Vợ ơi! Xin em đừng nên nói xấu nhà chồng…
Con phát ngấy mỗi khi phải về quê chồng. Hai ngày cuối tuần dài như một thế kỉ. Con chả dám ăn gì vì cái gì trông cũng bẩn. Bộ ấm chén cái thì sứt quai, cái thì mẻ miệng…
Từ nói xấu
Không ít lần anh Tân khẩn thiết van xin vợ như thế. Bởi vì chị Nguyệt vợ anh Tân rất hay nói xấu, bêu riếu và cả mỉa mai nhà chồng. Khiến anh em, họ hàng bên vợ có cái nhìn không đúng, thiếu tích cực về gia đình nhà anh.
Chị Nguyệt và anh Tân yêu nhau, đến với nhau trong sự phản đối của gia đình nhà chị Nguyệt, họ cho rằng hai gia đình không môn đăng hộ đối. Bởi vì, gia đình nhà chị Nguyệt khá cơ bản, bố là bộ đội nghỉ hưu, mẹ là hiệu trưởng một trường cấp ba đương chức, trong khi đó bố mẹ anh Tân lại “hai lúa” trăm phần trăm.
Nhưng vì mối tình từ thời phổ thông sâu đậm, trải qua 4 lần hợp, 3 lần tan, anh chị vẫn quyết lấy nhau bằng được. Những tưởng “vàng đã thử lửa” thì ắt chính thật vàng mười, những tưởng chấp nhận đến với anh Tân, chị Nguyệt sẽ chấp nhận hoàn cảnh khó khăn của gia đình anh. Nhưng thực tế hôn nhân không phải lúc nào cũng đẹp như tranh vẽ.
Nhà chị ở thành phố, nhà anh dưới quê. Ngày yêu nhau, anh dẫn chị về chơi, hai người lội ruộng ra đồng bắt cua về cho cô em gái nấu canh riêu chị thích lắm, thấy tình yêu của mình thật lãng mạn. Nhưng cưới rồi, chị thấy việc lội ruộng bắt cua sao mà dơ dáy. Chị bịt mũi lại mỗi khi mùi tanh của bùn xộc lên.
Đất nhà anh thì rộng thẳng cánh cò bay. Vả lại thói quen của người dân quê anh là sống hòa đồng với thiên nhiên ngay cả trong chuyện giải phóng “hàng tồn” trong bụng. Còn nhớ khi xưa, anh canh cho chị đi “toilet” thiên nhiên, chị còn bảo thật thú vị vì được ngắm cả trăng cả sao. Thế mà giờ đây, chị lại thay đổi tới không ngờ. Trong những câu chuyện chỉ đem kể cho anh em nhà mình bao giờ cũng mỉa mai gia đình anh nghèo tới mức nhu cầu giản tiện nhất cũng không được thỏa mãn.
“Mẹ biết không. Con phát ngấy lên mỗi khi phải về quê chồng. Hai ngày cuối tuần dài như một thế kỉ. Con chả dám ăn gì vì cái gì trông cũng bẩn bẩn. Bộ ấm chén cái thì sứt quai, cái thì mẻ miệng, nhìn đã chả muốn nói gì đến uống.” – Một lần anh trót nghe lỏm được những lời này.
Video đang HOT
Không phải anh Tân bất tài đến mức không mua nổi bộ ấm chén lịch sự, không xây nổi cho bố mẹ một nhà vệ sinh khang trang tiện nghi. Mà bởi vì còn có nhiều việc của gia đình quan trọng hơn đang đợi anh giải quyết. Ba đứa em đang học đại học, anh phải chu cấp hàng tháng, ngôi nhà bố mẹ anh xây gần 3 chục năm đã dột nát lắm rồi đang đợi anh tu sửa.
Anh trách chị sao không bớt chút tiền son phấn của mình sắm sửa những thứ nho nhỏ cho gia đình chồng mà lại ỏng eo chê bai. Anh Tân buồn lắm, khi nghe những lời chê bai đầy xúc phạm từ chính cái miệng xinh xắn của vợ mình.
… Đến đòi quyền lợi
Việc chị Nguyệt nói xấu nhà chồng xem chừng vẫn còn “nhẹ đô” hơn nhiều so với mức độ của chị Hảo.
Chị Hảo dù đã đi lấy chồng nhưng bất cứ khi nào, bất cứ lúc nào chị cũng có thể gọi điện thoại, hoặc phóng xe về nói xấu nhà chồng với mẹ đẻ. Không chỉ nói xấu chỉ còn kêu khổ, ca mệt, khóc lóc ầm ĩ. Sau mỗi lần như thế, anh Trung chồng chị lại bị mẹ vợ “triệu” sang và mở “dân ca” cho nghe.
Nào là: nó là con gái duy nhất của tôi, anh mà để nó ấm ức điều gì là không xong với tôi đâu. Nào là: Sao anh vô trách nhiệm thế, vợ có bầu mà cũng chẳng được yên thân, suốt ngày khóc lóc thế này hỏi đứa trẻ ra đời sẽ ra sao.
Đúng là gia đình anh Trung phức tạp thật. Nào là chuyện con bà cả, con bà hai tị nhau chuyện đất cát. Nào là chuyện chị em dâu bằng mặt mà không bằng lòng đã khiến anh Trung đau đầu vì bất lực. Nhưng anh em nhà anh dù có không hài lòng về nhau nhưng đều chỉ nội bộ với nhau mà thôi, người ngoài không ai hay biết. Nhưng vợ anh lại đem “vạch áo cho người xem lưng” khiến anh cảm thấy mất mặt.
Anh đường đường là anh trưởng, lại có bằng tiến sĩ trong tay. Ra ngoài lúc nào cũng chỉ tay năm ngón, “ăn tiên nói chốc”, vậy mà lại mang tiếng không bảo được em, không bênh được vợ trong mắt bên ngoại. Nên anh cảm thấy bức xúc lắm.
Có lần, chả hiểu chị Hảo vợ anh gọi điện về khóc lóc ra sao. Mẹ vợ anh tức tốc thuê taxi sang nhà anh để đòi quyền lợi cho con gái. Mà chuyện đâu có gì to tát, ngày sinh nhật cô em gái út sống cùng nhà với vợ trong anh, nó mời bạn bè tới ăn uống. Xong rồi lại kéo nhau đi hát hò mà không kịp dọn dẹp đỡ đần chị dâu. Lần ấy, vợ anh Trung đang mang thai đứa thứ hai, cảm thấy ấm ức vì bị biến thành osin dù đang mang trong mình quý tử của dòng họ Đỗ.
Ngay cả việc phòng the của hai vợ chồng có điều gì không thỏa mãn chị cũng đem kể với mẹ đẻ, chị em gái. Khiến anh Trung mất hết phong độ trong ánh mắt của mọi người, mặc dù nguyên nhân có khi không hoàn toàn do anh.
Mất hình tượng trong mắt chồng
Trước đây, anh Tân vô cảm động, biết ơn tình yêu chân thành không vụ lợi của chị Nguyệt. Đã bao lần anh chủ động đòi chia tay chỉ vì không muốn chị Nguyệt khổ nhưng chị một mực không chịu. Anh Tân đã hạnh phúc biết bao khi đám cưới của anh chị cuối cùng cũng được tổ chức. Anh hứa sẽ mang lại hạnh phúc cho vợ, sẽ không bao giờ để chị phải chịu thiệt thòi điều gì.
Nhưng mới sau có 2 năm ngày cưới, anh đã thấy mất hết những hình ảnh tốt đẹp và cao thượng của vợ. Những lời nói xấu tuy không công khai, nhưng nó như nhát dao đâm vào tim anh đau nhói. Anh sợ rằng mức độ yêu thương, trân trọng anh dành cho vợ sẽ nhạt dần bởi vợ anh không còn được như xưa nữa.
Còn anh Trung, đã không thể im lặng trước việc vợ hết lần này tới lần khác vác chuyện nhà chồng đi kể lể, bao phen làm anh xấu mặt. Vốn trầm tính, nhưng anh đã nổi xung lên khi vợ anh khóc lóc, kêu than mình bị “ngược đãi” vì phải dọn dẹp “bãi chiến trường” sau bữa sinh nhật của cô em chồng.
Anh đã ra tối hậu thư cấm chị từ nay không được “mách lẻo” với gia đình nhà đẻ bất cứ chuyện gì của hai vợ chồng cũng như gia đình chồng. Hình ảnh chị trong mắt anh cũng giảm cấp nghiêm trọng.
“Xấu chàng thì hổ ai”, xin các chị em hãy trả lời câu hỏi ấy, trước khi vác chuyện nhà chồng về nhà đẻ.
Theo Khampha
Người đàn bà quá máu lạnh!
Mỗi lần nghe con trai chưa đầy bốn tuổi hỏi mẹ đâu là lòng tôi như xát muối. Thằng bé nhớ mẹ, cả nhà xót xa, tìm mọi cách bù đắp cho con, nhưng có lẽ trên đời không gì có thể thay thế được tình mẹ...
Học xong đại học, tôi làm nhân viên ở một ngân hàng. Cha mẹ tôi có tiệm vàng lớn nhất nhì thị xã nên việc đi làm đối với tôi chỉ là để có thêm kinh nghiệm. Chính ở đây, tôi gặp cô ấy, khi đó là một sinh viên đến ngân hàng vay tiền theo chính sách dành cho sinh viên nghèo. Tôi đã bị cô ấy "hớp hồn" ngay lần gặp đầu tiên. Sau một thời gian đeo đuổi, cuối cùng tôi cũng "cưa" đổ cô ấy.
Chưa kịp mừng, tôi đã gặp phải sự phản đối kịch liệt của cha mẹ. Điều cha mẹ tôi lo lắng nhiều nhất không phải vì nhà cô nghèo mà là nề nếp gia đình. Ba cô suốt ngày nhậu nhẹt, say xỉn, đánh chửi vợ con, đã vậy còn ham mê bài bạc, gây nợ khắp nơi. Cha mẹ tôi cũng lo cô ấy không yêu tôi, nhưng vì quá si mê, tôi đã ra sức bảo vệ tình yêu của mình. Cuối cùng, cha mẹ đành chiều ý tôi. Chúng tôi cưới nhau khi cô chưa tốt nghiệp đại học. Ngày cưới, ai cũng trầm trồ khen cô dâu, tôi cảm thấy rất mãn nguyện. Dĩ nhiên, tôi trở thành nhà tài trợ cho kinh tế của gia đình vợ.
Cha mẹ đã lớn tuổi, tôi lại là con trai một nên đến lúc phải nghỉ làm để quán xuyến tiệm vàng. Vợ tôi tốt nghiệp đại học, cha mẹ rất mong con dâu ở nhà cùng chồng lo cho tiệm nhưng cô cương quyết đòi đi làm. Cô bảo, công cha mẹ mình vất vả cho đi học, giờ nghỉ ở nhà thấy thật có lỗi. Tôi biết vợ không muốn ở nhà thì nói vậy, nếu không có gia đình tôi cáng đáng, không biết bây giờ gia đình cô ấy sẽ ra sao khi nợ ba cô gây ra ngày càng lớn. Vậy mà khi gia đình tôi cần, cô từ chối thẳng thừng.
Sau khi cưới một thời gian, gia đình vợ lại tiếp tục đổ nợ phải bán cả căn nhà đang ở. Vợ tôi buồn bã, khóc lóc khiến tôi không thể làm ngơ. Một lần nữa, tôi lại bỏ tiền ra mua đất, xây một căn nhà cấp 4 khang trang để cha mẹ vợ có chỗ ở.
Vợ tôi làm việc ở một cơ quan kinh tế. Nhìn vợ mình xinh đẹp, tha thướt, sang trọng mỗi khi bước chân ra khỏi nhà, lòng tôi không khỏi lo lắng. Nhất là lúc đã sinh con một thời gian rồi đi làm trở lại, trông cô ấy càng rực rỡ, quyến rũ. Tôi lại lấy lý do con còn nhỏ, năn nỉ vợ nghỉ ở nhà chăm con, tôi sẽ trả lương cao gấp đôi mức lương đi làm. Vợ tôi trả lời ngay, rằng cô không cần nhiều tiền. Không cách nào thuyết phục được vợ, tôi đâm ra cáu kỉnh, vợ chồng cãi cọ triền miên. Cha mẹ tôi khuyên nhủ cô cũng không nghe, còn bảo chuyện của con để con tự quyết định.
Một ngày, nỗi lo của tôi thành sự thật. Vợ tôi cặp bồ với sếp, bị vợ ông ấy biết, đến tận nhà tôi làm dữ. Bà ấy còn bảo tôi nhu nhược không biết dạy vợ. Trong cơn tức giận phừng phừng, tôi đã tát vợ. Cô ta đòi ly hôn ngay lập tức. Biết cha mẹ tôi rất cưng cháu nội, cô dõng dạc ra điều kiện, rằng nếu tôi muốn nuôi thằng bé thì phải cho cô đứng tên một căn nhà lớn ngay trung tâm thị xã! Tôi sững sờ trước sự lạnh lùng của cô ấy, người mà suốt nhiều năm nay tôi đã thương yêu hết lòng. Điều kiện cô đưa ra với gia đình tôi không phải khó thực hiện, chỉ tiếc suốt bao năm mình nuôi ong tay áo mà chẳng hay!
Cha mẹ tôi đã già, nay gặp phải cú sốc này nên bệnh lên bệnh xuống. Cả con trai tôi nữa, nó vẫn luôn mong ngóng người mẹ mà có lẽ đã chẳng còn có nó trong lòng...
Theo ĐSPL
Bàng hoàng khi túi độn ngực của vợ bị bóp vỡ ngay đêm tân hôn Đêm tân hôn, tôi lao vào vợ như hổ đói rồi cho tay lên ngực vợ, ngay sau đó có một tiếng nổ nho nhỏ xảy ra ngay trên cơ thể ấy, tôi rùng mình thấy vợ kêu đau, còn một bên ngực đã xẹp lép như con tép còn một bên vẫn căng phồng. Người ta bảo là phụ nữ "nhất dáng,...