Vỏ rễ dâu trị hen suyễn
Vỏ rễ dâu có tác dụng tả phế bình suyễn, lợi tiểu, tiêu phù. Trị hen suyễn do phế nhiệt; ngoài ra còn có tác dụng lợi niệu, tiêu thũng.
Ảnh minh họa: Internet
Vỏ rễ dâu còn có tên là tang bạch bì, vị ngọt, tính hàn. Vào kinh phế nên tang bạch bì có tác dụng tả phế bình suyễn, lợi tiểu, tiêu phù. Trị ho suyễn do phế nhiệt; ngoài ra còn có tác dụng lợi niệu, tiêu thũng. Hằng ngày có thể dùng 4 – 25g.
Tang bạch bì được dùng làm thuốc trong các trường hợp:
Tiêu thoát nóng ở phổi (tả phế), cắt cơn hen suyễn: Dùng cho các chứng bệnh đờm có sốt nóng (đàm nhiệt) làm vướng phổi, ho hen suyễn, đờm cò cử, miệng khát…
Bài 1: Bột tả bạch: tang bạch bì 12g, địa cốt bì 12g, sinh cam thảo 8g, ngạnh mễ 20g. Sắc uống. Trị viêm phế quản, viêm phổi, sốt nhẹ, ho hen.
Video đang HOT
Bài 2: tang bạch bì 12g, lá tỳ bà 12g. Sắc uống. Chữa viêm phế quản mạn tính, ho hen suyễn.
Bài 3: tang bạch bì 20g, hạt tía tô 12g, cam thảo sống 8g. Sắc uống. Chữa viêm khí quản, ho hen suyễn.
Lợi niệu tiêu thũng:
Bài 1: tang bạch bì 20g, xích tiểu đậu 63g. Sắc uống. Chữa viêm thận, phù thũng, đái ít.
Bài 2: Chè thuốc ngũ bì: tang bạch bì 12g, vỏ quả cau 12g, vỏ gừng 12g, trần bì 8g, phục linh bì 8g. Sắc uống. Chữa phù thũng, bụng trướng, tiểu tiện không lợi.
Bài 1: Bạch hổ thang gia giảm: ngân hoa 16g, hoàng liên 6g, liên kiều 6g, tang bạch bì 8g, hoàng cầm 6g, thạch cao 20g, tri mẫu 6g, cam thảo 4g. Trị viêm phổi trẻ em thể nhiệt độc.
Bài 2: kim ngân hoa 16g, hoàng liên 8g, sài đất 20g, thạch cao 20g, lá tre 12g, tử tô 8g, tang bạch bì 8g. Trị viêm phổi thể phong nhiệt.
Kiêng kỵ: Người bị ho, hen suyễn do lạnh phổi (phế hàn) không uống.
BS. Tiểu Lan
Sức khỏe & Đời sống
Da trắng mịn màng chỉ nhờ cây cỏ sữa
Con gái miền núi Tây Bắc (nhất là con gái người Dao, người Thái), thường nổi tiếng với làn da trắng mịn màng, hồng hào đầy sức sống, không tì vết. Điều ngạc nhiên là các cô gái vùng cao này không hề sử dụng bất cứ một loại kem dưỡng da nào.
Cỏ sữa - phương thuốc giúp da trắng hồng hiệu quả mà dễ kiếm. Ảnh minh họa
Ở xứ này, không kể các cô gái da trắng má đào, mà ngay cả đến phụ nữ có tuổi hoặc các bà mế lưng còm lọm khọm cũng vẫn giữ cho mình được làn da đẹp. Bí quyết thật đơn giản, họ rửa mặt bằng nước từ cây cỏ sữa mỗi ngày.
Cỏ sữa là loại cây mọc hoang rất dễ tìm. Người ta có thể thấy nó bất cứ đâu như trong vườn, ngoài ngõ, bãi đất hoang, ven đường, công viên... Theo Đông y, cỏ sữa có vị đắng và chua, tính mát, tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, giải độc, chống ngứa. Từ rất xa xưa, phương thuốc dùng nước cỏ sữa rửa mặt hoặc tắm mỗi ngày để có làn da trắng mịn đã được các mẹ, các chị vùng Tây Bắc truyền lại cho con cháu nhiều thế hệ.
Cỏ sữa có thể dùng khi còn tươi hay phơi khô đều được. Cách dùng cũng rất đơn giản, chỉ cần một nắm cỏ sữa, rửa sạch, để ráo, rồi đun trên bếp trong vòng 20 phút, lấy nước để nguội (có thể pha thêm nước sạch nếu cần) dùng rửa mặt hoặc tắm. Kiên trì như vậy trong vòng một tháng sẽ có kết quả ban đầu là làn da sáng hơn, mịn màng hơn.
Ở miền núi phía Bắc, rất nhiều gia đình dùng cỏ sữa để tắm cho trẻ từ khi mới sinh cho tới khi đã lớn để làm mịn da, tránh rôm sảy, mụn nhọt. Ngoài tác dụng làm đẹp da, cỏ sữa còn có tác dụng làm mát da, tiêu viêm, hết mụn mà lại rất lành tính. Dưới đây là một vài tác dụng nữa của cỏ sữa:
Chữa bệnh lỵ: Cỏ sữa 20-50 gam (ở người lớn cần 100 gam), sắc uống ngày một lần cho tới khi hết bệnh.
Chữa viêm, mụn nhọt, trứng cá: Lấy một ít lá cỏ sữa tươi, giã nát, vắt lấy nước cốt uống. Phần bã còn lại đắp lên vùng da mụn. Có thể dùng kết hợp với tắm bằng nước lá và thân cây cỏ sữa.
Theo Giang Thanh
Pháp luật TP HCM
Cây mã đề - thần dược chữa bệnh Cây mã đề rất phổ biến và quen thuộc với người Việt, đặc biệt nó có công dụng rất hiệu quả trong việc và hỗ trợ rất nhiều bệnh. Cây Mã đề còn gọi là Xa tiền, cây này mọc hoang khắp nơi trong nước ta và nhiều nước khác. Mã đề là cỏ sống lâu năm, thân rất ngắn. Lá mọc ở...