Vợ ơi…anh ốm nghén rồi
“Dở khóc dở cười khi chị thấy chồng vật vã ốm lên ốm xuống một cách lạ lùng. Cứ ngửi thấy mùi thức ăn là nôn khan. Bình thường anh ấy không bao giờ động đến bánh kẹo, đồ ngọt. Vậy mà lúc này lại ăn bánh kẹo thay cơm. Có lần tôi mắt tròn mắt rẹt nhìn anh ấy trong vòng 30 phút “chiến” hết 1kg kẹo lạc. Ăn xong vẫn còn thấy thòm thèm”.
Chị mang thai bé này là bé thứ 2, bé thứ nhất thì chị khổ sở vì chuyện nghén ngấm. Đến bé thứ 2, từ khi biết mình có thai, chi bắt đầu lo sợ về thời điểm “kinh hoàng” của sự nghén. Nhưng đến giữa tháng thứ 2 của thai kì, mọi thói quen ăn uống của chị vẫn không có gì bất thường. Trái lại, chồng chị bắt đầu xuất hiện những biểu hiện nghén thay vợ.
“Chồng vật vã ốm lên ốm xuống. Cứ ngửi thấy mùi thức ăn là nôn khan. Bình thường anh ấy không bao giờ động đến bánh kẹo, đồ ngọt. Vậy mà lúc này lại ăn bánh kẹo thay cơm. Có lần tôi mắt tròn mắt rẹt nhìn anh ấy trong vòng 30 phút “chiến” hết 1kg kẹo lạc. Ăn xong vẫn còn thấy thòm thèm”.
Vợ ơi…anh ốm nghén rồi
Ngoài nghén ăn chồng chị Huệ còn bị nghén ngủ. Từ ngày vợ bầu, anh ngủ lì bì cả ngày cả đêm, hở ra lúc nào là ngủ. “Có hôm về nhà ngoại chơi, vừa chào bố mẹ xong đã không thấy chồng đâu. Tôi tưởng anh ấy chạy đi bắn chim với mấy ông bạn hàng xóm. Ai ngờ đến 5 giờ chiều thấy chồng lù lù từ trên tầng đi xuống. Hỏi ra mới biết anh chồng “trốn” lên tầng 3 ngủ từ lúc về (10 giờ sáng)…”.
Đến tháng thứ 4, chồng chị lại sinh ra chứng quái đản hơn là thích ăn khoai lang sống. Về quê lần nào anh cũng “hùng hục” chở lên Hà Nội cả chục cân khoai. Ngày nào gọt sẵn 5-6 củ “thủ” sẵn trong cặp đi làm. Đến cơ quan, khi mọi người đi ăn thì anh ở lại phòng “thưởng thức” món khoai lang sống. Sang tháng thứ 5 tình trạng ốm nghén mới giảm dần, rồi hết hẳn. 3 tháng ốm nghén thay vợ, anh chồng từ 75 cân gầy xọp tọp xuống còn 70 cân.
Cứ ngửi thấy mùi thức ăn là anh lại nôn khan
Video đang HOT
“Nhìn cảnh chồng ốm nghén vật vã khổ sở vừa thương vừa buồn cười. Mẹ mình mách dùng mẹo đợi lúc chồng ngủ thì trèo qua bụng chồng, như vậy chồng sẽ hết nghén. Mình đã thử làm vài chục lần nhưng chẳng thấy có gì thay đổi. Sáng ra vẫn thấy chồng chạy vội vào nhà về sinh để nôn. Mình cũng không hiểu vì sao chồng mình lại ốm nghén như thế. Nhưng nói thật cũng cảm thấy mình rất may mắn vì được chồng chia sẻ phần nào cảm giác cùng mang thai đến ngày con khỏe mạnh chào đời”, chị Huệ tâm sự.
Với anh có lẽ 3 tháng nghén thay vợ là những “ngày kinh hoàng” nhất, mọi sinh hoạt bị đảo lộn, ý thích thay đổi đến bất ngờ, cơ thể lúc nào cũng trong trạng thái lơ lửng,mệt mỏi.
“Nhờ trải qua thời kì nghén mà thấy thương và yêu vợ hơn. Thế mới biết, để có được một sinh linh người phụ nữ đã phải chịu đựng những gì…”, anh Hùng nói.
Có thể nói những người chồng biết ốm nghén thay vợ là những người đàn ông vô cùng yêu vợ. Vì khi được trải qua một lần nghén thay vợ, được đồng cảm, thấu hiểu với những khó khăn, vất vả của vợ mình mỗi lần sinh nở sẽ càng thêm yêu và trân trọng những hy sinh của vợ hơn. Họ sẽ biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ vợ chăm sóc con cái, gìn giữ hạnh phúc gia đình. Như thế mới biết, tình yêu của đàn ông họ cũng lớn lao thế nào…
Theo him
Bài thuốc chữa suy nhược
Có một số bài thuốc thích hợp dùng trong trường hợp suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh.
Toan táo nhân
Suy nhược thần kinh
Trên lâm sàng thường gặp các biểu hiện như: tinh thần uất ức hoặc phiền muộn, hay thở dài, bụng đầy trướng, ăn uống kém... Phép trị trong trường hợp này, theo lương y Như Tá là "sơ can, lý khí, an thần", có thể dùng phương thuốc "tiêu dao thang gia vị", gồm các vị: sài hồ, hoàng cầm, bạch truật, phục linh, bạch thược, đại táo (mỗi loại cùng 12 gr), thanh bì, bạc hà, uất kim, hương phụ, chỉ xác, toan táo nhân (mỗi loại 8 gr). Hoặc dùng phương thuốc "lý khí giải uất thang", gồm các vị: hương phụ, uất kim, bạch tật lê, chỉ xác (mỗi loại 8 gr), và phục linh 12 gr.
Trong trường hợp âm hư hỏa vượng, biểu hiện bệnh như hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ù tai, hay quên, hồi hộp, hay xúc động, vui buồn thất thường, ngủ ít, hay mơ, miệng khô, họng khô, trong người hay cảm thấy bừng nóng, táo bón, nước tiểu đỏ... thì dùng phương thuốc "kỷ cúc địa hoàng thang gia vị", gồm các vị: kỷ cúc, thục địa, sơn dược, câu đằng, sa sâm, mạch môn (mỗi loại 12 gr), cúc hoa, sơn thù, trạch tả, đơn bì, phục linh, toan táo nhân, bá tử nhân (mỗi loại 8 gr).
Nếu là do tâm tỳ hư, triệu chứng thường gặp như ngủ ít, dễ hoảng sợ, ăn uống kém, sụt cân, người mệt mỏi, mắt thâm quầng, hồi hộp, nhức đầu, rêu lưỡi trắng... Phép trị trong trường hợp này là "kiện tỳ, dưỡng tâm, an thần", với bài "quy tỳ thang" gồm các vị: mộc hương 6 gr, đương quy, viễn chí, long nhãn, phục thần, toan táo nhân (mỗi loại 10 gr), và hoàng kỳ, bạch truật, đảng sâm, đại táo (mỗi loại 12 gr).
Nếu là thận âm, thận dương hư, có biểu hiện như sắc mặt trắng, tinh thần uể oải, lưng đau, gối mỏi, chân tay lạnh, sợ lạnh, ngủ ít, tiểu nhiều... Phép trị là "ôn thận dương, bổ thận âm, an thần, cố tinh", với bài thuốc gồm các vị: đơn bì, nhục quế (mỗi loại 4 gr), viễn chí 6 gr, sơn thù, trạch tả, phục linh, phụ tử, toan táo nhân, thỏ ty tử (mỗi loại 8 gr), thục địa, sơn dược, kim anh, khiếm thực, ba kích, đại táo (mỗi loại 12 gr). '
Nhục quế
Thanh bì
Sơn thù
Thố ty tử - Ảnh: H.Mai
Suy nhược cơ thể
Với y học cổ truyền, theo lương y Như Tá, suy nhược cơ thể thường dựa trên 4 yếu tố cơ bản là âm, dương, khí và huyết, tương ứng với khí hư, huyết hư, dương hư, âm hư. Trường hợp suy nhược cơ thể thuộc thể thận dương hư, triệu chứng thường gặp là: chân tay lạnh, lưng gối nhức mỏi, trời lạnh đau nhức nhiều, tiểu nhiều, nước tiểu trong hoặc tiểu gấp khó cầm, sắc mặt tái nhợt, giọng nói yếu, có thể hơi ngắn, hụt hơi, thì phép trị là "ôn bổ thận dương, dưỡng tinh huyết", có thể dùng phương thuốc gồm các vị: nhục quế, phụ tử (mỗi loại 8 gr), qui đầu 12 gr, sơn thù, hoài sơn, (mỗi loại 15 gr), lộc giác, kỷ tử, đỗ trọng, thố ty tử (mỗi loại 16 gr), thục địa 20 gr.
Với trường hợp suy nhược do tỳ vị âm hư, triệu chứng thường gặp là, miệng khô, môi khô, chán ăn, táo bón nặng, có thể nôn khan, mặt đỏ, lưỡi khô, thì phép trị là "tư dưỡng tỳ vị", dùng phương thuốc "ích vị thang gia giảm", với các vị: mạch môn 10 gr, sa sâm, ngọc trúc (mỗi loại 12 gr), sinh địa 16 gr, đường phèn 20 gr.
Cách sắc (nấu) các bài thuốc trên: cho các vị thuốc vào nồi đất cùng 4 chén nước, nấu còn lại 1 chén cho nước ra riêng. Tiếp tục nước thứ hai cho 3 chén nước vào nấu còn lại nửa chén, hòa hai nước lại chia làm 3 lần dùng trong ngày. Một liệu trình dùng từ 7 - 10 ngày. Nếu không cải thiện, cần tham khảo thêm ý kiến của thầy thuốc.
Hạ Mai
Theo TNO
Những cách khắc phục bệnh ốm nghén hiệu quả Ốm nghén là triệu chứng phổ biến trong thai kỳ và bạn có thể dễ dàng thoát khỏi "ám ảnh" ốm nghén bằng những liệu pháp tự nhiên và y học dưới đây. Liệu pháp tự nhiên Gừng: Đây là loại thảo dược phổ biến trong Đông y, nổi tiếng với tác dụng chống đau bụng của nó. Bạn có thể uống gừng...