“Vợ ơi! Đừng im lặng nữa được không?”
Anh sợ chị, không phải vì chị là người phụ nữ đanh đá hay ghê gớm, mà chỉ vì chị hay im lặng…
Giận chị cũng im lặng, đau chị cũng im lặng và khi nỗi buồn bủa vây chị cũng im lặng, điều này khiến anh không biết phải làm sao…
Trong các cuộc nhậu cùng bạn bè, thấy mấy ông bạn than vãn kể lể sợ vợ “quản chặt tài chính”, “lấy bố mẹ làm người giám sát tối cao”, hay “lấy các con làm lý do ép các anh việc này việc kia” thì Cường khác hẳn, anh sợ sự im lặng của vợ. Mỗi lần được hỏi, anh hay đùa với bạn bè rằng “ra đường sợ nhất công nông, về nhà sợ nhất vợ không nói gì”. Bạn bè cười nhạo Cường, nhưng bản thân anh biết rõ, anh thật sự sợ sự im lặng của vợ hơn bất cứ thứ gì khác.
Cường biết vợ hay im lặng để phản ứng với mọi “lỗi lầm” của anh từ khi hai người yêu nhau. Anh nhớ, có lần anh mời vợ anh đi chơi, mà mải vui trận điện tử với bạn bè, anh đã quên mất giờ hẹn. Cuối cùng, khi nhớ ra thì vợ anh đã phải đợi anh hơn một tiếng đồng hồ. Anh đến đón vợ, vợ anh không phản ứng, chỉ im lặng nhìn anh thật lâu, anh nói gì cũng mặc, anh làm gì cũng coi như không biết. Điều này khiến anh cảm thấy rất nặng nề. Hay trong một lần anh đèo vợ đi chơi, mặc dù đã được cô ngăn cản khi anh lượn lách, nhưng vì muốn “thể hiện” mà anh đã làm đổ xe khiến vợ bị gãy tay. Vợ anh không khóc, không than, không trách mà im lặng, sự im lặng khiến anh ân hận mãi.
Rồi khi kết hôn, Cường vẫn ham vui bạn bè mà tụ tập tới tận khuya, đến khi say xỉn rồi mới về nhà mà không thèm gọi điện cho vợ, khi vợ anh gọi thì anh phớt lờ không nghe điện thoại. Sau tất cả những việc ấy, anh chỉ muốn chứng minh cho bạn bè rằng anh không sợ vợ, rằng anh muốn làm gì thì làm mà không cần phải báo cho vợ biết. Nhưng khi về đến nhà, anh thấy vợ vẫn lặng lẽ ngồi chờ anh bên mâm cơm, lặng lẽ chăm sóc anh say xỉn mà anh day dứt mãi. Cô không trách anh, không mắng anh cũng không cằn nhằn, chỉ có ánh mắt của cô là buồn vời vợi. Điều này đã khiến Cường thay đổi hẳn từ suy nghĩ đến hành động, kể từ dạo đó anh không bao giờ đi đâu mà không báo về cho vợ.
Rồi gần đây nhất là lần mẹ vợ đột ngột qua đời do tai biến mạch máu não. Một tin buồn lớn đến vậy, một mất mát không gì có thể bù đắp được đối với vợ Cường, nhưng cô vẫn chỉ im lặng, lặng lẽ ngồi bên linh cữu mẹ ánh mắt ráo rác vô hồn. Cường chứng kiến vợ im lặng như vậy khiến anh xót lắm, giá kể cô cứ khóc, cứ vật vã đau đớn thì anh đã yên tâm hơn rất nhiều.
Video đang HOT
Nhưng cô im lặng nhiều quá khiến anh mệt mỏi, dường như trong cô là thế giới khác cô độc lắm. Cô trói mọi cảm xúc, mọi bức bối, mọi ấm ức, đau khổ bên trong sự im lặng ấy khiến anh cảm thấy dường như anh không bao giờ hiểu được cô, dường như cô ở xa anh lắm. Rồi thì cứ mỗi khi vợ chồng giận dỗi, có chút bất đồng hoặc cần phải có sự tranh luận bảo vệ cho ý kiến của mình thì cô chỉ im lặng. Mỗi lần có việc gì đó cần đưa ra ý kiến, cô chỉ đưa ra ý kiến của mình, khi anh không đồng ý, anh phản ứng lại thì cô chỉ im lặng, cô bỏ lửng ý kiến cho anh quyết định khiến Cường rất khó chịu. Nhiều lúc bực quá, anh gắt lên “em nói đi xem nào?”, cô chỉ nhẹ nhàng “em tôn trọng ý kiến của anh!” rồi im lặng khiến anh ấm ức bởi không biết vợ có đồng ý với quan điểm của anh hay không, có phục hay không.
Giờ Cường chỉ ước vợ đừng im lặng với anh mãi như vậy nữa, mở lời chia sẻ với anh nhiều hơn. Hãy mắng anh thật nhiều mỗi khi anh sai hoặc khóc thật lớn khi nỗi đau ập đến. Cường chỉ mong giờ đi về muộn, người sặc mùi bia, vợ anh đừng im lặng nữa, hãy mắng anh thật nhiều, hãy than vãn thật nhiều để anh có thể hiểu được vợ hơn. Nhiều khi anh muốn hét lên thật to rằng “vợ ơi đừng im lặng nữa mà, anh sợ vợ im lặng lắm!”.
Theo Emdep
Vợ nào mắc 5 cấm kỵ sau coi chừng chồng có ngày viết đơn ly dị
Cho dù chưa hài lòng về chồng, bạn cũng đừng bao giờ mắc những điều cấm kỵ sau nếu không coi chừng hôn nhân rơi xuống vực thẳm.
1. Chi tiêu quá mức vượt khả năng tài chính của chồng
Điều tốt nhất người vợ nên làm là chi tiêu trong khả năng kinh tế của chồng. Hãy khôn ngoan về tài chính và thể hiện sự tôn trọng với chồng bằng cách chi tiêu có kế hoạch và trong khả năng cho phép của vợ chồng.
Tuyệt đối, các bà vợ đừng bao giờ phàn nàn về việc không có đủ tiền để mua đồ hay không đủ tiền để chi tiêu dù đã lấy hết cả tháng lương của chồng. Bởi vì đây không phải là cách hay để nói lời cảm ơn với anh xã. Liên tục phàn nàn như vậy sẽ chỉ khiến bạn bị xấu đi trong mắt chồng.
2. Thái độ tiêu cực liên tục về mọi thứ xung quanh 2 vợ chồng
Bạn ghét mái tóc của mình, bạn ghét nhà bừa bộn, hay những người hàng xóm, đồng nghiệp xung quanh hoặc tất cả mọi thứ xung quanh 2 vợ chồng bạn. Chính vì thế, ngay sau khi chồng về nhà, bạn bắt đầu than phiền, suy nghĩ tiêu cực và trút hết tức giận vào anh ấy.
Khi làm như vậy chồng bạn sẽ rất buồn và tức giận với bạn. Nếu muốn có hôn nhân hạnh phúc tốt nhất bạn nên chia sẻ cùng chồng chứ đừng biến cuộc sống trong nhà trở thành địa ngục. Và đừng biến những phút giây chồng về nhà trở thành nỗi kinh hoàng.
3. Đặt mọi thứ quan trọng hơn chồng
Là phụ nữ, nhiều người thường coi mọi thứ như con, bố mẹ, bạn bè, sự nghiệp hay bất cứ điều gì khác quan trọng hơn chồng. Nhưng thực tế bạn đã lầm.
Đây chính là nguyên nhân khiến mối quan hệ vợ chồng trở nên rạn nứt. Một khi không được tôn trọng và yêu thương, chồng sẽ không còn muốn tiếp tục cuộc hôn nhân này nữa.
4. Dùng "chuyện ấy" như công cụ kiểm soát chồng
Đàn ông luôn khao khát và muốn gần gũi tình cảm xác thịt với vợ. Nhưng khi bạn liên tục sử dụng "chuyện ấy" như một công cụ để kiểm soát bạn đời, nó sẽ gây tác động không tốt cho quan hệ vợ chồng. Ngược lại, yêu chiều, gần gũi chồng mới là chìa khóa gắn kết hai người.
5. Không cùng tiếng nói với chồng
Không phải lúc nào phái mạnh cũng hiểu được lời gợi ý, bóng gió của phái đẹp. Vì thế, đừng lãng phí thời gian của bạn để gợi ý tinh tế cho chồng. Vì anh ấy không hiểu được bạn nói xa gần đâu. Hãy nói chuyện rõ ràng, chia sẻ cảm xúc với chàng.
Nếu anh ấy hỏi bạn chuyện gì xảy ra, đừng nói "không có gì" hay "em vẫn ổn" mà hy vọng chàng đọc được suy nghĩ, cảm xúc của bạn. Hãy nói thẳng cho chàng biết.
Theo Emdep
Tôi có quá đáng khi nhắn tin 'cảnh cáo' người cũ của chồng Tôi bảo: "Chồng chị bảo em toàn chủ động nhờ vả, nếu chồng em không làm được thì trước khi nhờ chồng chị em phải hỏi chị một câu". Tôi sinh ra trong một gia đình cơ bản, ngoại hình bình thường, có chút hơi ít nói, bề ngoài nhìn khá nữ tính, nhẹ nhàng, nói chuyện có chút thông minh dí dỏm...