Vợ sơn móng tay lòe loẹt, chồng nóng mắt đoạt mạng
Thấy vợ sơn móng tay lòe loẹt khiến Hồng tức mắt. Không những thế, vợ Hồng cả ngày chỉ biết lao vào những trò đỏ đen mà không chịu làm ăn.
Đẻ một mạch 7 người con
Vụ án mạng xảy ra vào tháng 11/2007 ở ấp Phong Hòa, xã Phong Nẫm, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vẫn hằn in trong tâm trí của nhiều người. Thời điểm Lê Văn Hồng (sinh năm 1955) cầm dao đoạt mạng vợ thì ông Võ Thanh Tùng (40 tuổi) đã đương chức trưởng ấp.
Theo lời kể của trưởng ấp Tùng, Hồng vốn là người dân ở nơi khác đến huyện Kế Sách tìm kế sinh nhai rồi gặp bà Phạm Thị Bé Ba (sinh năm 1955), hai người nên duyên vợ chồng.
Sau ngày cưới, ông Hồng theo vợ về ở rể ở ấp Phong Hòa, xã Phong Nẫm. Hai người phải thuê một căn nhà của người dân trong khu vực để sinh sống qua ngày. Thời gian trôi đi, 7 người con của hai người liên tiếp ra đời khiến cho kinh tế gia đình ông Hồng nghèo lại càng thêm nghèo.
Ông Võ Thanh Tùng – Trưởng ấp Phong Hòa, xã Phong Nẫm nhớ về vụ án trên địa bàn vào năm 2007.
Hai vợ chồng bán sức lao động, quần quật cả ngày mà chẳng đủ cho 9 miệng ăn qua ngày. Chán nản, ông Hồng sa đà và rượu chè còn bà Ba cũng chẳng kém cạnh khi suốt ngày tìm đến những “ván bài sinh tử”.
Của nhà cứ thế đội nón ra đi theo chầu nhậu của người chồng, ván bài của người vợ. Mỗi lần thắng được chút tiền, bà Ba không đem về gia đình mà lại đầu tư vào việc chỉnh trang sắc đẹp.
Chính bởi thế mà mâu thuẫn giữa ông Hồng và bà Ba diễn ra thường xuyên. Chuyện hai người cãi nhau, xô xát diễn ra như cơm bữa. Mãi đến đầu năm 2007, người con gái của bà Ba mới dành dụm được một ít tiền, mua lại ngôi nhà nhỏ với giá 10 triệu đồng để cả gia đình sống qua ngày.
Video đang HOT
Nhát dao định mệnh
Trưa ngày 19/11/2007, Hồng đi nhậu về thấy vợ đang ngồi sơn móng tay, móng chân lòe loẹt. Hồng cất tiếng chửi vợ, hai người lời qua tiếng lại một lúc thì bà Ba định bỏ sang hàng xóm lập sòng bài chơi.
Hành động đó của bà Ba như đổ thêm dầu vào lửa, Hồng vào bếp lấy 2 con dao giấu vào trong người rồi ra đằng trước nhà tìm vợ.
Đến nơi, thấy vợ đang nằm trên võng, Hồng cất tiếng chửi, rồi lao vào dùng dao đâm liên tiếp vào người vợ.
Ngôi nhà của vợ chồng Hồng bỏ hoang sau ngày xảy ra án mạng.
Bị đâm, chị Ba vùng dậy kêu cứu và bỏ chạy sang nhà hàng xóm (gần quán cà phê) thì gục xuống. Nghe tiếng kêu cứu, người dân trong khu vực chạy đến đưa chị Phạm Thị Bé Ba lên Bệnh viện 121 (TP. Cần Thơ) cấp cứu, nhưng vì vết thương quá nặng nên đã tử vong.
Sau khi đâm vợ, Hồng dùng dao đâm vào vùng cổ để tự vẫn, nhưng được mọi người kịp thời can ngăn và đưa đi cấp cứu nên không chết.
Được biết, Hồng là người hiền lành, chưa gây mâu thuẫn với bất kỳ ai. Người dân trong vùng chỉ chê trách Hồng ở thói mê nhậu nhẹt. Bà Ba cũng là người phụ nữ tận tình với hàng xóm, chỉ có điều tính mê cờ bạc và làm đẹp “thái quá” khiến nhiều người thấy phản cảm. Với hành vi sát hại vợ, Lê Văn Hồng phải chịu mức án 15 năm tù.
Ông Tùng cho biết: “Căn nhà của vợ chồng Hồng bỏ hoang suốt nhiều năm, bảy người con của họ cũng ly tán, bỏ đi mỗi người một phương, nhiều năm rồi không thấy trở về. Buồn nhất là số phận của bà Ba, vì không có đất chôn nên chính quyền địa phương đã quyết định an táng thi thể bà Ba ở một khu đất dành riêng cho những người vô gia cư.
Hàng năm chẳng ai đến đó thắp cho bà ấy một nén hương, không biết đến ngày giỗ các con của bà Ba có làm mâm cơm cúng mẹ, họ có vào trong trại thăm cha mình hay không”.
Thành Lương
Theo_Báo Đất Việt
Uẩn khúc phía sau phiên tòa ly hôn
Dù ước nguyện đã trở thành hiện thực, nhưng chị Mai vẫn rời tòa với tâm trạng nặng nề. Trên phương diện pháp luật chị vẫn giữ được chồng nhưng trái tim anh có ở lại với chị hay không thì chính chị cũng không dám chắc.
Với dáng vẻ mệt mỏi, buồn bã, chị Mai lặng lẽ bước vào phiên xét xử ly hôn của chính mình. Do còn yêu chồng và không đồng ý ly hôn nên chị kiên quyết không ký vào đơn do chồng chị viết. Thế nhưng, vì muốn kết thúc cuộc hôn nhân này anh Hải (chồng chị) đã đơn phương gửi đơn ra tòa. Dù chủ động đưa đơn, nhưng tại phiên xử anh Hải lại vắng mặt và ủy quyền cho đại diện hợp pháp.
Trong đơn ly hôn anh Hải trình bày, năm 2007, anh kết hôn với chị Mai và hai người đã có con trai 7 tuổi. Quá trình sinh sống, giữa hai người đã nảy sinh mâu thuẫn và không tìm thấy tiếng nói chung. Sau đó, anh sang Pháp học tiến sỹ theo Đề án 322 của Nhà nước. Khoảng cách xa xôi, hai vợ chồng rất ít khi liên lạc với nhau. Do tình cảm vợ chồng không còn, anh Hải mong muốn được ly hôn và đề nghị sẽ chu cấp tiền nuôi con mỗi tháng 5 triệu đồng.
Trái với những lời lẽ trong đơn của chồng, trước tòa, chị Mai khai báo việc ly hôn chỉ là giả dối. Người phụ nữ 32 tuổi trình bày, giữa hai vợ chồng vẫn rất yêu thương nhau. Dù đã có một bằng thạc sỹ nhưng năm 2014, chị vẫn xin cơ quan tạo điều kiện đi du học tự túc để được gần gũi, chăm sóc chồng. Gửi lại đứa con nhỏ cho ông bà ngoại, chị bay sang Pháp với anh.
Chị Mai kể, ở Pháp, hai người thuê căn hộ chung sống. "Anh chu cấp cho tôi toàn bộ mọi chi phí như ăn ở, thuê nhà, cả tiền học phí. Tôi không phải lo gì cả", chị trình bày tại tòa.
Ảnh minh họa
"Khi về nước, tôi cảm thấy việc làm này rất rủi ro, trái pháp luật và không tốt cho hôn nhân của mình. Suy nghĩ lại, tôi không đồng ý kế hoạch này", chị Mai trình bày.Theo lời chị Mai, cuộc sống giữa hai vợ chồng không tránh khỏi xích mích nhưng chỉ là mâu thuẫn nhỏ nhặt. Chị rất yêu thương chồng. Để được định cư tại Pháp, hai người bàn nhau sẽ về nước giả ly hôn, rồi sang Pháp kết hôn với người bản địa, sau đó sẽ kết hôn lại.
"Chị nói vợ chồng chị giả mạo ly hôn, chị có chứng cứ gì để chứng minh không?. Ví dụ như tin nhắn, email?", vị chủ tọa hỏi. Chị Mai lắc đầu.
HĐXX tiếp tục đưa ra câu hỏi: "Nếu anh chị đã bàn bạc với nhau và bản thân chị không đồng ý với cách làm trên. Vậy sao khi chị về nước, anh vẫn đưa đơn ly hôn?. Một việc lớn như vậy, hai người phải bàn bạc rất kỹ lưỡng".
Chị Mai đáp: "Thời gian đó tôi đang chú tâm thi cử nên không biết tâm tình của chồng như thế nào. Sau đó, tôi hỏi thì anh bảo chỉ có cách này mới chắc chắn. Còn tôi không đồng tình. Đến giờ phút này, tôi muốn chia sẻ với quý tòa là tôi chỉ mong muốn gia đình được đoàn tụ thôi ạ".
Chủ tọa giải thích, tòa không phải là bạn tâm giao, bị đơn phải khai báo thành thật. Bản thân các đương sự không phải mới vào đời mà không hiểu vấn đề. Tòa án giải quyết phải tìm đúng nguồn gốc vụ việc.
" Tòa rất ủng hộ nếu giữa hai người còn tình yêu, nếu không còn, chị suy nghĩ lại để chúng tôi quyết định đúng bản chất của vụ việc.", vị hội thẩm nhân dân đưa ra câu hỏi.
Trước câu nói này, chị Mai tiếp tục khẳng định "dù ở Pháp hay Việt Nam, chúng tôi vẫn là một gia đình".
Được mời đến tòa, bố đẻ của chị Mai cũng trình bày, chuyện vợ chồng của con gái, hai bên không bao giờ phải can thiệp hay hòa giải. Khi ở Pháp, mỗi tuần Hải vẫn liên lạc về gia đình để trò chuyện với con trai. Về nước, Hải ở cùng nhà vợ. Ông rất bất ngờ khi nhận được giấy triệu tập của tòa. Gọi điện hỏi con rể, Hải nói đó là ý đồ giữa hai vợ chồng.
Sau khi nghị án, HĐXX nhận thấy mục đích ly hôn không chính đáng nên quyết định bác đơn.
*Tên nhân vật đã được thay đổi.
Theo Công lý
Đề nghị truy tố 2 bị can 50 lần đập phá nhà hàng xóm Mặc dù đồng phạm của mình đã bị bắt tạm giam, chờ truy tố nhưng bà Ba vẫn tiếp tục đập phá, nên bị hại vẫn chưa làm chủ được căn nhà của mình. Ngày 8-6, thiếu tá Đặng Thanh Truyền, Phó Trưởng Công an huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, cho biết Cơ quan CSĐT Công an huyện Giá Rai vừa hoàn...