Vỡ òa hạnh phúc được làm cha dù vô tinh
Kỹ thuật tiên tiến đã mang lại cơ hội làm cha cho những người tinh trùng yếu, ít, dị dạng, thậm chí có cả các trường hợp vô tinh.
Các y bác sĩ thực hiện kỹ thuật tìm tinh trùng trong phòng lab vô khuẩn tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Công nghệ Mô ghép, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Ảnh: Tạ Hải
Theo thống kê, vô sinh nam chiếm tới 40%, trong đó nguyên nhân do tinh trùng yếu, ít, dị dạng, thậm chí có cả các trường hợp vô tinh. Tuy nhiên, kỹ thuật tiên tiến đã mang lại cho họ cơ hội làm cha.
Cơ hội được làm cha dù vô tinh
Cách đây hơn 1 tháng, vợ chồng anh N.N.K (Hà Nội) vỡ òa hạnh phúc khi đón cậu con trai đầu lòng. Suốt 3 năm qua, dù đời sống vợ chồng rất mặn nồng nhưng mãi vẫn chưa có tin vui.
Lo ngại hiếm muộn khi tuổi chớm 40, vợ chồng anh K. quyết định tìm đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Công nghệ mô ghép, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Tại đây, qua thăm khám, xét nghiệm tinh dịch đồ, anh K. “ngã ngửa” khi bác sĩ nhận định trường hợp của anh “ không có tinh trùng trong tinh dịch”…
BS. Nguyễn Mạnh Hà cho biết: “Các trường hợp quý ông vô tinh như vậy không quá hiếm gặp. Bệnh nhân vẫn quan hệ tình dục, vẫn xuất tinh nhưng trong tinh dịch không hề có tinh trùng. Tinh trùng nằm trong tinh hoàn, cùng những ống sinh tinh. Trường hợp anh K. được xác định không có tinh trùng do tinh hoàn sản xuất kém, chúng tôi phải thực hiện mổ vi phẫu để “bắt” từng con tinh trùng và tiêm vào bào tương trứng để tạo thành phôi rồi chuyển vào tử cung người vợ. Thật may mắn khi anh K. tìm đến với cơ sở y tế chuyên khoa để được can thiệp kịp thời, không bỏ lỡ cơ hội vàng. Hai vợ chồng đều đón một cái kết rất viên mãn sau nhiều năm chờ đợi”.
Một trường hợp tương tự tìm đến với Trung tâm, tuy nhiên rất đáng tiếc đã bỏ phí gần chục năm theo đuổi các thầy lang với mong muốn có con một cách tự nhiên. “Thời điểm đến đây thì cả vợ và chồng đều đã qua mất thời gian vàng có thể can thiệp để “bắt” tinh trùng thụ thai”, BS. Hà chia sẻ.
Chia sẻ về khả năng vô tinh (không phát hiện tinh trùng trong tinh dịch của người nam) nhưng vẫn có thể có con, BS. Hà phân tích: “Nhiều nam giới khi xét nghiệm phát hiện không có tinh trùng thường bi quan nghĩ rằng mình không thể làm bố. Tuy nhiên, không hẳn vậy, bởi không có tinh trùng trong tinh dịch có hai dạng. Thứ nhất là do tắc nghẽn đường dẫn tinh – trường hợp này hoàn toàn có thể điều trị, can thiệp để mang lại giấc mơ làm cha. Còn 1 loại vô tinh “thật sự” có thể do gene, do tinh hoàn chỉ có tế bào sertoli. Với trường hợp này muốn có con phải chấp nhận can thiệp vay mượn tinh trùng từ ngân hàng tình trùng mà thôi”.
“Can thiệp vô sinh ở nam giới (gần 40% ca vô sinh có nguyên nhân từ nam giới) trong nhiều trường hợp đơn giản hơn rất nhiều so với vô sinh nữ. Tuy nhiên phải khẳng định, luôn có khoảng thời gian vàng để can thiệp có hiệu quả cao nhất, do dự trữ buồng trứng của người vợ sẽ giảm theo tuổi. Do vậy với các cặp vợ chồng dưới 35 tuổi, sau khi kết hôn 1 năm chưa thể thụ thai tự nhiên và 6 tháng với trên 35 tuổi, thì nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa về hiếm muộn, hỗ trợ sinh sản.”
BS. Nguyễn Mạnh Hà, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Công nghệ mô ghép, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Chuyện mày mò “bắt sống” tinh trùng
Để lọc ra tinh trùng cho bệnh nhân vô tinh, các bác sĩ phải “săm soi, nhặt nhạnh” trên tinh hoàn đoạn mô có tiềm năng, sinh thiết, rồi “bắt sống” và sàng lọc những “chiến binh” tốt nhất để đưa đi thụ tinh với noãn trứng…
Video đang HOT
“MicroTESE hiện đang là kỹ thuật tốt nhất, đảm bảo xác xuất cao nhất tìm ra tinh trùng chất lượng để giúp các quý ông vô tinh có cơ hội được làm cha. Với mỗi ca bệnh vô tinh đến đây đều được chúng tôi thăm khám để tìm ra nguyên nhân cốt lõi để can thiệp. Thông thường, các biện pháp can thiệp được thực hiện từ nhẹ đến nặng, ví như biện pháp PESA khá đơn giản với thủ thuật chọc hút tinh trùng từ mào tinh; với trường hợp tắc ống dẫn tinh thì can thiệp bằng biện pháp MESA – nối lại ống dẫn tinh. Hay biện pháp TEFNA – chọc lấy ống sinh tinh trong tinh hoàn. Phức tạp hơn là biện pháp TESE, sinh thiết mô tinh hoàn, sau đó dằm ra tìm tinh trùng. Phần lớn các kỹ thuật này được thực hiện rất nhanh gọn chỉ trong khoảng thời gian 10 – 15 phút mà thôi. Và tỷ lệ thành phôi rất cao”, BS. Hà cho hay.
Chia sẻ thêm về “công cuộc” bắt sống tinh trùng ở Trung tâm, BS. Hà cho biết, nhiều tình huống “dở khóc, dở cười”, nếu không có kỹ thuật tiên tiến thì cũng khó thành công.
Ví như không ít trường hợp khi bắt được tinh trùng ngỡ rất đẹp về hình thái, di động tốt nhưng chức năng sinh lý (khả năng hình thành phôi khi kết hợp với bào tương noãn trứng) lại khó đoán định.
“Những ca này tưởng thành công rồi lại thất bại. Chính vì vậy, chúng tôi phải thực hiện biện pháp PICSI, giúp chọn ra những “chiến binh” toàn diện đẹp cả hình thể, di động tốt lẫn chức năng sinh lý đảm bảo, mang lại thành công cho thụ thai vô tinh”, vị bác sĩ chia sẻ.
Trong hành trình “gỡ rối” cho các quý ông vô tinh tìm kiếm con, các y bác sĩ tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản còn gặp trường hợp có tinh trùng nhưng tinh trùng bất động 100%.
Những ca này, buộc các bác sĩ phải dùng laser bắn vào tinh trùng để xác định là tinh trùng sống. Hay trường hợp xuất tinh ngược dòng, nghĩa là thay vì sau quan hệ sẽ xuất tinh theo đường thuận thì tinh trùng được phóng thích ngược về bàng quang. Do vậy, với các ca này buộc phải li tâm từ nước tiểu để tìm ra tinh trùng…
Thói quen nghe điện thoại này có thể khiến bạn mắc loại bệnh nhiều người mắc mà không biết
Giữ điện thoại ở cổ và vai có thể là nguyên nhân của bệnh lý khiến bạn đau vùng má hoặc thái dương, lan xuống cổ, khó há miệng... nhiều người mắc mà không hề biết.
Theo ThS Nguyễn Mạnh Thành, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, chứng rối loạn khớp thái dương hàm (TMD) là loại bệnh rất thường gặp, theo một số nghiên cứu khoảng 15 - 20% dân số có các triệu chứng của TMD.
Mắc bệnh, người bệnh có thể đau vùng má hoặc thái dương, đau có thể lan xuống vùng cổ, đau tăng khi ngủ dậy hoặc khi nhai; Tiếng kêu "click" khi há ngậm miệng; Khó há miệng; Ù tai. Đôi khi, bệnh nhân có thể đau đầu.
Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây rối loạn khớp thái dương hàm. Tuy nhiên một số yếu tố chính có thể gây nên bệnh như thói quen cắn chặt hai hàm răng với nhau. Thói quen này thường gặp với những người tập trung hoặc lo lắng quá mức. Nghiến răng vào ban đêm khi ngủ hoặc thậm chí vào ban ngày cũng có thể là nguyên nhân.
Ngoài ra, có thể do các khớp và cơ bị căng do thói quen cắn bút, cắn móng tay hoặc giữ điện thoại giữa cổ và vai. Các cơ hoạt động quá mức do ăn đồ dai hoặc nhai kẹo cao su.
Theo BS Thành, TMD là một bệnh lý thường không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bệnh có thể tự khỏi và rất dễ tái phát. Các triệu chứng thường nặng hơn khi bệnh nhân bị căng thẳng tâm lý, stress hoặc trầm cảm.
Có nhiều phương pháp đơn giản có thể sử dụng để điều trị TMD, tuy nhiên không có phương pháp nào chắc chắn hiệu quả cho tất cả bệnh nhân.
Ảnh minh hoạ
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, 90% bệnh nhân có thể cải thiện được triệu chứng của mình bằng cách thay đổi thói quen, tập các bài tập và đeo máng. Ngoài ra, một số các phương pháp khác có thể được sử dụng như vật lý trị liệu, thuốc, bơm rửa khớp. Rất hiếm các trường hợp phải phẫu thuật.
Trong quá trình điều trị, người bệnh đóng vai trò quan trọng nhất, nếu bệnh nhân không hợp tác chắc chắn các triệu chứng không thể thuyên giảm.
Bác sĩ khuyên không cắn chặt hai hàm răng vào nhau. Vị trí tốt nhất của hàm dưới là các răng hai hàm tách nhẹ khỏi nhau và không di chuyển qua lại, điều này giúp cho khớp thái dương hàm và các cơ có thời gian để nghỉ ngơi và liền thương. Các răng chỉ nên chạm nhau khi nhai, nuốt và nói.
Bệnh nhân cần tránh 4 điều: Há miệng quá to; Thói quen cắn móng tay hoặc nhai kẹo cao su; Các tư thế mà gây căng cơ ở cổ và vai như nằm sấp và tránh uống cà phê, hút thuốc.
Bệnh nhân nên ăn mềm, tránh các đồ ăn dai, cứng. Thuốc giảm đau như paracetamol và ibuprofen được sử dụng trong thời gian ngắn khi bệnh nhân bị đau nhiều.
Nếu các triệu chứng không giảm khi áp dụng các biện pháp trên, bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa.
Điều quan trọng khác, cần cố gắng giảm stress, nên nghỉ ngơi, dành ít nhất 10 - 15 phút mỗi ngày để thư giãn.
Các bài tập dành cho bệnh nhân TMD
- Thực hiện các bài tập một cách chậm rãi và nhẹ nhàng, thả lỏng các cơ càng nhiều càng tốt.
- Nếu hiệu quả, nên thực hiện đều đặn hàng ngày.
- Hầu hết bệnh nhân đều giảm triệu chứng khi thực hiện các bài tập này, nhưng nếu bạn thấy đau hoặc khó chịu hơn, hãy dừng tập.
- Bác sĩ của bạn có thể hướng dẫn các bài tập khác tuỳ theo tình trạng cụ thể.
Bài tập số 1
Bài tập này được thiết kế để giúp bạn biết cách mở miệng đúng cách. Bạn nên thực hiện trước một cái gương, sau khi chải răng vào buổi sáng và tối. Nhìn vào gương, bạn sẽ kiểm tra được hàm dưới của mình di chuyển theo một đường thẳng khi há và ngậm miệng.
Đứng trước gương, đặt ngón tay của bạn phía trước ống tai ngoài;
Cong lưỡi lên phía trên để chạm vào vòm miệng;
Giữ lưỡi ở vị trí này, mở miệng một cách từ từ và nhẹ nhàng;
Lưu ý rằng hàm của bạn di chuyển theo một đường thẳng, tránh lệch sang một bên;
Lặp lại các động tác 5 lần. Thực hiện mỗi sáng/chiều.
Bài tập số 2
Bài tập này giúp hỗ trợ các cơ nhai. Bạn có thể thực hiện khi bạn đang nghỉ ngơi, thời điểm thích hợp là lúc xem tivi vào buổi tối.
Vị trí bắt đầu: Bắt đầu tại vị trí nghỉ của hàm dưới, khi các răng của hai hàm tách nhẹ khỏi nhau.
Mô tả bài tập: Khi bạn mở miệng, dùng tay của bạn để giữ hàm một cách nhẹ nhàng. Giữ ở tư thế này khoảng 5 giây.
Lặp lại động tác 5 lần mỗi ngày.
Ngồi tại nhà được bác sĩ khám bệnh trực tuyến Nền tảng chăm sóc sức khỏe Ourhealth cho phép bệnh nhân kết nối trực tiếp với bác sĩ để hỏi đáp, đo huyết áp, nhắc lịch uống thuốc, đặt lịch khám bệnh... Ourhealth là một trong các ứng dụng công nghệ thông tin khám chữa bệnh được các bác sĩ giới thiệu tại Đại hội tim mạch toàn quốc diễn ra ở Hà...