Vợ sinh con, chồng được nghỉ 5-7 ngày
Dự thảo luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đang tạo chú ý với điều chỉnh mới nhất là rút đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu. Quyền lợi của người đóng bảo hiểm cũng được tăng cường với quy định thời gian nghỉ thai sản dành cho lao động nam khi có vợ sinh con.
Trình Quốc hội luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 7 vừa qua, cơ quan chủ trì soạn thảo – Bộ LĐ-TB&XH cho biết, dự thảo luật điều chỉnh, bổ sung nhiều quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên tham gia bảo hiểm xã hội; tạo điều kiện thuận lợi để mọi người lao động tham gia và thụ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
Một nội dung cụ thể về chế độ thai sản, dự thảo luật bổ sung quy định lao động nam có vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 5 ngày làm việc đối với trường hợp sinh thường và 7 ngày làm việc đối với trường hợp người vợ sinh con phải phẫu thuật (điểm đ khoản 1 Điều 30, khoản 2 Điều 33).
(Ảnh minh họa)
Điểm đ, khoản 1 Điều 30 quy định một điều kiện hưởng chế độ thai sản là “lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con” bên cạnh các trường hợp khác như “lao động nữ mang thai, sinh con”, “người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi”.
Khoản 2 Điều 33 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sinh con ghi rõ “lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 5 ngày làm việc hoặc 7 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính kể từ 30 ngày đầu vợ sinh con”.
Ngoài ra, dự thảo luật cũng sửa đổi quy định về trợ cấp một lần khi sinh con theo hướng trong trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội khi sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng 2 tháng tiền lương cơ sở cho mỗi con (Điều 36).
Video đang HOT
Cũng để tăng thêm quyền lợi của người lao động tham gia đóng bảo hiểm trong trường hợp nghỉ thai sản, cơ quan soạn thảo sửa đổi quy định trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ.
Dự thảo luật cũng bổ sung quy định trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn khả năng chăm sóc con (có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo thẩm quyền) thì người cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi (khoản 4 Điều 33).
Được biết, điều chỉnh mới nhất trong dự thảo luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) gần đây là cơ quan soạn thảo dự thảo đã rút nội dung liên quan đến đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu. Đề xuất này được đưa ra trước đó với nội dung tăng dần tuổi nghỉ hưu của nữ tới khi đạt mức 60 tuổi và nam đạt mức 62 tuổi.
Việc này để chống nguy cơ vỡ quỹ lương hưu mà theo tính toán, cảnh báo, việc này sẽ xảy ra vào năm 2034. Tuy nhiên, thẩm tra nội dung này, UB Các vấn đề xã hội cho rằng, hướng khắc phục sự mất cân đối của quỹ lương hưu một cách bền vững phải là điều chỉnh mức đóng – hưởng bảo hiểm hiện nay chứ không phải “nới” tuổi nghỉ hưu.
Ngoài ra, dự thảo luật cũng bổ sung về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Theo đó, đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, bổ sung đối tượng người lao động làm việc theo hợp đồng lao động dưới ba tháng. Với bảo hiểm xã hội tự nguyện, mở rộng đối tượng theo hướng không khống chế tuổi trần tham gia, có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
P.Thảo
Theo Dantri
Cấm bán rượu bia sau 22h:Bộ Y tế biết khó khả thi!
Việc Việt Nam tiêu thụ 3 tỉ lít bia trong năm 2013 đã đẩy nước ta vào "bảng xếp hạng" những nước tiêu thụ bia hàng đầu trên thế giới.
Với quy định cấm bán rượu bia từ 22h - 6h sáng trong dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu bia được đưa ra lấy ý kiến lần đầu, Bộ Y tế đã vấp phải sự phản ứng của dư luận về tính khả thi cũng như phạm vi ảnh hưởng của quy định này tới đa số người dân và doanh nghiệp.
Bà Trần Thị Trang - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế đã lên tiếng lý giải lý do ra quy định này.
Cấm rượu, bia sau 22h có khả thi?
Theo bà Trang, lý do mà bộ đưa ra quy định này là hiện nay tỷ lệ sử dụng rượu bia ở nước ta đang tăng rất nhanh, bình quân mỗi người sử dụng 4 lít/người/năm và đến năm 2015 có thể lên tới 7 lít/người/năm. Lạm dụng rượu bia gây tác động lớn tới sức khoẻ, giảm khả năng lao động, bạo lực gia đình, an toàn giao thông.
Theo thống kê tại Việt Nam khoảng 70% số vụ tai nạn giao thông do lái xe sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông và 70% số người chết trong các vụ tai nạn này ở lứa tuổi từ 15 tới 44, tức là lứa tuổi sung sức nhất. Uống rượu bia sau 22 giờ còn ảnh hưởng tới an ninh trật tự, gây phạm tội, thương tích. Đây cũng là nguyên nhân của 70% bạo lực gia đình...
Hơn nữa, theo thống kê năm 2012, Việt Nam tiêu thụ 3 tỉ lít bia tương đương 3 tỉ đô la Mỹ, chưa kể đến những chi phí cho tiêu thụ rượu và chi phí gián tiếp để giải quyết những hậu quả do lạm dụng rượu bia, cao gấp 4 lần mức đóng góp mà ngành sản xuất rượu bia cho ngân sách.
Do đó, bà Trang cho biết, phương án không bán sau 22h - 6h sáng hôm sau là lựa chọn tối ưu nhất.
Theo phân tích của Bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, việc sử dụng rượu bia bất cứ giờ nào đã là một thói quen, ăn sâu vào trong tiềm thức của không ít người. Đây là nhóm quan hệ xã hội pháp luật khó điều chỉnh nhất, cần thời gian điều chỉnh dài hơn so với các nhóm quy phạm khác. Tuy nhiên, nếu lựa chọn phương án không làm gì, tức không cấm (phương án 3) hay chỉ cấm tại một số điểm (phương án 2) thì chắc chắn tác động của luật trong đời sống không cao và phụ thuộc hoàn toàn vào ý thức tự điều chỉnh của người dân.
Trước đề xuất xây dựng dự thảo Luật phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu bia, nhiều người tỏ ra băn khoăn về tính khả thi của quy định cấm bán bia, rượu sau 22h tại một số địa điểm trong dự thảo Luật được lựa chọn, bà Trang cũng thừa nhận để người dân thực hiện là rất khó vì những thói quen không dễ dàng thay đổi và ban soạn thảo cũng đã lường trước vấn đề này. Theo bà việc thực hiện được cần nỗ lực cao về tuyên truyền, nhận thức, tổ chức, thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm.
Để quy định đi vào cuộc sống bà Trang mong muốn có sự phối hợp của các bên liên quan và sự đồng tình ủng hộ của người dân trong việc phát hiện, tố cáo...
"Tuy nhiên, công an sẽ không dàn hàng ngang để xử phạt tất cả các đơn vị vi phạm mà sẽ phạt thật nặng một số trường hợp, đưa lên truyền thông để làm tính răn đe cho những trường hợp khác", bà Trang nói.
Về địa điểm cấm bán sẽ được Bộ nghiên cứu dựa trên những quy định của các nước khác.
Theo dự kiến nếu được Quốc hội thông qua thì Luật sẽ có hiệu lực trong năm 2016.
Theo_Báo Đất Việt
Cấm bán rượu sau 22h có khả thi? Dự thảo Luật Phòng, chống tác hại rượu bia Bộ Y tế vừa hoàn tất với nhiều quy định hạn chế bia, rượu đang nhận được sự ủng hộ của dư luận, tuy nhiên, vẫn còn nhiều nghi ngại về tính khả thi của luật này. Cấm... vì sức khỏe cộng đồng Theo bà Trần Thị Trang - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp...