Vợ sếp ghen với tôi
Thời gian trước, tôi và sếp có đi công tác, tôi chạy sang phòng sếp để ngủ cùng, phòng có sếp và anh trợ lý. Anh này ngại nên sang phòng tôi, sếp cũng vậy. Chỉ vì tự nhiên tôi sợ ma quá nên chạy sang phòng sếp định ngủ cho đỡ sợ.
Tôi có chồng và một con, ngoại hình bình thường, rất năng nổ trong công việc. Tôi có duyên gặp sếp từ khi đang là đối tác, vẻ ngoài hiền lành, điềm đạm khiến tôi về làm việc cho anh. Trong thời gian mang bầu cũng gặp trục trặc với chồng nên tâm trạng không được tốt, tôi có tâm sự với sếp, được anh chia sẻ và động viên tôi lại càng quý mến và tôn trọng anh nhiều hơn.
Về công việc, tôi làm luôn hết lòng vì công ty, cố gắng kiếm hợp đồng, một mặt cho công ty và một mặt cố gắng kiếm tiền cho con, chồng lương cũng không dư dả gì. Trong sâu thẳm tôi vẫn thầm đố kỵ với vợ anh, chị ta luôn tỏ ra tự tin, kiểu như ta là vợ sếp thì phải như bề trên, mọi người trong công ty yêu quý chỉ vì chị ta khéo nói chứ thực ra có giúp gì được chồng trong công việc đâu. Ví dụ chị ta cảm ơn tôi kiểu: Chị và cháu rất biết ơn vì sự nhiệt tình và tài giỏi của em, anh nhà chị tìm được một người giúp việc và trợ lý như em thật là tốt.
Thực ra sếp cũng có những mối quan hệ ngoài luồng nhưng chị vợ lại luôn tỏ ra cho cả thế giới biết chồng rất yêu gia đình. Tôi nghĩ chị ta biết những chuyện như thế mà vẫn tỏ ra như không có gì thì không phải người chân thành. Những chuyến công tác được đi cùng sếp trong lòng tôi thấy thật bình yên và vô tư hết mình vì công việc, mặc dù có những lúc con sốt, thậm chí những ngày đầu khi con chưa đầy năm tôi vẫn lặn lội đi công tác xa cả tuần cho công ty.
Trong một lần công tác cùng anh, chị ta gọi điện nói chuyển máy gặp tôi, sau mấy câu xã giao chị ta nói: Em đi công tác với chồng chị nên giữ ý, đừng có thể hiện tình cảm vô tư quá đà không hay. Chị ta nói mấy tuần trước có nghe anh trợ lý nói. Thời gian trước, tôi và sếp có đi công tác, tôi chạy sang phòng sếp để ngủ cùng, trong phòng có sếp và anh trợ lý. Anh này ngại nên sang phòng tôi, sếp cũng vậy. Chuyện chẳng có gì chỉ vì tự nhiên tôi sợ ma quá nên chạy sang phòng sếp định ngủ cho đỡ sợ. Thế mà chị ta gọi điện nói rằng: Chị rất xấu hổ khi nghe được chuyện như vậy, em có thể ngủ với chồng chị ở đâu thì chị không biết nhưng làm như vậy có người biết nói lại chẳng ra gì.
Video đang HOT
Tôi cảm thấy bị xúc phạm và bức xúc với cách nói kẻ cả của chị ta, tôi nói tại sao chị không gọi thẳng cho tôi mà phải gọi cho anh? Chị ta nói không lưu số. Tôi nói khi đi công tác xong sẽ gặp chị để nói chuyện về cách cư xử hồ đồ đó. Ngay việc đi công tác thường xuyên cũng khiến cho chồng tôi suy nghĩ và luôn ghen tuông vì anh tự ti rằng mình nhỏ con và xấu, còn sếp thì quá đẹp. Bây giờ gặp thêm chuyện này, tôi mệt mỏi và muốn xin nghỉ việc tại công ty, nhưng không đành lòng vì anh và công ty đang gặp khó khăn. Tôi phải nói gì với chị vợ kia và có nên thôi việc ở công ty để gia đình được vui vẻ không? Xin chân thành cảm ơn mọi người.
Theo VNE
Nội gián cho vợ sếp
Bạn có thể thân thiết với vợ sếp nhưng không nên trở thành tai mắt của vợ sếp như vậy.
Tôi và vợ sếp hay trò chuyện, chúng tôi khá là thân thiết với nhau. Gần đây, vợ sếp có nói với tôi về việc sếp xao nhãng vợ con, chị nghi là chồng có bồ và ngày nào cũng gọi cho tôi hỏi cặn kẽ về từng việc sếp làm ngày hôm đó và bảo sẽ không nhìn mặt tôi nếu tôi biết chuyện gì mà không nói. Tôi có tình cờ thấy sếp đi ăn và khá thân mật với một đối tác là nữ. Sau đó, sếp gặp riêng tôi và có ý nói tôi đừng để vợ sếp biết chuyện này. Tôi phải nói sao khi vợ sếp tra hỏi bây giờ?
Có câu chuyện kể về một anh chồng, khi đang tranh luận với vợ thì vợ kêu là "anh ơi, em đau đầu quá". Thế là anh chồng vội vàng đi mua thuốc đau đầu về cho vợ uống. Anh vừa mua thuốc về thì vợ giận anh cả tuần không nói năng gì. Anh rất ngạc nhiên không biết tại sao mới đem chuyện hỏi cô bạn cùng cơ quan. Khi đó cô bạn cười ầm lên và bảo anh chồng quá vô tâm. Chị vợ anh kêu đau đầu không có nghĩa là cô ấy đau đầu cần thuốc. Có thể cô ấy đang chán cuộc nói chuyện hoặc stress về những rắc rối cô ấy gặp phải ở cơ quan... Bạn thấy đấy, nhiều khi hành động được coi là tích cực của mình lại khiến mọi việc trở nên rắc rối hơn rất nhiều.
Bạn có thể nói chuyện về mấy cửa hàng quần áo mới ra với chị vợ sếp rồi chị em đi mua sắm với nhau cho vui. Chuyện về bữa ăn thân mật của sếp và cô đối tác nữ kia thì bạn nên để yên cho những người trực tiếp liên quan quyết định xem sẽ nói chuyện đó với ai.
Ngay từ đầu, bạn nên nhận thấy trước việc giữa sếp và vợ sếp là chuyện riêng của họ. Bạn có thể thân thiết với vợ sếp nhưng không nên trở thành tai mắt của vợ sếp như vậy, nếu không khéo có thể bạn mất cả chì (công việc của bạn) lẫn chài (tình cảm chị em). Và ngoài vợ sếp ra thì sếp là người giúp bạn trong công việc, bạn đang cần công việc đó. Ở khía cạnh nào đó, có thể nói sếp là người quan trọng với bạn. Chắc rằng, khi ông ấy nhờ bạn giấu giếm chuyện này là có lý do riêng của nó, bí ẩn của sự việc chỉ có ông ấy biết.
Nhưng nếu tôi cứ lờ chuyện đó đi và giấu nó cho sếp thì lại không phải với vợ sếp. Chị ấy cũng là bạn của tôi và biết đâu khi biết chuyện này chị ấy có cách ngăn chặn để chuyện không đi quá xa. Có thể tôi không nói hẳn chuyện đó ra nhưng cũng cần đánh tiếng ra sao cho chị ấy biết chứ.
Nếu tôi cứ lờ chuyện đó đi và giấu nó cho sếp thì lại không phải với vợ sếp (Ảnh minh họa)
Bạn đánh tiếng cho chị ấy biết, nhưng sau đó chuyện gì xảy ra liệu bạn có kiểm soát được không? Nếu sếp nghi ngờ và thiếu tin tưởng bạn, ông ấy có thể giấu các mối quan hệ của mình kỹ hơn. Bạn không có gì để đánh tiếng cho vợ sếp biết nữa, rất có thể khi đó bạn cần rèn luyện thêm một số kỹ năng của thám tử tư thì mới tiếp tục theo được vụ này.
Nên chăng, trước khi bạn đưa ra quyết định về một vấn đề thì thử trả lời mấy câu hỏi sau rồi quyết định cũng chưa muộn:
Thứ nhất: Vấn đề thực sự ở đây là gì? Chỉ đơn giản là biết hoặc không biết một thông tin, hay là mối quan hệ vợ chồng?
Thứ hai: Vấn đề ấy có phải là của bạn không, hay là vấn đề của người khác? Nếu đó là chuyện của người khác thì để họ giải quyết sẽ tốt hơn, vì người trong cuộc mới hiểu được ngọn nguồn.
Thứ ba: Quyết định sắp tới của bạn có giải quyết được vấn đề ấy không, hay chỉ giải quyết được phần rất nhỏ, thậm chí còn làm sự việc rắc rối thêm?
Thứ tư: Để giải quyết vấn đề đó thì có những cách gì? Ngoài cách bạn chọn thì còn cách nào tốt hơn không?
Hẳn bạn cũng biết, để giúp đỡ một ai đó đến nơi đến chốn thì cần tìm hiểu rõ nguyên nhân của sự việc và cùng người đó đề ra giải pháp. Giải pháp tốt nhất của bạn chưa hẳn là tốt nhất cho vợ sếp, chỉ khi chính người đó tự tìm được giải pháp cho mình, đó mới là tốt nhất. Bạn có thể hỗ trợ để vợ sếp có giải pháp tốt hơn việc kiểm soát chồng mình một cách khắt khe như vậy. Nếu chỉ giúp đỡ nửa vời như việc nói một lời an ủi hay thể hiện lời tán dương chung chung thì cách giúp đó không giải quyết được điều gì cả, có khi "chữa lợn (heo) lành thành lợn què".
Tốt nhất bạn nên xác định rõ ràng mối quan hệ với vợ sếp và mối quan hệ công việc. Việc nào là chính, việc nào là phụ, đừng để công tư lẫn lộn thành ra làm khó cho chính mình. Một là bạn tập trung vào công việc, không "làm thêm" thám tử tư cho vợ sếp nữa và tránh mặt chị ấy đi. Hai là, bạn vẫn muốn giữ tình bạn đó thì cũng nên thể hiện quan điểm của mình cho vợ sếp biết, làm bạn không có nghĩa là phải làm "tay trong" như vậy. Chuyện vợ chồng sếp thì hai người họ thu xếp với nhau, bạn đừng để mình bị kéo vào mối quan hệ đó. Và cũng có trường hợp, sếp nghĩ vợ mình hay ghen nên việc giao lưu với nữ giới thì giấu đi cho "lành". Trong khi bạn lại nghĩ đi một hướng tiêu cực và nghi oan cho sếp thì sao.
Bạn hãy nghĩ ra nhiều hướng câu chuyện rồi mới quyết định nói hay không với vợ sếp. Chắc rằng, một người bạn thật sự thì sẽ hiểu và không làm khó cho nhau trong những hoàn cảnh trái khoáy như vậy đâu. Thường họ sẽ giúp nhau để bạn mình trở nên hấp dẫn hơn, tươi tắn hơn và khi đó thì làm sao sếp của bạn còn xao nhãng được vợ mình như trước nữa.
Theo VNE