Vợ sắp cưới từng là bồ nhí đại gia
Tôi hơn 30 tuổi, có công ty kinh doanh thiết bị gia dụng, gia đình nề nếp gia giáo, bố mẹ đều là giáo sư đã về hưu. Vợ sắp cưới kém 4 tuổi, đang là giảng viên tại trường đại học nơi bố mẹ tôi từng công tác.
Tôi quen em do bố mẹ giới thiệu. Em xinh đẹp, có điều kiện tốt, công việc ổn định. Bố mẹ tôi rất thích em vì tính cách ngoan hiền, đằm thắm, còn trẻ đã ham học hỏi, tham vọng trong sự nghiệp. Em cũng thú nhận từng đi quá giới hạn với bạn trai cũ nhưng sau khi ra trường đã chia tay, sau đó lo ổn định cuộc sống nên không quen ai nữa.
Càng tìm hiểu tôi càng yêu thương và có chút nể bạn gái. Em kể về tuổi thơ nghèo khó, cha mẹ là công nhân về hưu ở quê. Bản thân em khi lên thành phố học đã tự bươn chải kiếm tiền học phí và sinh hoạt. Em đưa tôi về thăm gia đình, nghe ba mẹ em kể chuyện và hỏi han tin tức làng xóm, ai cũng nói em ngoan hiền mà giỏi. Mới lên thành phố học, em đã gửi tiền nuôi ba mẹ. Cách đây 2 năm, em xây nhà cửa, mở tiệm tạp hóa cho ông bà bán chơi kiếm tiền trà nước còn chi tiêu hàng tháng chủ yếu em phụ trách. Tôi cứ tưởng mình may mắn quen được cô gái tốt hiếm có, vừa tự lập lại thành thực, lễ phép, hiếu thảo, tuy hoàn cảnh nghèo khó nhưng luôn phấn đấu vươn lên, không giống những cô nàng xinh đẹp khác chỉ thích ăn chơi hưởng thụ và lười lao động.
Quen nhau một năm, tôi cầu hôn em, muốn nhanh chóng rước nàng về dinh vì sợ “đêm dài lắm mộng”. Thêm nữa, ba mẹ tôi cũng thúc giục ổn định để sớm có cháu. Lúc này, em báo tin có thai 2 tháng. Mọi chuyện tưởng sẽ bình yên như thế nếu hôm đó tôi không tham gia buổi họp lớp đại học của em. Đám bạn của em đến chúc mừng rồi trò chuyện, hỏi han. Đến phiên cô gái nọ, em bỗng nhiên hào hứng vồn vã quan tâm, hỏi nhiều chuyện của cô ấy, làm ở đâu, lương tháng ra sao rồi em kể chuyện của mình. Lúc em quay đi, một người bạn thân của em chép miệng “Cứ thích ra vẻ thanh cao”. Người bạn đó nói rồi biết mình lỡ miệng nên quay sang cười với tôi, chuyển chủ đề khác. Cuối buổi, họ cứ thậm thụt nhỏ to với nhau, vừa cười vừa chỉ trỏ cô gái ấy khiến tôi sinh nghi.
Hôm sau, viện cớ laptop hư, tôi mượn máy em dùng và phát hiện sự thật em che giấu bao lâu nay. Tôi đọc được đoạn chat yahoo, tìm được nhiều hình ảnh tình tứ của em và người đàn ông lớn tuổi, cả tin nhắn, album ảnh trên Facebook cũ mà em đã để chế độ riêng tư. Em và đám bạn thân chửi cô gái kia rất nhiều bằng những từ ngữ thô tục “đã nghèo mà còn chảnh”,”gái già quê mùa không ai thèm”, đùa cợt cả cách ăn mặc, kiểu tóc đến công việc của cô ấy.
Thì ra thời sinh viên, em là bồ nhí của thầy giáo đã có gia đình, là đại gia giàu có thừa tiền thiếu tình nên chuyên cặp với nữ sinh theo công thức đổi chác tình – tiền. Ông ấy lo cho em ăn học, sinh hoạt, thuê nhà, mỗi tháng cho tiền gửi về cho cha mẹ. Sau khi ra trường, với tấm bằng loại giỏi, em được ông ấy giới thiệu công việc hiện giờ, sắm nhà lầu xe hơi. Cặp với nhau 6 năm thì chia tay, ông ấy quen cô khác. Vậy mà em nói với tôi nền tảng và mọi thứ em sở hữu hiện giờ đều do công sức lao động nhiều năm tích góp tiết kiệm mới có. Năm đầu đại học, có lúc em chỉ ăn mì gói sống qua ngày. Giờ nhớ lại những ngày tháng đó, em vẫn sợ hãi nhưng em quyết không bao giờ bán rẻ nhân cách, đánh đổi tương lai của mình vì vật chất phù phiếm như nhiều cô gái khác.
Video đang HOT
Tôi đã hỏi em mọi chuyện ngay chiều hôm đó. Em thú nhận tất cả với thái độ bình thản như lẽ dĩ nhiên. Em nói chuyện đó bình thường trong xã hội này, ông ấy giàu nhiều tiền thì em cho chút tình. Đổi lại em có cuộc sống sung túc, cha mẹ được hưởng phúc. Nếu em không làm thì đứa khác giành ngay. Em kể về cô bạn học kia có cơ hội tốt, không biết nắm bắt, bày đặt ỏng eo, giờ ra trường với tấm bằng trung bình, mấy năm qua chật vật tìm việc mưu sinh. Cô bạn ấy giờ đây cũng phải cặp với ông sếp hơn chục tuổi đã ly dị vợ, nếu lấy về phải làm mẹ kế sống chung với con trai riêng đang tuổi ngỗ ngược. Còn em có điều kiện tốt nên chọn chồng phải tương xứng, phải trẻ và độc thân.
Nói ra có lẽ mọi người bảo tôi là thằng tồi nhưng tôi nghi ngờ cái thai trong bụng em liệu có phải là của tôi ? Hay là của ông ta? Chia tay nhưng dù gì cũng là tình cũ, có lúc gặp nhau trong công việc, biết đâu họ lén lút qua lại, vẫn liên lạc với nhau thì sao. Cái khó là tôi không xài biện pháp bảo vệ vì nghĩ trước sau cũng cưới, có thai coi như niềm vui nhân đôi.
Tôi lấy cớ công ty đang gặp khó khăn để hoãn đám cưới, đợi tình hình ổn định rồi tính sau. Em trở mặt chửi tôi là thằng hèn, thằng sở khanh, bao lâu nay cứ tưởng tôi phóng khoáng hiện đại, ai ngờ tôi cũng giống như bao thằng đàn ông cổ hủ khác thích câu nệ chuyện trinh tiết. Em bảo rằng tôi đi ra đường hỏi xem gái đẹp nào ngoan như bụt, nào là ai chẳng sống vậy, vì lợi ích của bản thân mới là cách sống khôn ngoan, tiến bộ theo xã hội. Tôi lại xuống nước, thỏa thuận sau khi sinh đứa nhỏ ra sẽ cưới để giữ danh tiếng cho em và cả gia đình tôi. Em cương quyết không đồng ý, nếu không cưới em sẽ bỏ thai đi tìm người khác. Em đẹp, em giỏi chẳng sợ ế. Rồi em chửi tôi là thằng đàn ông ích kỷ, muốn lấy vợ tài sắc thì phải bao dung, cảm thông, ngày xưa em không cặp đại gia thì em nghèo đói, cha mẹ em khổ, liệu tôi có chịu lấy em hay vừa biết gia cảnh nhà em đã vội chạy làng vì gánh nặng nhà vợ.
Hiện giờ tôi rất bế tắc, không biết nên làm sao cho trọn vẹn. Chuyện này cũng không thể tâm sự với ai. Em biết tôi thương con nên ngày nào cũng làm áp lực, lấy lòng bố mẹ tôi. Nếu không cưới, em sẽ bỏ thai, lỡ nó là con tôi thì sao? Tôi thương con không muốn mang tội. Nhưng nếu cưới rồi, không phải con tôi, chẳng lẽ ly hôn chứ làm sao tôi im lặng nuôi con người được. Hơn nữa, cho dù là con tôi nhưng sống với người phụ nữ giả dối, ghê gớm, tham vọng bất chấp tất cả như em, có lẽ chẳng thể nào hạnh phúc được. Trong tương lai, tôi sẽ bị cắm sừng vì biết đâu em sẽ cặp với người khác, miễn người đó đem lại lợi ích.
Tôi muốn hủy cưới lại sợ mất con. Còn cưới nhau vì đứa con, sau này con lớn, tôi biết sẽ rất khó để quyết định. Làm sao nỡ cướp của con gia đình đầy đủ cha mẹ nhưng đẻ con ra không có danh phận, để con từ nhỏ sống cảnh cha mẹ ly tán, tôi cũng không đành lòng. Xin mọi người cho tôi lời khuyên.
Theo Blogtamsu
Khủng hoảng chứng khoán: Trung Quốc phải học hỏi Mỹ
Hôm qua (18-7), Thứ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Chu Quang Diệu phát biểu rằng Trung Quốc cần rút ra bài học từ rắc rối tài chính lần này, đồng thời bày tỏ ý định tập trung vào việc giám sát và phát triển những cơ chế mới nhằm đối phó với các biến động tài chính trong tương lai.
Thị trường tài chính Trung Quốc vừa bị giảm gần một phần ba từ hồi đầu tháng Sáu cho đến đỉnh điểm vào giữa tháng Sáu, xóa xổ gần 4 nghìn tủy USD khỏi giá trị cổ phiếu. Bản thân các nhà đầu tư cũng mất ăn mất ngủ vì ngân hàng trung ương dự định kết thúc việc nới lỏng chính sách tiền tệ của mình.
Trung Quốc phải học từ các nước "gạo cội"
Cú trượt dốc đã thúc đẩy Trung Quốc phải tìm đến một nỗ lực giải cứu thị trường chứng khoán lớn chưa từng có, với việc chính phủ triển khai một loạt các động thái như ngăn thả nổi cổ phiếu và cấm các công ty và các cá nhân điều hành bán cổ phiếu.
Trả lời tờ Reuter, ông Diệu còn cho biết Bắc Kinh đang cân nhắc nhiều chính sách mới. Trong buổi phỏng vấn tại Đại sứ quán Trung Quốc tại London, ông cho biết "Thực tế là quá trình giám sát đã không hợp lí, và đây là một thách thức thật sự. Sau những biến động mà chúng ta đã chứng kiến, chúng ta cần học hỏi từ các nước khác cũng như các thị trường tài chính gạo côi như Mỹ - Anh".
Trung Quốc và hai nỗi lo lớn về thị trường bất động sản và nợ công. ảnh minh họa. Nguồn: Google Images.
Thị trường tài chính nước này đã tăng trở lại trong các phiên gần đây cũng như trong chỉ số CSI300. Vào ngày thứ Sáu 17-7, chỉ số CSI300 của nhiều công ty lớn nhất Thượng Hải và Thâm Quyến đã tăng 3,9 % lên 4.151,50, tức tăng 1,1 trong tuần này. Cũng theo ông, việc Trung Quốc can thiệp ổn định thị trường là đúng đắn khi xem xét về mức độ bất ổn và hiện việc đánh giá về các sự kiện đang được tiến hành để rút ra các chính sách ngăn chặn những bất ổn thị trưởng trong tương lai.Tuy vậy, ông không cho biết các chính sách có thể được cân nhắc đến là gì. Nhiều nhà đầu tư cho rằng cần có các cải cách thị trường và những kế hoạch nhằm tiến tới nền kinh tế thị trường, chứ không phải các kế hoạch ngắn hạn như giới hạn các đợt bán cổ phiến, mới có thể phục hồi lại thị trường chứng khoán. Một năm khó nhọc Ngay cả trước khi thị trường chứng khoán lao đao vào hồi giữa tháng Sáu, đã có nhiều dấu hiệu cho thấy đây là một năm khó khăn cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, như giảm tốc độ tăng trưởng, đầu tư và nhu cầu trong nước bị phức tạp hóa do thị trường bất động sản đang nguội dần và các áp lực giảm phát. Các tập đoàn nhà nước và các công ty tư nhân đang mắc nợ nặng nề là những nơi cảm nhận rõ áp lực trên. Theo ông Diệu, chính phủ sẽ cho phép các công ty tuyên bố phá sản chứ không cố gắng hỗ trợ nhằm giúp thị trường nợ hiệu quả. Theo đó, "Trong một số trường hợp, bên vay cần phải có trách nhiệm. Chúng tôi đã nói rõ đây là quy luật thị trường nhưng cũng cho biết chúng ta phải tránh bất cứ tác động tiêu cực nào gây rủi ro tài chính cho hệ thống và khu vực. Chúng tôi tự tin rằng mình đủ khả năng để giữ cho hệ thống tài chính của mình khỏe mạnh và bền vững."
Trong dài hạn, ông tự tin nhận định Trung Quốc có khả năng đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế tiềm năng từ 7 đến 8% trong năm năm tiếp theo nhờ các cải cách thể chế thị trường cho phép tăng năng suất.
Tài chính Trung Quốc gặp 1 năm khó nhọc
Khi được hỏi về chương trình hoán đổi nợ trị giá 2 nghìn tỷ NDT của Trung Quốc nhằm giảm tái cấp vốn cho chính quyền các địa phương đang nặng gánh nợ công cũng như thúc đẩy tặng trưởng kinh tế, ông Diệu cho rằng mức độ hiện nay là vừa đủ. Chương trình này cho phép các tỉnh thành chuyển đổi các món nợ lãi suất cao thành trái phiếu lãi suất thấp có kỳ hạn lâu hơn. Dữ liệu năm 2013 của Văn phòng kiểm toán quốc gia cho thấy nợ phải trợ của chính quyền địa phương có thể lên tới 1,82 nghìn tỷ NDT vào cuối năm nay. Theo ông Diệu, "gói 2 nghìn tỷ đồng có thể thanh toán toàn bộ nợ. Nhưng dĩ nhiên các số liệu là từ tháng sáu 2013, nên chắc chắn sẽ có tiến triển mới, nhưng tôi không chắc là bao nhiêu." Chương trình hoán đổi nợ ban đầu có hạn ngạch là 1 nghìn tỷ NDT, song hồi tháng Sáu Bộ Tài chính đã nhân đôi lên thành 2 nghìn tỷ. Vào đầu tháng Bảy, báo chí nước này cho biết Bắc Kinh đang dự định nâng hạn ngạch lên thêm 1 nghìn tỷ nữa. Mặc dù giúp tái cấu trúc khoản nợ công 3 nghìn tỷ của Trung Quốc, chương trình hoán đổi nợ lại tăng áp lực lên nguồn cung, loại bỏ các nhà phát hành trái phiếu khác và đã bị chỉ trích vì không ước lượng được qui mô chương trình. Thứ trưởng Tài chính thừa nhận có các lo ngại trên và cho biết chính phủ cần củng cố thông tin và tính minh bạch đối với thị trường.
Minh Trường (Theo Reuters)
Theo_PLO
Style đáng học hỏi của tín đồ thời trang đầu tháng 5 Các blogger ưu tiên những trang phục ngắn, gọn gàng, đem lại sự mát mẻ trong ngày hè. Nữ blogger nổi tiếng Ba Lan Juliett Kuczynska xuống phố với set đồ đồng bộ màu hổ phách gồm áo oversized sơ vin cùng short. Nàng còn rất tinh tế trong việc chọn phụ kiện hợp rơ trang phục. Cô gái 28 tuổi Viktoriya Sener...