Vô sinh vì cứ ‘gần gũi’ với chồng là như cực hình
“Chúng tôi không hề dùng bất cứ biện pháp kế hoạch nào, thế mà lấy nhau 5 năm vẫn chẳng có con. Sau khi đi khám, xét nghiệm, tôi mới biết, hóa ra cơ thể sản sinh ra kháng thể với tinh trùng của chồng.”, một phụ nữ chia sẻ.
Tự miễn do vợ
Trong các nguyên nhân gây vô sinh, một nguyên nhân thoạt nghe có vẻ nghịch lý nhưng vô cùng nan giải với nhiều cặp vợ chồng: Vô sinh vì tự miễn với tinh dịch.
Ước tính khoảng 2% cặp vợ chồng vô sinh có dị ứng với tinh dịch. Ảnh minh họa
Chị Lê Thị N., 32 tuổi, ngụ tại quận Bình Thạnh, TP.HCM là một trong số những trường hợp đó.
Chị N. hiện đang là giáo viên ở một trường mầm non tư thục. Chồng chị là kỹ sư xây dựng, công tác tại tỉnh Bình Dương.
Suốt 5 năm kể từ ngày kết hôn, hai vợ chồng chị N. chưa có một mụn con.
“Ông xã tôi sinh hoạt rất điều độ lại không hề rượu bia thuốc lá. Cả hai vợ chồng “thả phanh” luôn nhưng chẳng thấy gì. Hai bên ông bà nội ngoại ai cũng mong cháu. Vợ chồng tôi dắt díu nhau đi khám, mọi chức năng của anh ấy và tôi đều bình thường. Ngay bản thân các bác sĩ cũng lấy làm lạ, còn liệt tụi tôi vào nhóm ít những cặp vô sinh mà không rõ nguyên nhân.”, chị N. kể.
Không cam tâm, lần này hai vợ chồng chị quyết tìm đến một bệnh viện chuyên khoa sản có tiếng tại TP.HCM, nhờ bác sĩ quen kiểm tra lại.
Tới lúc này, bí mật mới hé mở. Nguyên nhân chị N. không thể mang thai là do dịch tiết âm đạo của chị có kháng thể với tinh dịch của chồng, làm ngăn trở quá trình di chuyển của tinh trùng tới vị trí trứng.
Video đang HOT
Do đó, vợ chồng chị N. không thể có thai theo cách truyền thống mà phải nhờ đến sự can thiệp của y học.
“Bác sĩ bảo chúng tôi sẽ có thể thụ thai nếu dùng biện pháp hỗ trợ sinh sản IUI (bơm tinh trùng trùng vào buồng tử cung). Khi đó, tinh trùng được lọc rửa và loại bỏ các tạp chất cũng như kháng thể kháng tinh trùng có trong tinh dịch”, chị N cho biết.
Vợ chồng chị N. vô cùng phấn khởi vì cuối cùng đã tìm ra nút thắt của vấn đề và đang tuân thủ kiên trì điều trị của bác sĩ với hy vọng sẽ có một em bé như bao cặp vợ chồng khác.
Bên cạnh đó, còn có trường hợp phụ nữ mỗi lần quan hệ, chỗ kín tiếp xúc với tinh dịch của chồng là bị mẩn ngứa, nhức nhối.
Cũng vì nguyên nhân này mà vợ chồng chị Lê Kiều T., 28 tuổi, ngụ tại quận 6, TP.HCM rất yêu nhau nhưng cuộc hôn nhân đang đứng bên bờ vực tan vỡ.
Chị T. trải lòng: “Mình và ông xã quen nhau 2 năm, hợp nhau nên mới cưới. Trước khi kết hôn chúng mình chưa hề vượt quá ranh giới, giữ gìn cho tới ngày vui để hôn lễ thêm phần trọn vẹn. Thế mà đêm tân hôn và những lần gần gũi chồng sau đó như một cực hình với mình.”
Hễ mà chồng xuất tinh là “cô bé” của chị T. lại ngứa ngáy, nhức nhối. Từ đó, chị cảm thấy rất sợ mỗi khi yêu, hoặc nếu vợ chồng nhớ nhau quá, chị cũng bắt anh phải mang bao cao su mới được quan hệ.
Và vì lúc nào gần vợ “thằng nhỏ” cũng ‘mặc áo mưa’ nên chị T. không thể có thai.
Chồng tự miễn với “tinh binh” của mình
Trường hợp của vợ chồng anh Trần Tuấn A., 39 tuổi cũng gặp vấn đề với kháng tinh dịch nhưng ở chiều ngược lại. Không phải do vợ mà do chính cơ thể anh A. tự tiêu diệt tinh trùng của chính mình khiến anh không thể có con.
Tư vấn điều trị bệnh hiếm muộn. Ảnh minh họa
Cách đây 3 năm, anh A. bị tai nạn giao thông, khiến bộ phận sinh dục bị tổn thương.
Anh cũng không hề biết đó chính là nguyên nhân khiến mình vô sinh bởi chỗ ấy chẳng hề đau đớn gì.
Anh A. tâm sự: “Vợ chồng tôi lập gia đình muộn nên mong con quá. Hồi chưa cưới cô ấy và tôi có quan hệ và có thai nhưng quyết định bỏ. Tới giờ nên duyên rồi, đường đường chính chính thì lại chẳng thấy gì. Tôi còn ngỡ do trước đó phá thai nên vợ tôi bị biến chứng, không có con được nữa. Đi khám mới ngã ngửa, hóa ra tại mình.”
Kiểm tra các kết quả xét nghiệm, bác sĩ giải thích bình thường tinh hoàn giữ tinh trùng cô lập với các phần còn lại của cơ thể và hệ miễn dịch.
Khi tinh hoàn bị tổn thương, bị phẫu thuật hoặc nhiễm trùng, tinh trùng sẽ tiếp xúc với hệ miễn dịch cơ thể và tạo ra kháng thể kháng tinh trùng.
Những trường hợp bệnh nhân có biểu hiện như ở trên, TS – BS Lê Thị Thu Hà, Trưởng khoa Hậu sản M – Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM cho biết đó là hiện tượng vô sinh tự miễn.
Theo BS Hà, vô sinh tự miễn được giải thích do trong máu, dịch tiết âm đạo hoặc ngay cả trong tinh dịch có kháng thể kháng tinh trùng.
Như vậy có thể trong cả người vợ và người chồng có kháng thể đặc biệt này.
Đối với người nam: bình thường tinh hoàn giữ tinh trùng cô lập với các phần còn lại của cơ thể và hệ miễn dịch. Khi tinh hoàn bị tổn thương, bị phẫu thuật hoặc nhiễm trùng, tinh trùng sẽ tiếp xúc với hệ miễn dịch cơ thể và tạo ra kháng thể kháng tinh trùng.
Đối với nữ: người nữ có thể có phản ứng dị ứng với tinh dịch, khi tiếp xúc với tinh dịch, cơ thể người phụ nữ sẽ tạo kháng thể chống lại tinh trùng.
Loại kháng thể này vẫn chưa được hiểu một cách đầy đủ nhưng có thể gây vô sinh. Giả thuyết được đặt ra là kháng thể kháng tinh trùng (IgA và IgG) bao phủ tinh trùng làm hạn chế sự di chuyển tiến tới của tinh trùng, gây suy yếu tinh trùng và ngăn cản sự thụ tinh.
“Ước tính khoảng 2% cặp vợ chồng vô sinh có dị ứng với tinh dịch”, BS Hà nói.
Thanh Huyền
Theo_VietNamNet
Tài xế taxi đỡ đẻ thành công một bà bầu
Ngày 13.6, bệnh viện Từ Dũ xác nhận, trưa ngày 12.6, bệnh viện đã tiếp nhận một ca sinh trên xe taxi của lái xe Lưu Văn Chiến, hiện tình trạng mẹ con đã ổn định về mặt sức khỏe.
Lái xe Lưu Văn Chiến (thứ hai từ bên phải sang) được Công đoàn Cty khen thưởng
Trước đó, tưa ngày 12.6, tài xế Lưu Văn Chiến (SN 1987, quê Nam Định), làm việc tại đơn vị Nam Trung Bộ - Tây Nguyên thuộc Cty cổ phần tập đoàn Mai Linh đón sản phụ tên Yến trên đường Bình Thành, KCN Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh đến Bệnh viện Từ Dũ TPHCM trong tình trạng chuyển dạ.
Khi đi gần đến công viên Lê Thị Riêng trên đường Cách mang Tháng 8, Q3 thì chị Yến bất ngờ chuyển dạ, sinh em bé ngay trên xe. Bất đắc dĩ, anh Chiến đã đỡ đẻ cho hai mẹ con sản phụ và nhờ người dân gần đó hỗ trợ, sau đó đưa hai mẹ con đến bệnh viện Từ Dũ để cấp cứu.
Ngày 13.6, ông Nguyễn Tuấn Sinh - Chủ tịch công đoàn Mai Linh tặng thưởng phần quà để động viên tinh thần giúp đỡ của lái xe Chiến.
Theo Laodong