Vỗ ợ hơi cho bé sơ sinh: Mẹ làm đúng cách sẽ giảm thiểu tình trạng bé quấy khóc và nôn trớ
Được ợ hơi sau khi bú có tác dụng kỳ diệu giúp bé sơ sinh cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên, kỹ thuật vỗ ợ hơi đúng cách và hiệu quả không phải mẹ nào cũng biết, nhất là những ai mới lần đầu thực hiện thao tác này.
Vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh giữa và sau mỗi bữa ăn là điều mà bất kì người mẹ nào, nhất là những ai mới lần đầu làm mẹ cũng cần tìm hiểu và thực hành cho con. Khi cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình sẽ không tránh khỏi việc bé nuốt một chút không khí vào bụng cùng với nước và sữa trong lúc bé uống. Những bong bóng khí trong bụng có thể khiến bé cảm thấy khó chịu, thậm chí làm cho bé cảm thấy no trước khi thực sự ăn xong. Do đó, việc thực hiện vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh rất có ý nghĩa đối với bé.
Giữa và sau khi bú, nếu không được ợ hơi, không khí tồn đọng có thể gây đầy bụng, khó chịu và có khi là nguyên nhân gây ra trào ngược, nôn trớ cho bé (Ảnh minh họa)
Các em bé, đặc biệt là bé sơ sinh rất cần bàn tay khéo léo của mẹ để giúp ợ hơi. Việc thực hiện các bước ợ hơi cho trẻ sơ sinh sẽ giúp tống khí thừa ra khỏi dạ dày của bé. Trong quá trình bú mẹ hoặc bú sữa bình và tiêu hóa thắc ăn sản sinh ra rất nhiều hơi (gas) vì vậy vỗ ợ giúp bé tránh những cơn đau bụng, đầy hơi và cảm giác khó chịu ở trẻ sơ sinh.
Một trong những cách ợ hơi cho trẻ sơ sinh tối ưu để bé tránh bị đầy hơi, nôn trớ do nuốt không khí khi bú đó là vỗ nhẹ vào lưng bé. Do đó, việc tìm được tư thế giúp trẻ ợ hơi một cách thoải mái rất quan trọng.
Mẹ lưu ý không nên quá hoảng hốt khi trẻ nôn trớ trong lúc ợ hơi. Đây là một phần quen thuộc của ợ hơi, bắt nguồn từ việc khí trong dạ dày trẻ thường bị chặn lại bởi lượng sữa mà bé vừa bú vào. Chính vì vậy, khi khí thoát ra ngoài, sữa cũng sẽ trào ra theo. Mẹ hãy luôn nhớ lót một tấm khăn ngay dưới cằm bé để tránh sữa dây ra quần áo bé hoặc quần áo mẹ.
Các mẹ có thể thao khảo thao tác vỗ ợ hơi đúng cách sau khi cho bé bú trong clip trên.
Thông thường, mẹ không cần mất quá nhiều thời gian để giúp bé ợ hơi, khoảng 1 phút là vừa đủ. Trong quá trình vỗ lưng bé, mẹ cần đảm bảo lưng của bé thẳng, không bị cong gập, giữ phần đầu cổ vì bé còn khá non yếu.
Dưới đây là toàn bộ kĩ thuật vỗ ợ hơi cho bé sơ sinh dành cho các mẹ, nhất là những ai mới lần đầu làm mẹ không nên bỏ qua.
Có 3 cách vỗ ợ hơi chính như sau:
1. Bế vác trẻ trên vai
Mẹ ngồi thẳng và để đầu, cằm bé tựa vào vai, thân người bé áp vào ngực mẹ. Một tay mẹ đỡ mông bé và một tay còn lại xoa hoặc khum lòng bàn tay rồi vỗ nhè nhẹ vào lưng bé. Mẹ có thể đi lại trong quá trình thực hiện thao tác này.
2. Cho bé ngồi một bên đùi mẹ
Để bé ngồi thẳng trên đùi mẹ, dùng lòng bàn tay đỡ cằm của bé và phần cổ tay đỡ phần ngực bé. Chú ý không tạo áp lực lên cổ họng bé. Tay còn lại nhẹ nhàng vỗ vào lưng bé. Mẹ có thể để bé ngồi hơi nghiêng về đằng trước để đẩy hơi ra dễ dàng hơn.
3. Để bé nằm sấp trên đùi mẹ
Để bé nằm sấp trên đùi mẹ và dùng tay để hỗ trợ phần đầu cằm cho bé sao cho cao hơn phần ngực. Tiến hành vỗ nhẹ lưng bé để ợ hơi.
Nếu thực hiện các thao tác trên mà bé vẫn không thể ợ hơi thì mẹ cần kiểm xem người bé có đang bị cong gập hay không, bé đang khóc hoặc nắm chặt lấy tay không. Hãy để bé nằm ngửa và xoa nhẹ nhàng lên bụng bé. Đồng thời di chuyển chân của bé qua lại, giống tư thế đang đi xe đạp để giúp bé dễ chịu hơn.
Nguồn: NHS, Baby
Theo afamily
Mẹ 9x chia sẻ bí quyết luyện trẻ sơ sinh bỏ thói quen "ngủ ngày cày đêm", con sinh hoạt đúng giờ, mẹ nhàn tênh
Chị Bùi Phương Mai, 27 tuổi ở Hà Nội cho biết, sau khi rèn con phân biệt được ngày và đêm, bé ăn ngủ điều độ, đúng giờ. Cứ 7 giờ tối là chị rảnh hẳn, hai vợ chồng ngồi chơi, ăn hoa quả, tâm sự cùng nhau.
Giống như nhiều em bé mới chào đời khác, 3 tuần đầu, bé Mỡ nhà chị Mai mới từ trong bụng mẹ ra nên chưa phân biệt được ngày, đêm, lẫn lộn hết cả. Có đêm, Mỡ thức chơi từ 1h30 đến 4h sáng, mệt cả mẹ, cả con. Sau đó, chị Mai tìm hiểu và thấy rằng, cần phải rèn cho bé biết phân biệt ngày, đêm. Tức là ban ngày cần có các hoạt động và ánh sáng, ban đêm yên tĩnh con phải ngủ. Cứ lặp đi lặp lại nhiều lần tự khắc thành thói quen.
Đến hiện tại, bé Mỡ nhà chị mới được 1 tháng 20 ngày nhưng cứ 19h là đi ngủ, đêm ăn xong lại ngủ đến sáng.
Chị Bùi Phương Mai.
" Ban đầu, cái khó nhất là việc bạn ấy rất khó đánh thức, đặc biệt bị nhầm giấc đêm là ngày, nên phải dùng các biện pháp để bạn ý thức được giữa các giấc ngủ" - chị Mai kể. Sau 3 tuần rèn cho con cách phân biệt ngày, đêm, chị Mai đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu để chia sẻ cùng chị em như sau:
Ban ngày:
- Kéo rèm, bật nhạc, cho con ti rồi rửa mặt mũi, nói chuyện với con.
- Chỉ cho con ngủ 2 đến 2,5 tiếng mỗi giấc.
Ban đêm:
- Thực hiện theo trình tự: Massage - tắm - ăn - vỗ ợ hơi - quấn kén - bật tiếng mưa rơi - tắt điện vỗ vỗ vài cái rồi ngủ cứ ngủ đến cữ dậy ăn lại ngủ tiếp và không thức tí nào.
Lưu ý:
- Tuyệt đối không nói chuyện với con buổi đêm, bé dậy ê a thì cứ kệ bé sẽ tự ngủ tiếp vì biết đó là giấc đêm, trừ khi bé khóc mới bế dậy kiểm tra bỉm hoặc cho bú.
- Đèn nên bật đèn nhỏ, không nên bật đèn ngủ sáng quá làm kích thích bé khó ngủ.
- Tuyệt đối không được bế ru rong, nhà mình chỉ ngồi 1 chỗ vỗ mông cho ngủ nên giờ con quen, chỉ cần ngồi im vỗ vài cái là vào giấc. Khó chịu quá thì mình cho con ngậm ti giả.
- Và 1 điều quan trọng đó là vỗ ợ hơi, từ bé mình đã có thói quen đó nên Mỡ thành quen, giờ ăn no quá là con ngóc đầu lên ý là con đang bị đầy bụng. Mình vỗ ngay lập tức, ợ hơi to như người lớn. Bé được vỗ ợ hơi từ bé sẽ thành thói quen, biết báo với mình mỗi khi đầy hơi và không bị nôn, trớ, đồng thời hấp thụ được hết lượng sữa đã ăn.
- Trẻ con khóc do 3 yếu tố chính: Con bị đầy hơi (đau bụng); Bỉm con bẩn hoặc con bị đói. Và con chỉ thông qua tiếng khóc thôi nên các mẹ để ý và hiểu con nhé.
Bé Mỡ được mẹ rèn để phân biệt được ngày đêm từ lúc được 3 tuần tuổi.
Chị Mai nói thêm, thời kỳ các bé được 6 - 7 tuần tuổi, bé sẽ hay ngủ Catnap, tức là giấc ngủ ngắn, chỉ khoảng 40 phút là sẽ tỉnh. Lúc này, chị thường để con tự xoay sở, giống như người lớn đang ngủ mà tỉnh cũng cần thời gian ngủ lại chứ thấy con vừa khóc là các mẹ đã vào bế thốc con lên, tự nhiên sẽ làm con khó chịu và mất giấc ngủ. Thậm chí còn tạo thói quen xấu cho con là cứ khóc sẽ được bế.
Chị Mai thường đợi khoảng 3 - 5 phút, nếu con còn khóc mới vào kiểm tra, để con có thời gian tự xử lý, nếu không xử lý được thì mẹ mới hỗ trợ. Trộm vía, em bé nhà chị Mai hiện giờ cứ khóc 2 - 3 phút là tự chuyển được giấc, không cần mẹ nữa.
" Có lúc đang ngủ bạn ấy khóc to lên, mẹ vào cho ti giả cũng không thèm, ra là bạn ý đau bụng, đầy bụng muốn mẹ bế vác lên, vỗ vỗ ợ hơi to như người lớn, có lẽ lúc ăn mẹ vỗ chưa kỹ, đặt xuống lại ê a rồi tự ngủ" - chị Mai nói thêm.
Hiện tại, khi được 1 tháng 20 ngày tuổi, Mỡ đã ăn ngủ điều độ như người lớn.
Ngoài việc rèn luyện cho con biết phân biệt ngày, đêm, chị Mai cũng chia sẻ thêm một số bí quyết các mẹ nên lưu ý để đỡ lãng phí thời gian:
Vắt sữa:
Mình đủ sữa cho con, có dư ít thôi nhưng mỗi lần sữa về là ướt hết áo, hì hục vắt sữa mệt lắm, huống hồ các mẹ nhiều sữa quá. Sau khi trải qua vụ sữa ngồi vắt 20 - 30 phút, mình rút ra kinh nghiệm sâu sắc là:
- Vắt sữa trong 10 phút là hết sạch chỗ sữa bên 2 bầu ngực.
- Chỉ cần xoa xoa 2 đầu ti trong 20 giây (nhớ sát trùng vệ sinh tay) là sữa về ào ạt, bật máy hút sữa lên hút sạch luôn, hết cữ sữa về lại xoa tiếp. Mình vắt sữa trong đúng 10 phút là xong và thu được thành quả là 170ml/lần.
Tắm cho con:
Mình thấy cho bé đi tắm khoảng thời gian từ 18h kém đến 18h là chuẩn nhất để con nhận biết chuẩn vào giấc ngủ đêm. Nếu tắm lúc 16h đến 16h30, con thoải mái ăn xong sẽ ngủ luôn, lại nhầm đêm và ngày.
Cho con ăn:
Khi bé mới ngủ dậy thì không cho ăn luôn, thay vào đó, mình để khoảng 15 phút sau mới cho bé ăn vì lúc đó bé sẽ tỉnh táo hẳn. Cho ăn ngay khi ngủ dậy bé sẽ lại lim dim ngủ tiếp.
Nhiệt độ phòng:
Cần có thiết bị đo nhiệt độ phòng để biết được nhiệt độ phù hợp tương ứng với quần áo bé mặc. Mình hay để nhiệt độ phòng là 26 độ, mặc bộ quần áo dài cho con kèm theo quấn kén.
Chị Mai kể về những ngày tháng ở cữ của mình mà khiến nhiều mẹ bỉm sữa "phát thèm": " Mẹ sinh xong tâm lý thường bất ổn, cần phải được nghỉ ngơi nhiều. Khi các bạn ấy ngủ có giờ giấc, mẹ sẽ được nghỉ ngơi, thư giãn, không bị strees hay áp lực, trầm cảm sau sinh. Trộm vía, mình sinh xong rèn được con vào nếp nên mọi thứ đối với vợ chồng mình không thay đổi nhiều.
Mỡ ngủ riêng từ lúc ở viện về nên bố mẹ vẫn cứ như thời son rỗi, đến giờ con dậy thì người cho con bú, người vỗ ợ hơi rồi con lại ngủ tiếp thì bố mẹ cũng ngủ tiếp đến sáng.
Bây giờ ban ngày mình vẫn làm được mọi việc, nấu cơm, dọn nhà, chồng đi làm về chỉ việc ăn. Sau 7 giờ tối là rảnh hẳn, hai vợ chồng ngồi chơi, xem phim, ăn hoa quả và tâm sự cùng nhau".
Tất cả những bí quyết này đều do chị Mai tự tìm hiểu và rút kinh nghiệm. Bà mẹ 9x mong muốn chia sẻ với chị em với hy vọng các mẹ có thể tham khảo, áp dụng, giúp việc nuôi con trở nên dễ dàng hơn.
Theo Helino
Phớt lờ mọi cảnh báo của bác sĩ, cặp vợ chồng tiếp tục làm hành động sai lầm này khiến con phải ra đi khi mới 5 tuần tuổi Dù trước đấy đã khiến con mình gặp nguy hiểm một lần nhưng không hiểu sao cặp vợ chồng này vẫn tiếp tục lặp lại sai lầm thêm lần nữa. Nhiều bác sĩ đã từng cảnh báo rằng, cha mẹ không nên ngủ cùng với trẻ sơ sinh bởi điều này rất nguy hiểm và có thể khiến trẻ ngạt thở. Thế nhưng...