Vỡ nợ hàng chục tỉ đồng vì ham lãi cao
19 hộ dân ở xã Hà Long (H.Hà Trung) và TX.Bỉm Sơn (Thanh Hóa) những ngày qua như ngồi trên đống lửa vì “con nợ” tuyên bố không có khả năng trả nợ số tiền hơn 22 tỉ đồng.
Ham lãi suất cao
Vừa qua, Công an tỉnh Thanh Hóa đã phát đi cảnh báo về tình trạng người dân ở xã Hà Long (H.Hà Trung) và ở TX.Bỉm Sơn (Thanh Hóa) cho vay – mượn tiền để lấy lãi cao hơn lãi suất ngân hàng, nhưng đã xảy ra vỡ nợ khiến nhiều người dân hoang mang, lo lắng.
Bà Bùi Thị Độ đã vay tiền của nhiều hộ dân, sau đó đem cho chị Nguyễn Thị Lý vay lại để lấy lãi chênh lệch. Ảnh PHÚC NGƯ
Theo Công an tỉnh Thanh Hóa, từ đầu năm đến giữa tháng 10.2022, trên địa bàn xã Hà Long (H.Hà Trung) có 17 gia đình cho bà Bùi Thị Độ (63 tuổi, ngụ thôn Nghĩa Đụng, xã Hà Long) vay với tổng số tiền khoảng 14,6 tỉ đồng. Lãi suất bà Độ trả cho người dân là 2.000 đồng/1 triệu đồng/ngày.
Sau đó, bà Độ đem tiền vay của người dân cho chị Nguyễn Thị Lý (34 tuổi, cùng ngụ thôn Nghĩa Đụng, xã Hà Long) vay lại. Chị Lý trả cho bà Độ lãi suất 3.000 đồng/1 triệu đồng/ngày. Ngoài ra, chị Lý còn trực tiếp vay 8 tỉ đồng của 2 người dân ở TX.Bỉm Sơn. Tổng số tiền người phụ nữ này vay của người dân là hơn 22,6 tỉ đồng.
Hoạt động vay – mượn tiền giữa các bên được viết giấy. Người cho vay ít thì vài trăm triệu đồng, nhiều lên đến hơn 5 tỉ đồng. Theo một số người dân, thời gian đầu chị Nguyễn Thị Lý và bà Bùi Thị Độ trả lãi đúng hẹn và đầy đủ, nhưng đến ngày 23.10, Nguyễn Thị Lý thông báo bản thân bị một người ở tỉnh Bình Dương lừa đảo mất 52 tỉ đồng, nên hiện không có khả năng trả lãi và trả tiền gốc.
Video đang HOT
Bà Bùi Thị Độ cho biết bà là Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Nghĩa Đụng. Tháng 3.2021, chị Nguyễn Thị Lý đã tìm gặp và đặt vấn đề nhờ bà Độ huy động vốn để đảo sổ ngân hàng, và được trả lãi suất 3.000 đồng/1 triệu đồng/ngày. Vì tin tưởng chị Lý là người cùng thôn, lại có cửa hàng kinh doanh thuốc tây, và thấy lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng nên bà Độ đã vay tiền của nhiều hộ dân, sau đó đem cho Lý vay lại để lấy lãi chênh lệch.
Giấy vay mượn tiền giữa bà Bùi Thị Độ với chị Nguyễn Thị Lý. Ảnh PHÚC NGƯ
Cơ quan công an vào cuộc
Sau khi Nguyễn Thị Lý tuyên bố không có khả năng trả nợ, một số người dân đã làm đơn gửi đến cơ quan chức năng đề nghị để được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hữu Thành, Chủ tịch UBND xã Hà Long, cho biết trong thời gian người dân vay mượn tiền lẫn nhau để lấy lãi cao, chính quyền địa phương nắm bắt được thông tin và đã tuyên truyền, cảnh báo không nên ham lãi suất cao vì tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng nhiều người vẫn cho vay tiền.
“Sau khi thông báo không có khả năng trả nợ, bà Lý đã nhập viện ở Hà Nội để điều trị bệnh. Bệnh gì thì chúng tôi chưa rõ; còn sự việc cũng đã được công an xã nắm bắt, xác minh và báo cáo cấp có thẩm quyền rồi. Hiện phải chờ cơ quan chức năng tiếp tục xác minh, làm rõ”, ông Thành cho hay.
Các đơn vị nghiệp vụ của Công an tỉnh Thanh Hóa đã vào cuộc điều tra, xác minh để làm rõ vụ việc.
Nhẹ dạ cả tin nên "sập bẫy" từ các cuộc gọi lừa đảo
Sau khi có được thông tin cá nhân khách hàng, các đối tượng liên tục dùng những số điện thoại lạ để gọi điện và mạo danh nhân viên ngân hàng chào mời cho vay tiền với hình thức nhanh gọn, không thế chấp, lãi suất ưu đãi.
Vì nhẹ dạ, cả tin nên nhiều người, chủ yếu là phụ nữ, đang cần tiền vốn làm ăn, kinh doanh đã sập bẫy lừa các đối tượng...
Thời gian gần đây, Công an thị xã Hương Trà (Thừa Thiên-Huế) nhận được nhiều đơn thư trình báo của người dân về việc bị các đối tượng gọi điện thoại, đóng giả làm nhân viên ngân hàng để chào mời cho vay vốn với nhiều ưu đãi hấp dẫn; sau đó yêu cầu chụp ảnh căn cước công dân (CCCD) chuyển vào Zalo của chúng để làm hồ sơ vay vốn.
Trước những lời dụ dỗ ngon ngọt, vay vốn không tín chấp, được giải ngân nhanh, có nhiều người tin tưởng làm theo và bị lừa lấy hết tiền trong tài khoản ngân hàng.
Đối tượng Lại Thị Ngọc Trang (người thứ 2 từ trái sang) và các đối tượng trong đường dây lừa đảo qua mạng Internet.
Điển hình, chị Lê T. T. (trú tại xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên-Huế) làm nghề kinh doanh buôn bán tại phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà. Chị T. cho biết, do đang cần gấp 40 triệu đồng để trả tiền mua hàng hóa nên khi nhận được điện thoại của một nhân viên tự xưng cán bộ ngân hàng, đang cho vay vốn qua kênh online với thủ tục đơn giản, không thế chấp nên chị làm theo hướng dẫn của đối tượng này. Chị đã chụp ảnh CCCD, sổ hộ khẩu chuyển qua Zalo cho đối tượng để làm hồ sơ qua online vay vốn 40 triệu đồng.
"Ban đầu cứ tưởng sẽ sớm được vay vốn, nhưng những ngày sau, người tự xưng là cán bộ ngân hàng này lại thông báo tôi phải đóng khoản phí mở tài khoản, phí nâng khoản tín dụng... Vì tin tưởng, nhẹ dạ nên tôi đã nhiều lần chuyển cho các đối tượng 43 triệu đồng, trong khi 40 triệu đồng vay vốn tôi chưa nhận được một đồng nào. Sau đó tôi mới hay là mình mắc bẫy lừa và đã làm đơn trình báo cơ quan Công an", chị T. trình bày.
Thượng tá Nguyễn Việt Phương, Trưởng Công an thị xã Hương Trà cho hay, từ đơn thư trình báo của người dân, Công an thị xã đã vào cuộc và phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế làm rõ đường dây lừa đảo qua mạng Internet do Lại Thị Ngọc Trang (SN 1991, trú tại phường Bình Thuận, quận 7, TP Hồ Chí Minh) cầm đầu.
Để thực hiện các phi vụ gọi điện lừa đảo, Trang mở công ty tư nhân và thuê Nguyễn Văn Trường (SN 2002, trú quận 7, TP Hồ Chí Minh) cùng một số đối tượng khác mua thông tin khách hàng, gồm họ tên, địa chỉ cư trú, số điện thoại liên lạc, nghề nghiệp và phân công người gọi điện thoại, đóng giả nhân viên ngân hàng để mời mọc, đưa ra các gói vay vốn tín dụng không thế chấp. Từ đó buộc người vay làm theo hướng dẫn để chiếm đoạt tiền trong tài khoản của người vay.
Với thủ đoạn tinh vi này, cơ quan Công an xác định, đã có hàng nghìn người dân khắp cả nước, trong đó có chị T. và nhiều người ở tỉnh Thừa Thiên-Huế sập bẫy lừa của các đối tượng với tổng số tiền hàng tỷ đồng. Hiện Công an thị xã Hương Trà đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lại Thị Ngọc Trang và Nguyễn Văn Trường về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng Internet; đồng thời tiếp tục điều tra làm rõ các đối tượng trong đường dây lừa đảo này.
Tương tự, sau khi nghe cuộc gọi từ các số điện thoại có đầu số 081, 089, 070... với những người tự xưng là nhân viên ngân hàng và cán bộ Viện Kiểm sát, bà N.T.P. (SN 1964, trú ở TP Huế) bị các đối tượng này thông báo có liên quan đến một vụ án mua bán ma túy số lượng lớn và rửa tiền. Các đối tượng yêu cầu bà P. cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng để xác minh; nếu không phối hợp làm theo thì các đối tượng sẽ có lệnh bắt giữ.
Lo sợ nên bà P. đã cung cấp thông tin cá nhân, số tài khoản tại các ngân hàng và nhiều lần ra ngân hàng để rút tiền tiết kiệm, chuyển vào tài khoản các đối tượng. Tổng số tiền bà P. đã chuyển vào 3 tài khoản do các đối tượng cung cấp là hơn 1,3 tỷ đồng. Liên quan vụ án này, hiện Công an TP Huế đang phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế tiếp tục điều tra làm rõ.
Ngoài các trường hợp trên, theo Đại tá Phạm Văn Toàn, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế, còn có rất nhiều người ở tỉnh Thừa Thiên-Huế sập bẫy lừa đảo qua mạng Internet với thủ đoạn rất tinh vi.
Thông qua các trang mạng xã hội và thực hiện trao đổi, mua bán thông tin cá nhân, khách hàng, các đối tượng đã lấy những thông tin này để gọi điện tự xưng là cán bộ Công an, Ngân hàng, Viện Kiểm sát, hoặc các cơ quan thực thi pháp luật của Nhà nước để thực hiện hành vi lừa đảo. Bên cạnh đó, do ngày càng có nhiều người dân thực hiện các giao dịch trực tuyến thông qua các app, tài khoản online, ví điện tử nên các đối tượng tìm cách đánh cắp thông tin cá nhân, mật mã giao dịch... để chiếm đoạt tài sản trong tài khoản của người dân.
Trước tình hình trên, cơ quan Công an đã thường xuyên phối hợp với các cơ quan báo chí tuyên truyền về thủ đoạn lừa đảo qua mạng Internet đến người dân. Khi nhận được các cuộc gọi điện thoại từ số máy lạ, hoặc các đường link liên hệ yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng... người dân tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của các đối tượng mà sớm trình báo đến cơ quan Công an để được điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
Nhờ người tình bẫy "đối thủ" đến rồi dùng kiếm Nhật đâm Trao đổi với PV Báo CAND sáng 9/5, Thượng tá Nguyễn Đức Thành, Phó trưởng Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) cho biết, sau cuộc truy xét từ Nha Trang đến TP Hồ Chí Minh, các trinh sát hình sự đơn vị này đã bắt được nhóm côn đồ truy sát đối thủ bằng hung khí. Theo Thượng úy Đoàn Ngọc Quang,...