Vợ sinh đôi, chồng được nghỉ 10 ngày làm việc
Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua sáng 20/11 bổ sung quy định lao động nam đóng bảo hiểm được nghỉ làm 10 ngày khi vợ sinh đôi.
Sáng 20/11, với 355 đại biểu tán thành (71,43%) và 59 đại biểu không tán thành (11,87%) và 10 đại biểu không biểu quyết (2,01%), Quốc hội đã thông qua dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi với 9 chương 125 điều.
Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/1/2016 đã bổ sung quy định lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội được nghỉ việc 10 ngày làm việc khi vợ sinh đôi và từ sinh 3 trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc; trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Ngoài ra, vợ sinh một con thì người chồng được nghỉ 5 ngày và nghỉ 7 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày người vợ sinh con.
Các đại biểu quốc hội.
Video đang HOT
Luật mới cũng quy định lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.
Theo báo cáo tiếp thu, giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hiện nay cán bộ nữ ở cơ sở khi đủ 55 tuổi đã có 15 năm đóng bảo hiểm xã hội khó có điều kiện để tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu, đảm bảo an sinh khi hết tuổi lao động và chính sách này cũng không ảnh hưởng đến cân đối Quỹ Bảo hiểm xã hội.
Do vậy, Ủy ban thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho giữ như khoản 3 Điều 54: “Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu”.
Đối với nhóm lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, luật đã quy định nhóm lao động nữ được nghỉ hưu ở độ tuổi từ đủ 50 – 55 tuổi, trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì nghỉ hưu khi đủ 46 tuổi nhưng phải có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, tuy nhiên khi mức lương hưu của nhóm này thấp hơn mức lương cơ sở thì họ sẽ được điều chỉnh bằng mức lương cơ sở.
Luật mới cũng đã thay đổi cách tính lương hưu hàng tháng theo hướng tăng dần số năm đóng. Cụ thể, từ ngày luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 1/1/2018 mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện theo quy định được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội. Sau đó, cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
Tư ngày 1/1/2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau: Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm; lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Trong dự thảo Bộ Luật lao động sửa đổi trình UB Thường vụ Quốc hội hôm nay (6/10), Chính phủ đề xuất tăng thời gian nghỉ thai sản lên 5 tháng. Thường vụ “chốt” mức 6 tháng, người lao động có thể tùy chọn đi làm sớm hơn nhưng không trước 4 tháng.
Theo Người lao động
Vợ sinh đôi, chồng được nghỉ 10 ngày
Sáng nay (20/11), luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua. Theo đó luật đã bổ sung quy định lao động nam đóng bảo hiểm được nghỉ làm 10 ngày khi vợ sinh đôi.
Sáng 20/11, với 355 đại biểu tán thành (71,43%), Quốc hội đã thông qua dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi với 9 chương 125 điều.
Theo đó, luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/1/2016 đã bổ sung quy định lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội được nghỉ việc 10 ngày làm việc khi vợ sinh đôi và từ sinh 3 trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc; trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc. Ngoài ra, vợ sinh một con thì người chồng được nghỉ 5 ngày và nghỉ 7 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày người vợ sinh con.
Vợ sinh đôi, chồng được nghỉ chế độ 10 ngày. Ảnh minh họa
Ngoài ra, nếu người vợ bị chết khi sinh con, người chồng sẽ được nghỉ thay chế độ thai sản của vợ (6 tháng) để chăm con.
Luật mới cũng quy định lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.
Dự thảo Luật bổ sung cũng đã nâng thời gian nghỉ việc của người mẹ từ 3 tháng lên 4 tháng và từ 1 tháng lên 2 tháng.
Dự thảo cũng bỏ thủ tục đề nghị xem xét lại quy định phải có giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe.
Cũng có ý kiến đề nghị không nên quy định bắt buộc lao động nữ đi làm trước sau khi đã nghỉ hưởng chế độ thai sản ít nhất được 4 tháng tại khoản 1 Điều 40. Tuy nhiên, UB Thường vụ Quốc hội vẫn giữ quy định này với lý do để đảm bảo sự đồng bộ với quy định của Bộ luật lao động nhằm đảm bảo cho sức khỏe của lao động nữ và con của họ.
Theo Người Đưa Tin
Lãnh đạo Quốc hội hân hoan mừng "nhà mới" 7h30 sáng nay, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã đến Nhà Quốc hội, sớm nửa tiếng so với giờ khai mạc phiên họp 32 của UB Thường vụ. Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân ít phút trước đó cũng đến kiểm tra công trình lần cuối để đón cuộc họp đầu tiên... Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng, Thứ...