Vỡ òa hạnh phúc nhờ… thụ tinh ống nghiệm
Nhiều cặp vợ chồng đã phải trải qua hàng chục năm điều trị, khi mái tóc đã điểm sương mới vỡ òa niềm vui được ôm ấp, bế bồng đứa con của mình. Và người đồng hành giúp hiện thực hóa những mong mỏi chính đáng ấy chính là các bác sĩ sản khoa.
Đó là một trong những thành quả mà công trình “Nghiên cứu ứng dụng một số kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị vô sinh ở Việt Nam” do PGS.TS Nguyễn Viết Tiến, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Thứ trưởng Bộ Y tế, chủ trì. Không chỉ khẳng định thành công của Việt Nam trong lĩnh vực y khoa điều trị hiếm muộn mà các kỹ thuật này đã mang lại niềm hạnh phúc vỡ òa cho không biết bao cặp vợ chồng hiếm muộn. Cũng qua công trình này, BV Phụ sản TƯ đã chuyển giao kỹ thuật chẩn đoán và điều trị vô sinh cho nhiều bệnh viện trong cả nước, đem lại cơ hội nhiều hơn cho các cặp vợ chồng muộn đường con cái.
21 năm để có một mụn con
TS Nguyễn Viết Tiến cho biết, lần đầu tiên triển khai thành công kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm (TTON) vào năm 2000 tại BV Phụ sản TƯ, sau khi hoàn thành một khóa học về kỹ thuật này tại Mỹ, ông rất vui vì có thêm một cơ hội để các cặp vợ chồng hiếm muộn có thể sinh con.
PGS.TS Nguyễn Viết Tiến thực hiện một ca phẫu thuật nội soi cho bệnh nhân.
Lần đầu tiên triển khai TTON tại BV Phụ sản TƯ, 32 cặp vợ chồng hiếm muộn đã được lựa chọn, trong đó, cặp lâu có con nhất là 13 năm, còn lại trung bình từ 2-10 năm. Tỉ lệ thành công trên 32 cặp vợ chồng này là 30%.
Từng tiếp xúc với rất nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn, hiểu nỗi lòng, sự mong mỏi tiếng cười con trẻ đến tuyệt vọng của những người vợ, người chồng, nên ngoài vai trò là người bác sĩ, TS Nguyễn Viết Tiến cũng là một người bạn, người thân động viên, an ủi các cặp vợ chồng trên con đường gian truân kiếm tìm điều trị.
“Với những trường hợp khó, 15 – 20 năm mới đậu được thai, nhìn thấy niềm vui của họ, bản thân người thầy thuốc chúng tôi cũng vỡ òa, vui cho người bệnh, vui vì sự kiên định của mình đã đúng. Bởi rất nhiều cặp vợ chồng điều trị lâu năm mà không có kết quả nên nản ý, trong khi đó, qua thăm khám, thầy thuốc không thấy nguyên nhân cơ bản nào để buộc mình phải “đầu hàng” mà chỉ là trường hợp khó. Những lúc này, sự động viên của người thầy thuốc là rất quan trọng, tôi khuyên họ đừng từ bỏ và rất nhiều trong số dó đã thành công”, TS Nguyễn Viết Tiến chia sẻ.
Video đang HOT
Mới đây nhất, một cặp vợ chồng sau 21 năm mỏi mệt theo đuổi, chữa trị, đã bao lần bỏ ngang vì tuyệt vọng đã nghe lời động viên của bác sĩ, và hạnh phúc muộn mằn cũng đã mỉm cười với họ, khi người vợ đã mang thai và sinh con.
Điều trị vô sinh Việt Nam ngang tầm quốc tế
Không chỉ thành công với kỹ thuật TTON mà nhiều kỹ thuật điều trị vô sinh khác như phẫu thuật tạo hình tử cung, phẫu thuật nối vòi tử cung đều được thực hiện rất hiệu quả tại BV Phụ sản TƯ. Đặc biệt, nhiều kỹ thuật Việt Nam làm được nhưng các nước khác chưa thực hiện được, như kỹ thuật nuôi phôi dài ngày, kỹ thuật phôi thoát màng, kỹ thuật sinh thiết để chẩn đoán phôi trước khi làm tổ (phát hiện phôi tốt hay phôi có gen bệnh lý)…
“Về kỹ thuật TTON, so với Thái Lan, tỉ lệ thành công của Việt Nam cao hơn rất nhiều. Ngay cả với Singapore, tỉ lệ TTON tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản (BV Phụ sản Trung ương) cũng đạt thành công cao hơn”, TS Nguyễn Viết Tiến cho biết.
Tại BV Phụ sản TƯ từng tiếp nhận nhiều trường hợp là các cặp vợ chồng hiếm muộn đi nước ngoài làm TTON nhưng không mang lại kết quả, với chi phí khoảng 500 triệu cho một lần thụ tinh.
Sau khi BV Phụ sản TƯ làm thành công kỹ thuật TTON đã chuyển giao kỹ thuật cho nhiều đơn vị khác như Trung tâm công nghệ phôi Học viện Quân y, hướng dẫn cho bệnh viện Phụ sản Hải Phòng, Phụ sản Hà Nội, Phụ sản Thanh Hóa, BV Hùng Vương (TP Hồ Chí Minh)… Hiện nay Trung tâm hỗ trợ sinh sản BV Phụ sản TƯ là lớn nhất cả nước về số lượng bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm và tỷ lệ làm thành công cũng cao nhất, từ 50 – 60%.
Theo TS Nguyễn Viết Tiến, hành trình chữa vô sinh rất gian nan, vì thế, các bạn trẻ trước khi kết hôn cần đi khám tiềm hôn nhân. Sau khi kết hôn, nếu bình thường 1 năm không có thai cũng nên đi khám chữa sớm để được điều trị, can thiệp kịp thời. Nếu thực sự hiếm muộn, người bệnh cần tin tưởng vào quá trình điều trị, tin tưởng may mắn sẽ mỉm cười để có một tâm lý tốt nhất trong quá trình điều trị.
Tú Anh
Theo Dantri
Giới trẻ phá thai nhiều vì "yêu" thoáng
Theo thống kê, tình trạng mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên (10-19 tuổi) ở Việt Nam chiếm khoảng 20%. Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết tại buổi họp báo về Ngày Dân số Thế giới tổ chức tại Hà Nội ngày 10/7.
Ngày càng "yêu sớm"
Bác sĩ Nguyễn Đức Vinh, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ y tế cho biết), giới trẻ ngày càng có xu hướng yêu sớm và quan hệ tình dục sớm hơn. Tuy nhiên họ lại thiếu thiếu những kiến thức về tình dục và SKSS nên nhiều bạn trẻ đã nhận "trái đắng" mang thai ngoài ý muốn.
Nghiên cứu "Xác định tuổi vị thành niên có thai và các yếu tố nguy cơ tại ba bệnh viện công tại TP Hồ Chí Minh (gồm Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương, Bệnh viện Từ Dũ và Trung tâm Sức khỏe sinh sản TPHCM) năm 2012 của bác sĩ Nguyễn Duy Tài, Trưởng bộ môn Phụ sản, Trường ĐH Y dược TPHCM, cho thấy: tuổi quan hệ tình dục của vị thành niên ngày càng trẻ hóa với tuổi quan hệ tình dục lần đầu của các em là 14 tuổi. Cá biệt có những em 10-12 tuổi đã có quan hệ tình dục trước hôn nhân và hoàn toàn tự nguyện. Trong khi đó, điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên lần 1 (công bố năm 2005) cho thấy tuổi quan hệ tình dục lần đầu ở nam nữ thanh niên Việt Nam là hơn 19 tuổi, đến điều tra lần 2 (công bố năm 2010), độ tuổi này hạ xuống còn 18.
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), tuổi vị thành niên là nhóm từ 10-19 tuổi, chiếm 1/5 dân số Việt Nam. Có nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản cần quan tâm ở lứa tuổi này, đặc biệt là tình trạng quan hệ tình dục không an toàn, mang thai ngoài ý muốn và phá thai khôn an toàn, mắc các bênh lây truyền qua đường tình dục ở vị thành niên, thanh niên có xu hướng gia tăng.
Nghiên cứu của nhóm nghiên cứu Viện Nghiên cứu phát triển TP Hồ chí Minh về thực trạng giáo dục và trang bị kỹ năng sống về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục cho vị thành niên tại TP Hồ Chí Minh cũng cho kết quả tương đồng với 3,2% từng có QHTD với tuổi trung bình là 14.
Quan hệ tình dục ngày càng "thoáng" hơn nhưng lại thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản là nguyên nhân dẫn đến nhiều bạn trẻ mang thai ngoài ý muốn (Số ca nạo phá thai tuổi vị thành niên đang tăng lên với hơn 40% số ca).
Theo điều tra gần đây ở giới trẻ thành thị, chỉ có 9% nam giới được hỏi trả lời đúng về thời điểm dễ có thai trong khi tỉ lệ này ở nữ giới cao hơn gần 3 lần. Bao cao su là biện pháp tránh thai được nhiều bạn trẻ biết đến, thế nhưng vẫn có đến 34% nam giới được hỏi cho rằng nếu phụ nữ mang bao cao su là người không đứng đắn. Thậm chí số bạn trẻ cho rằng bao cao su chỉ dành cho người bán dâm hay không chung thủy không phải là nhỏ.
Theo báo cáo của Vụ sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em năm 2012 thì khoảng 3% số trường hợp có thai là thuộc nhóm vị thành niên. Khoảng hơn 2% số trường hợp phá thai là vị thành niên.
...Và hệ lụy
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng, mang thai ở vị thành liên có nhiều hệ lụy, người mẹ chưa phát triển đầy đủ để nuôi dưỡng thai nhi, kéo theo nhiều nguy cơ tai biến sản khoa như:tiền sản giật, sản giật, chảy máu... cũng cao hơn. "Đối với những người mang thai tuổi 18-19 nguy cơ thai nghén cao, dễ bị các tai biến thai nghén", PGS.TS Nguyễn Viết Tiến nhấn mạnh.
Còn theo Quỹ dân số Liên Hợp quốc, làm mẹ lần đầu khi tuổi còn quá trẻ khiến các em chịu những nguy cơ tử vong và thương tật cao. Thai chết lưu và tử vong sơ sinh chiếm hơn 50% các ca sinh của các bà mẹ dưới 20 tuổi so với những bà mẹ từ 20-29 tuổi.
Các nghiên cứu cũng cho thấy, mang thai ở tuổi vị thành niên có nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân, thai lưu và chết sơ sinh cao hơn. Trẻ sinh ra bởi các mẹ vị thành niên có nguy cơ tử vong cao hơn so với các bà mẹ trên 20 tuổi. Ngoài ra, so với các bà mẹ sinh con ngoài 20 tuổi, nguy cơ tử vong do thai sản đối với các bà mẹ trong nhóm tuổi 15-19 cao gấp 2 lần và cao gấp 4 lần đối với nhóm dưới 15 tuổi. Các bà mẹ vị thành niên có nguy cơ thiếu máu cao hơn gấp 3 lần so với các nhóm khác.
Trong khi đó, số liệu quốc gia về nhu cầu chưa được đáp ứng các phương tiện tránh thai trong mỗi nhóm đối tượng (từ 15-19 tuổi; từ 20-24 tuổi) là khoảng 35%. Năm 2011, tỷ lệ có con trong nhóm dân số vị thành niên là 46/1.000, tập trung ở nhóm dân số có trình độ học vấn thấp, mức sống thấp, các nhóm dân tộc thiểu số, các nhóm dân cứ sinh sống tại các khu vực trung du và miền núi phía Bắc, và các khu vực nông thôn.
Chính vì những vấn đề trên đây mà Ngày Dân số thế giới 11/7 năm nay có chủ đề "Mang thai ở tuổi vị thành niên". Đó là vấn đề quan trọng và cần có những bước đi, cách làm, chiến lược truyền thông, hành động cụ thể, để làm sao tỷ lệ mang thai ở tuổi vị thành niên ngày càng giảm đi. Giảm tỉ lệ vị thành niên mang thai là bảo vệ giống nòi. Kết hôn, sinh con khi đã đủ tuổi sẽ giúp sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh hơn, có điều kiện nuôi dưỡng tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng dân số.
Theo Dantri
Đồng tiền có mùi gì? Một câu chuyện có thật vừa được đưa lên báo đang gây sự phẫn nộ cực điểm trong dư luận. Đại ý là vào một buổi trưa, bà L, nhân có việc đi ngang trường Hùng Vương đã tá hỏa khi nhìn thấy cháu nội là Lã Thị Th V đang đứng bơ vơ trước cổng trường đóng kín. Hỏi cơ sự thì...