“Võ sĩ giác đấu” của hải quân Việt Nam
Sau khi nhận thêm 2 tàu Projekt 10412 năm 2012, Việt Nam có trong tay tổng cộng 6 tàu tuần tra cao tốc lớp Svetlyak. Cùng với các tàu pháo TP-400 tự sản xuất, đây là các “đấu sĩ giáp lá cà” trên biển…
Năm 2002, Nga đã chuyển cho Việt Nam hai chiếc tàu tuần tra lớp Svetlyak khác, phiên bản Projekt 10410, mà Việt Nam đặt số hiệu là HQ-261 và HQ-263. Sau khi nhận hai chiếc Projekt 10412 trong năm 2012, Việt Nam đã có trong tay tổng cộng 6 tàu tuần tra biên phòng cao tốc lớp Svetlyak.
Các tàu tuần tra nói trên được cho là sẽ tăng cường đáng kể khả năng tuần tra và phòng thủ biển của Việt Nam. Tàu tuần tra là thành phần không thể thiếu trong hệ thống phòng thủ có chiều sâu bên cạnh các tàu phóng lôi, tàu tên lửa cao tốc Molniya, tàu hộ vệ tàng hình Gepard 3.9, tàu ngầm kilo…Mỗi loại tàu gánh vác chức năng, nhiệm vụ khác nhau, mặc dù không được trang bị ‘khủng’ như các chiến hạm khác nhưng vai trò của Svetlyak tựa như những người lính canh vòng ngoài cần mẫn. Tuy nhiên, khi lâm trận chúng lập tức có thể biến thành các ‘ võ sĩ giác đấu’ trên biển, phát huy uy lực tối đa trong các trận chiến ở cự ly gần khi mà các tàu tên lửa hay tàu ngầm không có lợi thế.
Tầu tuần biên lớp 10410 và 10412 Svetlyak ( – đom đóm) là lớp tầu đã có trong biên chế của lực lượng Hải quân Việt Nam, tầu có nhiệm vụ tuần tra bảo vệ đường biên giới trên biển, tài nguyên biển, đảo và quần đảo, chống xâm nhập trái phép và chống mọi hành vi xâm hại chủ quyền quốc gia trên biển và bờ biển.
Tầu tuần biên Type 10410 và Type 10412 được thế giới biết với cái tên khá nổi tiếng là Svetlyak từ trước đến nay luôn là sản phẩm được ưu tiên phát triển của Công ty đóng tầu Almaz.
Thân tầu được thiết kế tối ưu nhất cùng với động cơ diesen tự động làm cho việc khai thác sử dụng tầu thuận lợi nhất và tiết kiệm, đồng thời có tốc độ hải hành cao. Tốc độ cực đại là 30 dặm/giờ (55.56km/h)…tầm xa hoạt động lên đến 2.200 hải lý.
Vũ khí trang bị thân tầu theo biên chế ( thời bình) bao gồm có hệ thống pháo hạm 76,2mm và pháo liên thanh 30mm. Cho phép tầu tuần biên có được uy lực vượt trội hơn so với các tầu khác cũng lượng giãn nước. được trang bị vũ khí của các hãng “OTO Melara”, “Bofors” và các hãng tầu khác.
Svetlyak trong xưởng đóng tầu trước khi hạ thủy.
Các tầu tuần biên theo dự án 10410 và 10412 được thiết kế và phát triển bởi Trung tâm thiết kế tầu biển của công ty đóng tầu quốc gia Almaz.. Tổng công trình sư là A.L. Ivtrenco.
Mục đích sử dụng:
Ngăn chặn sự xâm nhập biên giới đường biển của quốc gia.
Kiểm tra theo dõi các tầu nước ngoài trong khu vực kinh tế, bảo đảm cảnh giới các tài nguyên biển trong khu vực lợi ích quốc gia.
Bảo vệ các tuyến đường giao thông vận tải và các công trình nhân tạo, bảo vệ các tầu dân sự khỏi sự tấn công của các lực lượng phá hoại và khủng bố.
Đánh trả hiệu quả các cuộc tấn công từ trên không, trên biển và dưới biển tầu ngầm và người nhái.
Thông số kỹ thuật:
Lượng giãn nước (tấn)
375,0
Chiều dài tầu, m
49,5
Chiều rộng nhất của tầu, m
9,2
Chiều cao của tầu tính đến giữa thân tầu, m
4,63
Mực ngấn nước khi dủ trọng tải, m
2,5
Tốc độ hải trình tối đa, max knots
30
Tầm xa hoạt động khi chạy ở chế độ tiết kiệm nhiên liệu Vh = 12 – 13 knots, hải lý
Video đang HOT
2200
Kíp lái, người
28 đến 40
Thời gian hoạt động trên biển không cần tiếp thực phẩm, nước ngọt, ngày
10
Động lực thân tầu và điện nguồn
Động lực chính của tầu là ba động cơ diesen M 520, mỗi động cơ được nối với một trục chân vịt. Mỗi động cơ có công suất là 3,530 kW (4,800-hp). Cho tổng công suất sử dụng của tầu là 16,200 kW.
Điện nguồn thân tầu được cung cấp bởi 3 động cơ phát điện diesen, cung cấp điện nguồn 3 pha 380V – 50 Hz.
Vũ khí trang bị
(Project 10410)
Pháo hạm
Để tấn công các mục tiêu trên không, trên biển và bờ biển, tầu được trang bị pháo hạm tự động:
Pháo -176 cỡ nòng 76,2 mm, cơ số đạn – 152 viên
Pháo -630 cỡ nòng 30 , cơ số đạn – 3000 viên
Hệ thống điều khiển hỏa lực ra đa -123-02 (chế độ – tự động và dự phòng)
Đối với súng -176, ngoài chế độ tự động, có chế độ bắn tại chỗ bằng thiết bị và VD221 trong ụ súng.
Tên lửa phòng không
Tầu có trong biên chế chính thức 16 hệ thống tên lửa phòng không vác vai loại Igla. Vị trí bắn tên lửa của xạ thủ có tay cầm và bệ tỳ lưng. Tên lửa được đặt trong các thiết bị chứa đạn giảm xóc.
Vũ khí chống tầu
Trên tầu có lắp hai hệ thống phóng ngư lôi -40-2 với hệ thống điều khiển phóng SU-406.
Chống người nhái hoặc xuồng đổ bộ, bộ binh.
Súng phóng lựu RG-1 hoặc DP – 64 .
(Project 10412)
Pháo hạm
Pháo hạm -306 cỡ nòng 30 mm – 2 hai ụ pháo hạm, cơ số đạn là 2000 viên đạn cho mỗi ụ súng và 1000 viên dự trữ.
Hệ thống điều khiển hỏa lực SP – 521 Racurs bảo đảm tự động bám mục tiêu và điều khiển hỏa lực. Đồng thời có thể trang bị hệ thống quang ảnh Garnhizon – 5.
Để điều khiển bắn bán tự động từ xa, đã được lắp đặt 2 bộ điều khiển “Kolonka – 219-1″
Hỏa lực bắn thẳng.
Trên tầu có thể lắp súng máy phòng không loại 14,5mm hai hệ thống ụ súng loại MPTU, cơ số đạn là 5000 viên cho mỗi ụ súng.
Vũ khí cá nhân và cơ số đạn nằm trong các hộp chứa đặc biệt dạng hình tháp.
Ngoài ra, dự án 10412 là phiên bản xuất khẩu của dự án 10411, được chế tạo mẫu dành cho xuất khẩu, Almaz chỉ sản xuất có một phiên bản có lắp hệ thống tên lửa chống tầu Uran- E X- 35 với tầm bắn xa 130 km. 8 ống phóng tên lửa mỗi bên. Sử dụng radar dẫn đường và điều khiển hỏa lực Garpun-Bal.
Loại tầu 10411 và 10412 đều là các tầu có khả năng sử dụng vũ khí với sóng biển cấp 5, hoạt động tuần biên với sóng cấp 7, biển động mạnh. Với cơ chế 3 động cơ chân vịt, tầu có khả năng tăng tốc rất nhanh và đột ngột, hệ thống hỏa lực cho phép chặn đứng mọi con tầu cao tốc đột nhâp trong lưới đạn dầy đặc. Đồng thời nếu có xung đột, tầu có khả năng tấn công các mục tiêu lớn hơn bằng tên lửa hành trình X-35 trong điều kiện hải hành tốc độ cao. Cơ bản, lớp tầu Svetlyak là một tầu đa nhiệm tuần biên có thể đáp ứng được cả yêu cầu của chiến tranh hiện đại.
Pháo hạm AK 176.
Pháo hạm AK 630.
Ống phóng ngư lôi 400mmOTA-40A-2.
Súng phóng lựu chống bộ binh loai DP-64.
Hệ thống điều khiển lái tầu và thông tin liên lạc
Trên thân tầu lắp hệ thống hoa tiêu dẫn đường cho tầu, đảm bảo điều khiển tầu, định vị tầu trên hải đồ, tính toán đường đi và các thông số về hải trình cho lái tầu, chỉ huy và các cấp chỉ huy tầu.
Hệ thống radar.
Buồng lái.
Radar hàng hải Liman
Hệ thống định vị/dẫn đường vệ tinh SCh-1
Hệ thống thông tin liên lạc tự động R-784B
Để thuận tiện cho thông tin liên lạc giữa tầu với căn cứ, các tầu khác và với không quân hải quân, trên tầu lắp đặt các hệ thống thiết bị thông tin liên lạc ở các tần số như KV, MV, UKV ở chế độ móc xơ và chế độ telec. Hệ thống liên lạc nội bộ bằng loa và đài phát thanh.
Thân tầu
Thân và sàn tầu, khung sườn được thực hiện bằng phương pháp hàn hiện đại, tôn dùng đóng tầu là loại thép hợp kim thấp. Khung sườn của tầu, sàn tầu và một số các vách ngăn được làm bằng hợp kim nhôm – magiê. Để chống rỉ, tầu được thiết kế hệ thống điều chỉnh âm cực điện cảm ứng.
Theo Dantri
Uy lực chiến hạm Đinh Tiên Hoàng của hải quân Việt Nam
Cùng với tàu ngầm Kilo 636, chiến đấu cơ Su30MK2 và tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont của hệ thống Bastion-P, Gepard 3.9 sẽ giúp quân đội Việt Nam có được năng lực tiến công trên không, dưới nước và trên mặt nước.
Cập cảng Cam Ranh ngày 5/3/2011 và được biên chế vào lực lượng hải quân Việt Nam ngay sau đó, chiến hạm "Đinh Tiên Hoàng" lớp Projekt 11661E Gepard 3.9 do nhà máy đóng tàu A.M Gorky ở Zelenodolsk của Nga đóng theo hợp đồng đã ký kết với Hải quân Việt Nam cuối năm 2006.
Phía Nga và Việt Nam đã ký hợp đồng trị giá 350 triệu USD, đóng 2 chiến hạm lớp Gepard 3.9 của Viện thiết kế ZPKB ở Zelenodolsk. Đây là chiến hạm đầu tiên được khởi đóng tháng 7/2007. Theo đánh giá của ông Renat Mistakhov, Giám đốc công ty A.M Gorky, Gepard 3.9 đã thể hiện tính năng chiến - kỹ thuật cao trong suốt quá trình thử nghiệm trên biển Baltic.
Tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng mang số hiệu HQ-011. Ảnh: Trọng Thiết.
Cùng với tàu Lý Thái Tổ tiếp nhận sau Đinh Tiên Hoàng, đây là lần đầu tiên Hải quân Việt Nam sở hữu những tàu chiến mặt nước có lượng giãn nước trên 2.000 tấn. Nhờ đó, Hải quân Việt Nam đã "tạm biệt" thời đại hoạt động ven bờ, chuyển sang giai đoạn hoạt động ở khu vực biển gần.
Gepard 3.9 sử dụng hệ thống chỉ huy, kiểm soát Sigma-E loại mới nhất của Nga, nên những tàu này đã nhất thể hóa được việc kiểm soát hệ thống hỏa lực. Ngoài ra, nhờ được trang bị hệ thống trinh sát, gây nhiễu điện tử thế hệ mới MP-407E nên Gepard 3.9 sẽ giúp Hải quân Việt Nam nâng cao đáng kể năng lực tác chiến điện tử.
Cùng với tàu ngầm Kilo 636, máy bay chiến đấu đa năng Su30MK2 và tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont của hệ thống Bastion-P (có tầm bắn 300 km, đặt trên bờ), Gepard 3.9 sẽ giúp quân đội Việt Nam chính thức có được năng lực tiến công đa năng 3 trong 1 (trên không, dưới nước và trên mặt nước) ở khu vực biển gần, đặc biệt là việc nâng cao đáng kể khả năng chống ngầm.
Với sự phối hợp tác chiến đa chiều, Việt Nam cũng cơ bản hình thành được năng lực phòng thủ biển gần tương đối hiệu quả. Năng lực kiểm soát và tấn công của Hải quân Việt Nam sẽ mở rộng, cho phép thực hiện chiến lược chống tiếp cận có chiều sâu.
Hai tàu hộ vệ tên lửa hiện đại nhất Việt Nam trên quân cảng Cam Ranh: Ảnh: Nguyễn Nam Anh.
Những năm đầu của thập niên 1980, lực lượng hải quân Nga yêu cầu thế hệ tầu tuần biển mới phục vụ cho nhiệm vụ quản lý biển và khu vực bờ biển. Đấy cũng là yêu cầu làm thay đổi thiết kế mẫu tầu tuần biển tên lửa frigate Nheustrasim dự án 11540 trong việc ra quyết định cuối cùng để giải quyết các nhiệm vụ trên biển, với mô hình tầu khu trục biển nhằm thay thế cho các tầu khu trục nhẹ dự án 1135 (Burevetnhik). Đồng thời, Trung tâm thiết kế tầu tại nước cộng hòa Tatarstan đã thiết kế loại tầu tuần biển nhỏ hơn mang tên lửa, đó là Dự án 11660 Gepard. Nhà thiết kế chính là Iu.A. Nhicol, sau đó là V.N.Kaskin nhằm thiết kế tầu tuần biển có khả năng chống ngầm và đánh chặn tầu nổi theo dự án 1124.
Yêu cầu của Hải quân Liên bang và hạm đội là lắp đặt trên tầu một đài quét sonar công suất lớn, có khả năng thực hiện nhiệm vụ chống ngầm hiệu quả, đồng thời tăng lượng giãn nước của tầu lên đến hơn 2000 tấn bằng việc tăng các khoang chống thấm nước trên thân tầu. Thời điểm đó xuất hiện một dự án cạnh tranh là dự án 12441 của "Trung tâm thiết kế tầu biển Almaz" với các tên lửa chống tầu mạnh và khả năng mang theo máy bay trực thăng tuần biển và cứu hộ. Cuối năm 1988 Almaz đưa ra dự án tầu SKP 11660, nhưng được một thời gian, chương trình đóng loại tầu này đã khép lại do lý do tài chính.
Kết quả, Trung tâm thiết kế tầu PKB Zeliondonsk đã thiết kế một số mẫu nâng cấp tầu tuần biển tên lửa, trong đó có những mẫu dành cho xuất khẩu - dự án 1166.1 Gepard. Trên cơ sở các thiết kế đã có trung tâm PKB tiến hành xây dựng mẫu tầu Gerpad 3.9 tại nhà máy đóng tầu Zeliondonsk mang tên Gorki. Chiếc tầu đầu tiên của họ Gepard được bắt đầu năm 1993 và năm 1995 tầu đã sẵn sàng đưa vào thử nghiệm, nhưng vì lý do tài chính, quá trình đóng tầu bị tạm dừng đến 1996. Năm 2001 tầu họ Gepard mang tên Tatarstan được biên chế vào hạm đội và trở thành tầu chỉ huy của hải đội biển Caspian, chiếc tầu thứ 2 của dự án 1166.1 Dagestan được hạ thủy năm 2007. Giai đoạn này, 2 chiếc tầu tiếp theo của mẫu tầu tuần biển Gepard 3.9 được đóng theo đơn đặt hàng của Hải quân Việt Nam từ 2009 đến 2011.
Mô hình tàu Gepard 3.9 của Hải quân Việt Nam.
Tàu tàng hình đa nhiệm
Tầu tuần biển loại Gepard 3.9 lớp Tatarstan dự án 11661 được thiết kế thực hiện các nhiệm vụ chống tầu ngầm, tầu nổi và các mục tiêu trên không của địch khi thực hiện các nhiệm vụ hộ tống các tầu chiến, tầu vận tải, các đoàn tầu cơ động, tiến hành các nhiệm vụ cảnh giới biển, bảo vệ hải giới và thềm lục địa, bảo vệ các khu vực kinh tế biển và bảo vệ các khu vực biển gần. Vũ khí trang bị và phương tiện kỹ thuật của tầu cho phép thực hiện các nhiệm vụ được giao với hiệu quả cao nhất. Đồng thời, các thiết kế kỹ thuật phải cho phép tầu có khả năng nâng cấp và cải tiến trên cơ sở thân tầu.
Thiết kế của tầu được thực hiện với các mặt phẳng truyền thống với 12 khoang không thấm nước, khả năng tầu vẫn hoạt động tốt nếu có 3 khoang bị trúng đạn tách rời nhau, các thiết kế trên boong tầu được chế tạo từ vật liệu tổng hợp nhôm ma-gie có khả năng hấp thụ đến tối thiểu mức phản xạ hiệu dụng của sóng radar (công nghệ stealth) tầu được lắp động cơ nguồn diezen và 2 động cơ gas tuốc bin 2 trục cho công suất lên đến 29.000 mã lực. Hệ thống động lực kiểu CODOG bao gồm động cơ diezen loại 61D (8000 mã lực) đảm bảo cho tầu chạy ở tốc độ hành trình 18 hải lý/giờ, 2 động cơ tuốc bin khí gas có thể đẩy vận tốc tối đa của tầu lên đến 28 hải lý/giờ. Có 3 máy phát điện diezen 600 kWh cho mỗi máy phát.
Để tăng cường khả năng cơ động và tác chiến độc lập của tầu trên biển, các nhà thiết kế đã tăng cường khả năng hải trình của tầu từ 9 ngày (không phải bổ sung nhiên liêu và cơ sở vật chất) lên đến 20 ngày và tầm hoạt động (với tốc độ hải trình 18 hải lý/giờ) từ 2500 hải lý lên 3500 hải lý. Tầu được trang bị hệ thống tên lửa chống tầu thế hệ mới nhất X 3M24 Uran, tăng cường khả năng tác chiến của tầu so với các loại tầu tuần biển khác. Hệ thống sonar MGK-335EM-03 có góc quét 260 độ, phát hiện được tàu ngầm ở bán kính 10 - 12 km, thủy lôi ở cự ly 2 km và 2 thiết bị phóng ngư lôi cỡ nòng 533 mm.
Thông số kỹ thuật của tàu Gepard 3.9
Lượng giãn nước đầy tải: 2.100 tấn Kích thước ngoài (dài x rộng x mớn nước): 102,2 x 13,1 x 5,3m Tốc độ tối đa: 28 hải lý/h, tốc độ hành trình: 18 hải lý/giờ Tầm hoạt động ở tốc độ hải trình tuần biển: 5.000 hải lý Dự trữ nhiên liệu hoạt động: 20 ngày Sử dụng vũ khí không hạn chế trong điều kiện biển động tới cấp 5 Động cơ chính: 2x11.000 hp Thủy thủ đoàn: 103 người với 16 vị trí dự trữ dành cho hải quân đặc nhiệm.
Ngoài việc theo dõi, tìm kiếm và tiêu diệt các mục tiêu trên không, trên biển, chống ngầm và tích hợp hàng loạt vũ khí hiện đại, chiến hạm Gepard 3.9 Đinh Tiên Hoàng còn có khả năng tàng hình.
Tên lửa đối hạm: 4x4 ống phóng tên lửa đối hạm Uran-E Kh-35 (16 quả 3M24, tầm bắn 130 km). Tầm hoạt động của tên lửa: 5 - 130 km Tốc độ tên lửa hành trình: 300 m/s Độ chính xác dẫn bắn (): 4 - 8 m Khối lượng đầu đạn: 145 kg.
Tên lửa đối hạm tầm bắn 130 km.
Pháo hạm: Vũ khí pháo của tàu gồm tổ hợp pháo AK-176M cỡ nòng 76,2mm (152 quả) và bệ pháo kép tự động AK-630M cỡ nòng 30mm (2.000 quả) bảo đảm tiêu diệt các mục tiêu trên không bay thấp, các mục tiêu mặt đất và dưới biển. Tốc độ bắn của AK-176M từ 60 - 120 phát/phút, bảo đảm tiêu diệt các mục tiêu trong khu vực với phạm vi lớn hơn 15km và độ cao 11,5 km. Tốc độ bắn của AK-630M đến 5.000 phát/phút với xác suất tiêu diệt các mục tiêu tầm thấp cao (trong đó gồm các loại tên lửa chống hạm) và ở cự ly đến 4.000 m (các mục tiêu nổi hạng nhẹ đến 5.000 m). Cự ly tiêu diệt máy bay (tên lửa chống hạm) từ 11,5-10 (1,2-35) km và độ cao từ 15 - 6.000 m.
Hệ thống pháo/tên lửa phòng không Palma, tầm bắn tối đa với tên lửa 8.000 m, đối với pháo là 4.000 m, được điều khiển bằng quang - điện và hỗ trợ dữ liệu từ radar. 2 súng máy phòng không 14.5 mm
Radar tự dẫn đầu đạn tên lửa chống hạm.
Chống ngầm: 2 ống phóng kép cho ngư lôi 533mm Hệ thống phóng bom ngầm RBU-6000 với 12 ống Hệ thống kiểm soát hỏa lực chống ngầm Purga
Hệ thống kiểm soát hỏa lực và trinh sát mục tiêu: Radar Laska có khả năng vừa sục sạo vừa bám các mục tiêu từ khoảng cách tới 30 km, dùng để điều khiển pháo các cỡ từ 30 tới 76 mm nhằm tiêu diệt các mục tiêu như máy bay, tên lửa và tàu nổi cỡ nhỏ. Nó được tích hợp với các kênh quang truyền hình và quang hồng ngoại Hệ thống SP-521 Rakurs radar - sonar điều khiển tầu
Trực thăng: Ka-28 ASW chống ngầm (hoặc Ka-31 mang radar chuyên nhiệm cảnh báo sớm) có hangar (khoang chứa) và bãi đậu.
Hệ thống tác chiến điện tử: Hệ thống MP-407E ECM system Hệ thống mồi bẫy PK-10 (4x10 ống phóng). Thiết bị định vị: Hệ thống định vị Gorizont-257 kết hợp cùng radar Gorizont-25 Hệ thống EKNIS MK-54IS và GPS NT200D. Hệ thống quản lý thông tin tác chiến: Hệ thống Sigma-E:
Hệ thống nhận dạng mục tiêu: Thiết bị 67R IFF Thông tin liên lạc: Hệ thống thông tin liên lạc tự động Buran-6VE.
Pháo hạm gắn trên tàu.
Thiết bị điện tử - radar: Radar mảng pha 3 chiều trinh sát mục tiêu trên không và trên biển Pozitiv-ME1 tầm trinh sát tối đa 150km trong điều kiện biển động cấp 3 có thể phát hiện mục tiêu bay có diện tích phản xạ radar 1m2 bay ở độ cao 1000m từ khoảng cách 110km có thể phát hiện mục tiêu là tên lửa đối hạm có diện tích phản xạ radar 0,03m2 bay ở độ cao 15m từ khoảng cách 15km. Có thể bám cùng lúc 3-5 mục tiêu. Có thể phát hiện mục tiêu là tàu nổi có diện tích 10,000m2 từ ngoài đường chân trời.
Theo VNE
Hy sinh đằng sau những vai diễn xuất sắc Để thực sự hóa thân vào nhân vật, diễn viên phải chấp nhận nhiều thử nghiệm. Heath Ledger từng giam mình trong phòng một tháng để có đủ độ "tự kỷ" của The Joker, Robert De Niro từng hành nghề tài xế taxi để đóng "Taxi Driver"... Daniel Day-Lewis Day-Lewis vốn nổi tiếng là nam diễn viên luôn dành nhiều thời gian và...