Vợ nổi điên khi chồng làm từ thiện
Người chồng vừa trở về nhà liền khoe với vợ:
- Vừa nãy, anh đã quyên góp đồng hồ, điện thoại và cả 500 đô la cho một người vô gia cư.
- Anh điên rồi à? – người vợ gào lên – Anh nghĩ cái quái gì khi bỏ một đống tiền ra cho người ta thế?
- Ồ, em yêu! Em sẽ không thể nào tưởng tượng được việc anh cảm thấy tâm hồn mình nhẹ nhõm, xúc động, hạnh phúc đến nhường nào khi gã cất con dao vào lại trong túi đâu.
Thần Kỳ (st)
Theo vnexpress.net
Hà Nội quyết tâm xây dựng chính quyền đô thị
Hà Nội đang khẩn trương xây dựng "Đề án thí điểm xây dựng mô hình chính quyền đô thị, củng cố chính quyền nông thôn", tổ chức hội thảo xin ý kiến chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý... hoàn thiện nội dung đề án để trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội trong năm 2018.
Video đang HOT
Sự cần thiết xây dựng chính quyền đô thị
Tại hội thảo "Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị" mới đây, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đã chỉ rõ những bất cập trong hoạt động của chính quyền ở cả 3 cấp tại Thủ đô hiện nay và sự cần thiết phải xây dựng chính quyền đô thị.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc tổ chức và hoạt động của chính quyền tại các cấp của Thủ đô còn một số hạn chế, bất hợp lý về phân định nhiệm vụ, quyền hạn; cơ cấu tổ chức bộ máy; phương thức hoạt động, cơ chế điều hành, chính sách phân cấp quản lý trên một số lĩnh vực.
Một góc thành phố Hà Nội. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Ngoài ra, năng lực quản lý điều hành, tổ chức thực hiện của chính quyền đô thị các cấp tại Thủ đô còn nhiều yếu kém. Những lĩnh vực như phát triển nhà ở, xây dựng công trình dịch vụ đô thị, quản lý trật tự đô thị, quản lý dân cư, bảo vệ môi trường... luôn là những vấn đề "nóng" của thành phố...
Hạn chế trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau; trong đó, có thể nói nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ những bất hợp lý về nhiệm vụ, quyền hạn; mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của bộ máy chính quyền đô thị thành phố Hà Nội.
Trước tình hình đó, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm kiện toàn, nâng cao chất lượng tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị. Đặc biệt, tại Kết luận số 22-KL/TW ngày 07/11/2017 của Bộ Chính trị đã đồng ý để Hà Nội được triển khai thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị trong khu vực các quận; tiếp tục củng cố chính quyền nông thôn theo quy định của pháp luật.
Như vậy, với vai trò rất quan trọng của Thủ đô trong sự phát triển đất nước, cùng ảnh hưởng mô hình chính quyền điện tử và cuộc cách mạng 4.0, đã và đang dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ trong phương thức quản lý, đòi hỏi phải quản lý theo mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại các quận, thị xã của thành phố Hà Nội cho phù hợp, bà Ngô Thị Thanh Hằng nêu rõ.
Tại hội thảo, các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý đều nhất trí cho rằng, đây là thời điểm hội tụ đủ "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" để xây dựng mô hình chính quyền đô thị tại Việt Nam cũng như để Hà Nội thiết kế, thí điểm triển khai chính quyền đô thị cấp quận nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước tại các quận, thị xã theo hướng phát triển nhanh, bền vững.
"Thiên thời, địa lợi, nhân hòa" được các đại biểu chỉ ra gồm: Cơ sở pháp lý đầy đủ; kết luận 22 của Bộ Chính trị là căn cứ quan trọng; thực tiễn thời gian qua chúng ta đã và đang triển khai tổ chức lại bộ máy Nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả...
Tìm mô hình phù hợp
Trong khuôn khổ xây dựng đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị của thành phố, Thành ủy Hà Nội phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức hội thảo xin ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý... về các nội dung: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị; thực trạng tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động của HĐND, UBND quận, huyện, thị xã và đề xuất mô hình chính quyền đô thị của thành phố Hà Nội; thực trạng và đề xuất mối quan hệ giữa cấp ủy Đảng, Mặt trận, các đoàn thể nhân dân và các cấp chính quyền trong điều kiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị của thành phố Hà Nội...
Theo Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc, chuyên đề "Thực trạng tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã và đề xuất mô hình chính quyền đô thị của thành phố Hà Nội" có ý nghĩa quan trọng để Ban chỉ đạo hoàn thiện đề án.
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, dự kiến mô hình tổ chức thí điểm chính quyền đô thị của thành phố Hà Nội sẽ được thiết kế theo 3 phương án và thành phố chỉ thí điểm mô hình này ở cấp quận theo Kết luận 22 của Bộ Chính trị.
Đóng góp ý kiến cho đề án, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Minh Thông, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội cho rằng, khi thiết kế mô hình chính quyền đô thị cần phù hợp với xu hướng phát triển và quản lý của thế hệ mới. Cụ thể, phải gắn với xã hội số, đô thị thông minh, đồng thời gắn với kinh tế thị trường và đảm bảo an ninh quốc phòng, an sinh xã hội. Đặc biệt, với chính quyền đô thị, có 2 vấn đề cần quan tâm là dân cư và tính thống nhất của hạ tầng kỹ thuật.
Tiến sỹ Dương Thị Thanh Mai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp lưu ý, khi xây dựng và thí điểm mô hình chính quyền đô thị cần làm rõ và đề cao vai trò của nhân dân trong mô hình chính quyền đô thị đó, mối quan hệ giữa nhân dân với chính quyền đô thị ra sao?
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lương Thanh Cường, Phó Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia góp ý, đã thí điểm mô hình chính quyền đô thị, cần có tư duy thay đổi mạnh mẽ, nhất là phải có dự báo về xu hướng thay đổi trong nhiều năm tới để tránh tình trạng vừa thí điểm xong lại phải điều chỉnh cho phù hợp thực tiễn...
Đa số các đại biểu đóng góp ý kiến cho đề án đều nhất trí quan điểm chung là thí điểm mô hình chính quyền đô thị nhưng phải trong khung của Hiến pháp, phù hợp với thể chế chính trị và đặc điểm Thủ đô, như vậy mới có hiệu lực, hiệu quả. Nhiều đại biểu cũng đề nghị, do là thí điểm nên có thể thành công hoặc không nhưng bắt buộc phải có lộ trình thực hiện rõ ràng.
Nhất trí với ý kiến một số đại biểu, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho rằng, việc thí điểm mô hình chính quyền đô thị cần thiết phải có lộ trình thực hiện.
Về mô hình cụ thể, dự kiến mô hình tổ chức thí điểm chính quyền đô thị của thành phố Hà Nội sẽ được thiết kế theo 3 phương án.
Trong đó, phương án 1 và phương án 2 là xây dựng mô hình tổ chức một cấp chính quyền (thành phố), một cấp hành chính (quận) và một cơ quan hành chính đại diện (phường), riêng cơ quan hành chính nhà nước tại các đơn vị hành chính tổ chức theo thiết chế Thủ trưởng hành chính hoặc thiết chế ủy ban.
Còn phương án 3 là xây dựng mô hình tổ chức hai cấp chính quyền ở đô thị (thành phố và quận), một cơ quan hành chính đại diện (phường), cơ quan hành chính Nhà nước tại các đơn vị hành chính tổ chức theo thiết chế ủy ban.
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc nêu rõ, 3 phương án được thiết kế mới là những gợi mở ban đầu, thực tiễn còn rất nhiều việc cần đánh giá, nhất là đánh giá tác động của từng phương án khi thực hiện thí điểm. Thành phố sẽ nghiêm túc tiếp thu góp ý các đại biểu phục vụ việc hoàn thiện nội dung các chuyên đề và Đề án thí điểm chính quyền đô thị trong thời gian tới.
Xây dựng chính quyền đô thị Hà Nội theo hướng đô thị thông minh đang được thành phố Hà Nội xây dựng lộ trình và quyết tâm thực hiện. Đây cũng là mong mỏi của đông đảo người dân Thủ đô để hướng tới một môi trường sống lý tưởng. Để xây dựng một thành phố thông minh đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao của xã hội cần nhiều điều kiện, trong đó không thể thiếu sự ủng hộ và tích cực tham gia của mọi công dân.
Theo Tuyết Mai (TTXVN)
Bắt đối tượng giết người chỉ vì 70 ngàn đồng Sau hơn 1 tháng điều tra, ngày 2.5, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45), Công an Nghệ An đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Nguyễn Đình Lực (SN 1991, trú xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) về 2 tội danh "Giết người" và "Cướp...