Vợ nổi giận vô lý khi tôi hỏi lương hàng tháng của cô ấy
Tại sao lương của tôi phải giao hết cho vợ, nhưng lương của cô ấy bao nhiêu thì tôi không được biết?
Tôi và vợ gặp nhau khi cả hai đã ngoài 30 tuổi. Ở tuổi đó, chúng tôi không còn quan trọng chuyện tình yêu lãng mạn, nồng nhiệt mà chỉ quan tâm đối phương có phù hợp với mình hay không.
Sau một thời gian tìm hiểu, biết rõ về công việc, tính cách, quan điểm sống, gia đình của nhau, cả hai quyết định kết hôn.
Ngay từ khi mới cưới, vợ đã đưa ra ý kiến kinh tế trong nhà, vợ sẽ quản lý, tính toán chi tiêu, tiết kiệm sao cho hợp lý. Tôi nghe xong tán thành ngay không nghĩ ngợi.
Hàng tháng, lương tôi 14 triệu đồng. Tôi giữ lại 2 triệu đồng chi tiêu lặt vặt cá nhân, còn lại giao nộp hết cho vợ, cô ấy muốn làm gì thì làm.
Vợ tôi là mẫu phụ nữ tháo vát, đảm đang. Từ việc cơ quan đến nhà cửa, con cái, đối nội đối ngoại, vợ đều chu toàn cả. Vợ cũng không phải kiểu phụ nữ thích sắm sửa, tiêu hoang. Giao tiền cho vợ quản lý, tôi rất yên tâm.
Tôi ngạc nhiên khi vợ nói tiền lương chỉ đủ tiêu, không có để dành (Ảnh minh họa: Sohu).
Tuần trước, chị gái gọi điện cho tôi hỏi vay tiền. Chị ấy đang xây nhà, kinh phí phát sinh vượt dự kiến. Chị muốn hỏi vay khoảng 200 triệu đồng.
Khi tôi hỏi tới, vợ nói không có tiền. Cô ấy tính ra hàng tháng, lương tôi đưa chỉ đủ chi tiêu, không còn đồng nào tiết kiệm.
Hỏi đến lương của vợ, cô ấy nhất định không công khai, còn nói thu nhập chỉ đủ tiền xăng xe. Nói chung là tiền tiết kiệm không có nhiều, chỉ có một ít phòng khi ốm đau, không thể cho chị chồng mượn được.
Vợ càng nói càng khiến tôi khó chịu. 6 năm chung sống, tiền lương tôi giao hết cho vợ. Tôi chưa từng hỏi lương vợ được bao nhiêu.
Video đang HOT
Hai vợ chồng đã có nhà bố mẹ chồng mua cho từ trước, nuôi một con nhỏ đang tuổi học mẫu giáo. Vậy mà 6 năm rồi không có nổi vài trăm triệu đồng tiết kiệm.
Tôi cho rằng, vợ làm “tay hòm chìa khóa” như vậy là không ổn. Giờ vợ chồng còn trẻ, con còn nhỏ, không đau ốm gì mà làm ra đồng nào tiêu hết đồng ấy thì sau này nhiều việc lớn phải làm thế nào?
Tôi đề xuất từ nay, tôi sẽ quản lý tiền. Nếu lương của vợ không đủ lo tiền sinh hoạt, mỗi tháng cần bù thêm mấy triệu cho đủ chi tiêu thì tôi chuyển khoản thêm, còn lại tôi giữ.
Vợ tôi nghe xong nổi giận, cho rằng tôi không tin vợ, lại còn tính toán từng đồng. Làm như thế, chẳng phải mỗi tháng vợ đều phải ngửa tay xin tiền chồng?
Cô ấy cho rằng, một người chồng đủ tâm đủ tài sẽ chẳng bao giờ quan tâm đến việc vợ mình kiếm được bao nhiêu tiền mỗi tháng.
Tại sao lại có sự mâu thuẫn vô lý như thế? Tiền chồng kiếm được bao nhiêu thì phải công khai, giao hết cho vợ.
Nhưng vợ kiếm được bao nhiêu thì chồng không được biết, không cần phải biết? Có người vợ nào giống vợ tôi không?
Tôi nghĩ mãi về cách hành xử của vợ. Cuối cùng là vì vợ tôi kiếm được ít tiền nên ngại cho chồng biết. Hay cô ấy kiếm được nhiều tiền nhưng giấu để phòng thân?
Hay do vợ không muốn cho chị chồng vay tiền nên mới cố tình giấu mức lương của mình?
Rốt cuộc là thế nào, tôi cũng không biết. Nhưng việc lấy vợ 6 năm, giờ nghe vợ nói kinh tế trong nhà không có đồng nào tiết kiệm, tôi thật sự hoảng hốt.
Tôi có nên giữ tiền lương của mình thay vì giao cho vợ không?
3 điều phải tìm hiểu kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn
Trước khi tiến đến hôn nhân, bạn nên suy xét kỹ càng về những điều sau về gia đình của họ.
Tình yêu rất đơn giản, yêu hay không yêu mà thôi. Tuy nhiên, hôn nhân lại khác, nó bao hàm rất nhiều vấn đề trong cuộc sống. Hôn nhân không phải là một canh bạc.
Bởi vậy, trước khi quyết định tiến đến hôn nhân, các bạn cần tìm hiểu 3 điều này về gia đình của người ấy. Hôn nhân không phải chỉ là 2 người về chung một nhà mà còn có hai gia đình cùng rất nhiều vấn đề liên quan.
1. Chú ý đến thái độ của những người trong nhà đối phương
Tại sao nhiều người sau khi kết hôn lại bắt đầu hối hận về sự lựa chọn của mình? Bởi vì bản chất của con người rất phức tạp, đôi khi kết hôn cả chục năm bạn mới biết gia đình đối phương rất khó chung sống cùng. Bởi vậy, trước khi kết hôn bạn nên chú ý đến thái độ và nghe ngóng tiếng tăm của gia đình đối phương ở bên ngoài.
Bởi vì một con người không bao giờ tách rời khỏi gia đình gốc của họ được. Tính cách, hành vi của người ấy cũng có thể thấy rõ qua gia đình anh ta.
Có câu chuyện kể về một cô gái, khi đi ăn cùng gia đình bạn trai, cô đã chứng kiến một việc khiến bản thân rất giật mình. Theo đó, một nhân viên phục vụ nhà hàng chẳng may làm rơi thìa vào bát canh khiến nước bắn lên tay của cô. Đó không phải là vấn đề lớn nhưng mẹ của bạn trai lại khăng khăng làm ầm ĩ và còn nói khinh thường: "Bồi bàn mà làm ăn kiểu gì vậy, gọi quản lý của các cô lên đây".
Những người khác trong nhà đều thấy bình thường, không một ai can ngăn. Cô bồi bàn mặt tái mét, liên tục xin lỗi.
Sau bữa ăn đó, cô gái suy nghĩ rất nhiều và quyết định chia tay. Sau này khi tìm hiểu thêm, cô mới biết rằng gia đình anh chàng có tiếng là xấu tính, thích bắt bẻ, mẹ anh ta còn rất khinh thường người khác.
Bởi vậy, khi quyết định kết hôn, bạn hãy xem xét thái độ của gia đình đối phương. Nếu được thì nghe ngóng cả tiếng tăm của họ bên ngoài nữa. Sự đánh giá của người khác và những gì thể hiện ra với người ngoài sẽ bộc lộ chân thật về gia đình đó.
Ảnh minh họa.
2. Tìm hiểu kỹ xem thái độ của người nhà đối phương với bạn
Để kết hôn, trên tiền đề là hạnh phúc trong tình yêu dành cho nhau thì còn cần sự chấp thuận, chúc phúc của bố mẹ hai bên.
Nhiều người luôn mù quáng nói rằng kết hôn là chỉ cưới chồng/vợ chứ đâu có cưới cả gia đình đối phương mà cần tìm hiểu nhiều. Tư tưởng này hoàn toàn sai lầm. Đành rằng kết hôn là chuyện của hai người thật nhưng một khi về chung một nhà rồi, hai gia đình lớn ở đằng sau cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến mối quan hệ của cả hai. Bởi vậy ngay từ ban đầu, một cuộc hôn nhân bền chặt, hạnh phúc là hôn nhân được chúc phúc và chấp thuận từ bố mẹ hai bên.
Bởi vậy, trước khi kết hôn, bạn nên xem xét kỹ càng thái độ của bố mẹ người yêu mình. Nhiều người vì khoảng cách xa xôi, trước khi cưới chỉ gặp mặt gia đình đối phương được 1 lần. Sau đó chưa hiểu rõ đã kết hôn, sau khi cưới gặp phải rất nhiều vấn đề về mẹ chồng nàng dâu, lúc ấy có muốn hối hận cũng chẳng kịp nữa.
Ảnh minh họa.
3. Tìm hiểu kỹ càng về hoàn cảnh gia đình của đối phương
Hoàn cảnh ở đây sẽ ở phần điều kiện kinh tế. Nếu quyết định kết hôn thì phải tìm hiểu về thực lực kinh tế của gia đình đối phương. Điều này cần thiết hơn cho phái nữ. Nếu không câu chuyện vợ chồng nghèo, không có hậu thuẫn, lục đục, quay đi quay lại còn phải chu cấp cho bố mẹ đẻ sẽ diễn ra.
Có rất nhiều câu chuyện các cô gái trẻ vì yêu mà lao vào những cuộc hôn nhân với người đàn ông nghèo, nhiều gánh nặng, đến tiền đám cưới gia đình anh ta cũng phải đi vay mượn. Cuối cùng, cuộc hôn nhân ấy tan vỡ chỉ vì chuyện cơm áo, gạo tiền. Hai bên không thể thoải mái ở bên nhau, gia đình bên nội liên tục nhắn tin để hỏi chuyện tiền bạc. Tình yêu ban đầu cũng bị mài mòn dần theo thời gian chỉ vì vấn đề kinh tế đó.
Người ta luôn nói rằng lấy chồng lấy vợ phải tùy vào gia cảnh, xem xét kỹ càng gia đình. Ngoài việc đo lường thực lực kinh tế, điều quan trọng hơn là điều kiện hai bên tương đương, gia cảnh càng ổn định thì hôn nhân lại càng an toàn và tự do.
Nếu không bạn sẽ luôn lo lắng và tranh cãi về tiền bạc. Ngay cả tình yêu sâu đậm nhất rồi cùng phai nhạt theo thời gian.
Tất nhiên cũng có một số người xuất thân bình thường nhưng họ rất có trách nhiệm, biết phấn đấu, biết cách kiếm tiền. Chỉ cần mọi người cùng đồng tâm hiệp lực thì chẳng có chuyện gì là không giải quyết được.
Bởi vậy, trước khi kết hôn hãy suy xét về vấn đề kinh tế. Nó là chuyện nhạy cảm nhưng tối quan trọng trong hôn nhân.
Tôi đến đám cưới chồng cũ mừng phong bì dày cộp, mẹ anh hí hửng mở ra rồi ngất lịm Mẹ chú rể và chú rể tiếp đón vợ chồng tôi rất nồng nhiệt. Chiếc phong bì nặng và dày, rất đặc biệt nên tôi tự tay đưa riêng cho mẹ chú rể. Tuần trước, tôi cùng chồng đến dự đám cưới nhân viên cấp dưới của anh. Cả tôi và chồng đều là cuộc hôn nhân thứ hai, tôi thì bị chồng...