông 900, 700 va rôi con 500 nghin đồng/tháng. Họ chẳng những không lo được việc mà còn không chịu trả tiền cho chúng tôi"- chị Vân nói.
Chỉ nhận tiền uống nước?
Cùng với đơn tố cáo, anh Hiếu còn cung cấp nhiều đoạn video làm bằng chứng. Theo clip này, hai người phụ nữ tên K và Đ đã thừa nhận có việc nhận 130 triệu đồng của anh Hiếu. Tuy nhiên, nếu đúng như lời hai người phụ nữ trong clip nói thì họ thực ra họ cũng chỉ là "cò".
"Thấy mấy đứa học xong ra trường không có việc làm trong khi Trường Tiểu học Phan Bội Châu đang thiếu nên cô giới thiệu, còn xin việc chủ yếu là cô Đ. Nhận tiền xong là đưa hết cho cô Đ, cô không cầm một đồng nào hết"- người phụ nữ tên K nói (trích clip).
"Lần đầu, cô có nói là đưa trực tiếp cho cô Đ đi nhưng bố cháu không tin tưởng nên nói cô nhận và ký hộ. Sau đó cô lại đưa cho cô Đ hết. Hiện tại cô vẫn còn giấy giao tiền cho cô Đ. Còn lần sau xuống lấy quyết định tại nhà cô có cả cô Đ thì cô ấy đếm tiền chứ cô có đếm tiền đâu mà nói cô nhận cả 2 lần"- bà K nói tiếp về số tiền 130 triệu đồng của gia đình anh Hiếu (trích clip).
Tại buổi làm việc với chúng tôi, bà Đ phủ nhận việc nhận tiền của anh Hiếu, chị Vân và chị Thu. Tuy nhiên, sau khi chúng tôi đưa ra một số bằng chứng, bà Đ đã thừa nhận có nhận tiền nhưng "chỉ nhận vài đồng uống nước". Về phía bà K, chúng tôi đã đến nhà chờ đợi nhưng chưa gặp được.
Sáng 2.4, thượng tá Nguyễn Văn Dân, Phó trưởng Công an huyện Krông Pắk, cho biết hiện vẫn chưa nhận được đơn tố cáo bà K và bà Đ của các GV nên chưa thể vào cuộc điều tra xác minh.
Giấy cam đoan của bà K và bà Đ về việc lo biên chế cho các giáo viên.
Như Dân Việt đã đưa tin, sau khi ký dôi dư hàng trăm GV, ngày 9.3, huyện Krông Pắk đã ra thông báo chấm dứt hợp đồng đối với hơn 200 GV không có vị trí việc làm trong đợt xét tuyển biên chế sắp tới. "Sự kiện" này đã khiến hàng trăm GV tại huyện Krông Pắk vô cùng hoang mang. Đứng trước tình huống "không còn gì để mất", nhiều GV cũng như phụ huynh của các GV đã lên tiếng về những tiêu cực trong quá trình họ ký hợp đồng.
Ngoài phản ánh với báo chí, nhiều người còn làm đơn tố cáo gửi cơ quan chức năng. Từ các đơn tố cáo, sáng 28.3, Công an huyện Krông Pắk đã bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Huỳnh Bê, Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Mây (xã Vụ Bổn). Ngoài ra, Công an huyện Krông Pắk cũng đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ việc.
Trước đó, Bộ Nội vụ cũng đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, điều tra dấu hiệu tiêu cực trong việc hợp đồng dôi dư hàng trăm giáo viên tại huyện Krông Pắk.
Theo Danviett
Hiệu trưởng viết giấy mượn tiền, giáo viên nói là tiền chạy việc Ông Huỳnh Bê, Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Mây đã viết nhiều giấy mượn tiền của gia đình giáo viên, trong khi các giáo viên này nói thực chất đó là tiền "chạy" hợp đồng và chờ vào biên chế. Chị Nguyễn Thị Thùy Dung (ngụ xã Ea Kênh, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk), một người từng làm việc tại Trường THCS Ngô...