Vô sinh nam không phải hiếm
Nhiều người thủ cựu cho rằng, vô sinh là do vợ, nhưng WHO thống kê cho thấy, 40% do vợ, 30% do chồng, 20% do cả hai và 10% không rõ nguyên nhân.
Thuốc lá và các chất kích thích là thủ phạm gây vô sinh nam. Anh: Hoàng Quân
Bế con gái hơn 5 tháng đến ra mắt bác sĩ (BS), vợ chồng anh Hùng, chị Hoan ở Nam Định không dấu nổi vẻ hân hoan. Để có được niềm vui lớn này, họ đã phải qua không ít gian truân. Lấy nhau đã 12 năm, dù hai vợ chồng đều rất khỏe mạnh, kinh tế dư dả nhưng chẳng có mụn con nào…
Chị Hoan là người khổ nhất vì hiếm muộn làm tình cảm gia đình nhà nội kém mặn mà; chưa kể họ hàng, làng xóm nhìn chị với ánh mắt như thể chị là “tội đồ” và còn không thiếu những lời đàm tiếu, bóng gió có khi rất thô lỗ. Chị đã mấy lần dối nhà đi đây đi kia để đi Hà Nội khám, rồi canh trứng, lần nào BS cũng bảo trứng khỏe lắm và phụ khoa không có bệnh tật hay bất thường gì.
Nói chuyện với chồng thì anh Hùng lắc đầu quầy quậy, khẳng định rằng anh rất khỏe mạnh, bệnh tật gì đâu mà phải khám? Nói mãi cũng chuyển, một lần anh miễn cưỡng cùng chị đi Bệnh viện (BV) Nam học ở Hà Nội. Xét nghiệm tinh dịch (TD) đồ xong, BS phán không có tinh trùng (TT) làm anh xây xẩm mặt mày.
BS bảo chuyện chưa phải là đã hết, anh có thể xin TT hiến tặng hoặc là vi phẫu thuật lấy TT của anh để thụ tinh ống nghiệm (TTON). Anh chọn cách thứ hai vì nếu thành công thì anh “bảo tồn” được dòng giống.
Sau ít ngày uống thuốc, bồi bổ tại nhà, anh chị trở lại viện và “ca mổ hơn một giờ với tôi thực sự là áp lực nặng trĩu vì lo sợ không có TT để mà bắt” – anh nói. Thật may là chỉ lần mổ đầu tiên, các BS đã “bắt” được TT, TTON thành công rồi chuyển phôi (trứng đã thụ tinh) vào tử cung (TC) của chị cũng thành công.
Khi BS báo tin này, anh chị đã rưng rưng nước mắt vì vui mừng, nhưng ông bảo “chưa trọn vẹn đâu” vì còn phải theo dõi xem chị có mang thai được không, nghĩa là mẹ con không có yếu tố đối kháng dẫn đến xảy thai, rồi có nhiễm độc thai nghén không, có bị lưu thai không…
Anh N.X.Tr (35 tuổi, ở quận 3, TPHCM) đã xin phép BS Huỳnh Thị Thu Thảo – Khoa Hỗ trợ sinh sản, BV Hạnh Phúc – đặt tên con là “Thảo” để cảm ơn BS đã “trao” con gái cho cuộc đời vợ chồng anh sau “một quãng đường dài đầy lo lắng, hồi hộp, có cả vui, buồn và nước mắt” – anh viết gửi BS Thảo như thế.
Video đang HOT
Lúc nhỏ, Tr mắc chứng tinh hoàn (TH) ẩn, 6 tuổi mới được mổ thì đã quá muộn. 6 năm, anh cùng vợ “gõ cửa” khoa hiếm muộn nhiều BV, nhưng các xét nghiệm đều không có TT. BS Thảo là người làm vi phẫu cho anh, đã TTON được bảy phôi thai, trong mấy tháng các lần chuyển phôi vào TC đều thất bại, vợ chồng anh bắt đầu nản thì lần cuối, một bé gái “đã thương” mà làm con vợ chồng anh.
Bà T.T.C (sinh năm 1965, ở TP.Uông Bí, Quảng Ninh), ông chồng thì đã 70. Năm 1991, bà sinh một cháu trai nhưng sau đó thì không thể mang thai nữa, dù đã chữa Đông y nhiều nơi, đi khám, BS nói chất lượng TT của ông rất kém. Thật không may, con trai của ông bà qua đời vì tai nạn giao thông và khao khát có con càng thêm mãnh liệt.
Ông bà đến BV Phụ sản Hải Phòng và sau nhiều lần TTON thất bại, tháng 12 năm ngoái, bà hạ sinh bé trai chỉ nặng 2,3kg nhưng khỏe mạnh, không dị tật, trong niềm vui khôn tả của gia đình và BS, y tá. Cho dù khi thai 34 tuần, bà phải nằm viện theo dõi và thai 37 tuần chuyển dạ phải sinh mổ…
Hiểu về vô sinh nam
Vô sinh có thể nguyên phát (chưa bao giờ thụ thai) và thứ phát (đã thụ thai 1, 2 lần nhưng sau đó không thụ thai nữa – như bà C). Vô sinh do nam có rất nhiều nguyên nhân mà hàng đầu là chất lượng TT kém hoặc không có TT. Năm 2010, WHO đưa ra chỉ số TD đồ chuẩn (để thụ thai) là: Thể tích TD 1,5ml; mật độ TT 15 triệu/ml; tỉ lệ di động tiến tới 32%; tỉ lệ sống 58%; hình dạng bình thường 4%…
TD có 4 thành phần: TT được sản xuất từ tế bào (TB) Leydig ở ống sinh tinh trong TH, nuôi dưỡng trưởng thành ở mào TH (hình chữ C ôm nửa cực trên, phía sau và nửa cực dưới TH – có dịch mào TH), khi bài xuất có thêm dịch của tuyến tiền liệt và niệu đạo hành. Chỉ có một TT “đi” vào trong trứng để hình thành phôi thai (trừ trường hợp hiếm hoi khác đi), nhưng tại sao cần phải nhiều TT như vậy?
Vì quá trình “bơi” đi tìm trứng chúng “lạc đường” rất nhiều, số còn lại phải qua quãng đường dài và chết rất nhiều. Đầu tiên là độ pH âm đạo từ 3,8 – 4,5 đã làm số lớn “hy sinh” vì TT chỉ thích hợp với pH 7,0 – 8,5 (trừ âm đạo, pH cơ thể 7,3 – 7,34); chúng phải xuyên qua nút nhầy ở cổ TC, qua TC đến ống dẫn trứng và vòi trứng – nơi “gặp gỡ” hầu hết của mọi thụ thai. Với số lượng còn lại không nhiều lại có sự cạnh tranh quyết liệt để thâm nhập trứng trước các TT khác, vì khi một TT đã vào bên trong, trứng “cấm cửa” tất cả số còn lại.
Nguyên nhân không có TT trong TD (vô tinh, bệnh Azoospermia) gồm hai nhóm, nhóm thứ nhất là vô tinh không tắc nghẽn mà hàng đầu là các bệnh gây teo TH: Quai bị biến chứng viêm TH; giãn tĩnh mạch thừng tinh và xoắn thừng tinh (chứa ống dẫn tinh, động mạch, tĩnh mạch và đám rối thần kinh ống dẫn tinh…); xoắn TH; TH ẩn (thời kỳ bào thai, TH ở trong ổ bụng, khi sinh TH phải ở bừu, TH ẩn là vẫn ở trong ổ bụng hay ống bẹn – nằm dưới da nếp bụng – đùi); hội chứng Klinefelter (cặp nhiễm sắc thể (NST) giới tính – số XXIII – có 3 NST XXY, người rất cao, gày, teo TH bẩm sinh); suy TH do tăng nhiệt độ bừu (có thể dẫn đến teo TH) ở những người ngồi nhiều (lái xe, văn phòng…) bởi nhiệt độ bừu thường thấp hơn cơ thể 1 – 20C, thích hợp để sinh tinh, nhiệt độ bừu tăng lên làm hư hại TB Leydig, suy giảm hoặc mất khả năng sinh tinh; thiếu nội tiết tố tuyến yên (có tác dụng kích thích TH sản xuất TT); TT đứt đoạn NST (NST Y có gene AZFa, AZFb, AZFc là các gene sản sinh TT, đứt đoạn một trong 3 gene này là đứt đoạn NST); viêm nhiễm và ung thư TH, mào TH.
Nhóm không có TT do tắc nghẽn có viêm ống dẫn tinh; tắc ống dẫn tinh:
Do dị tật bẩm sinh ở ống dẫn tinh, hậu quả của bệnh lậu cầu khuẩn sinh mủ, giang mai, tạp khuẩn, kí sinh trùng; chấn thương vùng bẹn, bừu hay vùng chậu, nhất là đứt ống dẫn tinh không điều trị kịp thời; ống dẫn tinh nhi hóa – bệnh bẩm sinh: đến tuổi dậy thì ống dẫn tinh không phát triển, nhỏ như khi còn là bào thai; xuất tinh ngược dòng (TD đi ngược vào bàng quang). Một số nguyên nhân vô tinh trong nhóm tắc nghẽn có thể giải quyết khá đơn giản bằng phẫu thuật hoặc điều trị nội khoa, nhưng nhóm không tắc nghẽn khó khăn hơn nhiều.
Tiến bộ kỹ thuật
Năm 1999, BS Peter Schlegel – Trưởng khoa Tiết niệu, BV Presbyterian (New York, Mỹ) – giới thiệu một kỹ thuật mới – micro TESE – tìm TT trong TH người vô tinh. Bởi ông phát hiện TH những người này có những đoạn ống sinh tinh “hỏng” nhẹ vẫn sinh ra số ít TT nhưng hầu hết chưa kịp về đến mào TH thì đã chết, số được nuôi dưỡng đến trưởng thành ở mào TH rất ít.
Nhờ kính hiển vi phẫu thuật phóng đại mô mào TH (MESA), ông đã “bắt” được những TT này. Công việc này song hành với dùng thuốc kích thích trứng “chín” và lấy trứng ra khỏi cơ thể mẹ, TT được tiêm vào bào tương noãn (trứng) trong ống nghiệm (nếu noãn chưa kịp “chín”, TT có thể trữ đông, nhưng khi giã đông thường chết một số TT). Áp dụng MESA cho những người vô tinh, các BS thế giới sửng sốt bởi hiệu quả kinh ngạc của kỹ thuật vì tỉ lệ noãn thụ thai thành công đến 70 – 80%, không kém khi có TT trong TD.
Phôi được nuôi cấy, chọn lọc để chuyển vào TC và thông thường hầu hết mẹ có thể mang thai sau vài lần chuyển phôi. Thống kê thấy, MESA tìm thấy TT ở 60 – 70% người teo 2 TH, đặc biệt, quai bị teo hai TH xấp xỉ 100%; TH teo do ẩn xấp xỉ 90%, người Klinefelter 50 – 70%, đứt đoạn NST Y AZFc có 50% tìm được TT.
Ở Việt Nam, áp dụng MESA cho người teo TH thành công khoảng 20 – 60%, tương đương với thế giới. Với người TH teo thể tích còn 3ml (đơn vị quy định) trở xuống thì không còn hy vọng! Thế cũng tốt lắm rồi bởi nhiều người tưởng như không thể vẫn có được hạnh phúc làm bố, mẹ…
Sau này có phương pháp hút TT từ mào TH qua da (PESA) ít xâm lấn hơn. Hiện đã phát triển thêm phương pháp nuôi cấy tinh tử (giai đoạn ngay trước khi hoàn thiện TB TT), nhưng còn nhiều khó khăn, tỉ lệ thành công thấp.
Người phụ nữ sốc khi biết lý do 2 lần mang thai đều không giữ được con
Nếu không được tư vấn và lựa chọn phương án phù hợp, những lần mang thai sau này của bệnh nhân cũng sẽ gặp tình huống tương tự.
Chị Nguyễn Thị T. (sinh năm 1989, Hòa Bình) đã trải qua 2 lần đình chỉ thai trong đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần.
Lần đầu tiên, T. phải xa lìa đứa con bé bỏng chưa kịp chào đời vì bị thai lưu. Nghĩ mình không may mắn, người phụ nữ tiếp tục ôm hy vọng ở lần mang thai thứ hai.
Tuy nhiên, khi thai được 30 tuần, bác sĩ siêu âm lại phát hiện bánh nhau phát triển quá lớn, tim thai to, có nguy cơ dẫn tới phù thai.
Lên một bệnh viện lớn tại Hà Nội để khám, T. bàng hoàng khi biết nguyên nhân là do 2 vợ chồng chị cùng mang gen Thalassemia (bệnh tan máu bẩm sinh). Cặp vợ chồng mang gen thể Alpha Thalassemia khi có thai, em bé sẽ bị phù ngay trong bụng mẹ. Đây là lý do chị T. không thể giữ được con.
Hình minh họa
Hiện Việt Nam có trên 12 triệu người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh, ước tính mỗi năm khoảng 2.000 trẻ sinh ra bị bệnh thể nặng, khoảng 800 trẻ không thể ra đời do phù thai.
"Con vẫn đạp trong bụng mẹ mà biết ngày mai sẽ phải xa con, nỗi đau này đến chết cũng không quên được", chị T. chia sẻ.
Nỗi ám ảnh quá lớn khiến chị T. không dám nghĩ đến việc tiếp tục mang thai nữa. Phải chờ đến 3 năm sau, vợ chồng chị mới dám lấy hết can đảm đến Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương xin tư vấn của các bác sĩ.
Sau khi xét nghiệm gen, bác sĩ tư vấn bệnh nhân lựa chọn phương pháp thụ tinh ống nghiệm (IVF), chẩn đoán di truyền trước chuyển phôi để lựa chọn phôi khỏe mạnh.
Năm 2019, anh chị quyết định đi thụ tinh nhân tạo, thực hiện chẩn đoán trước chuyển phôi. May mắn cuối cùng đã đến khi vợ chồng chị đón một em bé khỏe mạnh ra đời.
"Nhìn con lớn lên từng ngày, tôi thấy như một giấc mơ vậy", chị xúc động chia sẻ.
TS.BS. Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Thalassemiam, Viện Huyết học - Truyền máu TW cho biết, với những tiến bộ của y học, người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh có thể chủ động phòng tránh sinh ra con bị bệnh.
Theo đó, hiện Việt Nam đã có thể triển khai các biện pháp chẩn đoán trước sinh thalassemia ngang tầm với các nước trong khu vực như chẩn đoán thai nhi, chẩn đoán trước chuyển phôi, chào đón rất nhiều em bé khỏe mạnh ra đời.
Bác sĩ khuyến cáo người trẻ, đặc biệt là những người trong độ tuổi sinh đẻ cần thực hiện tầm soát gen bệnh tan máu bẩm sinh càng sớm càng tốt. Nếu phát hiện vợ chồng cùng mang gen bệnh, nên đi khám để được tư vấn và lựa chọn biện pháp chẩn đoán trước sinh phù hợp.
Tinh trùng yếu thụ tinh ống nghiệm được không? Tôi 35 tuổi, cưới vợ 5 năm chưa có con, đi khám bác sĩ kết luận bị tinh trùng yếu. Tôi có nên làm thụ tinh ống nghiệm, hiệu quả thế nào? (Trí) Ảnh minh họa Trả lời: Tinh trùng yếu có nghĩa là chất lượng tinh trùng kém hơn mức bình thường. Tuy nhiên để đánh giá một mẫu tinh dịch đồ...