Vợ như tôi là thứ vợ gì?
Mãi đến khi máy bay cất cánh, tôi mới tin chắc rằng lần này mình sẽ được về nhà. Tôi nghĩ đến mẹ tôi, 7 năm không gặp, chắc mẹ đã yếu đi nhiều, tóc sẽ bạc nhiều hơn. Còn ba tôi, vốn dĩ đã gân guốc, bây giờ chắc lại càng gày gò hơn… Chỉ nghĩ đến bấy nhiêu mà tôi trào nước mắt.
Từ sân bay Tân Sơn Nhất về nhà, tôi thuê taxi để mẹ con đi cho khỏe. Hai đứa nhỏ lần đầu tiên đi xa nên rất quậy khiến tôi mệt đừ với chúng. Tuy vậy tôi rất vui khi mường tượng đến cảnh, chỉ lát nữa thôi, ba mẹ và các anh tôi sẽ vui mừng, ngạc nhiên thế nào khi mấy mẹ con đột ngột xuất hiện…
Thế nhưng những gì tôi tưởng tượng đã không xảy ra. Ngôi nhà của ba mẹ tôi vốn rất rộng giờ như càng thêm rộng. Ba tôi ngồi ở bàn nước ngoài thềm ba. Anh hai thì đi đâu đó chưa về. Chị hai và mấy đứa cháu cũng ở ngoài rẫy. Trông thấy tôi, ba tôi lập cập đứng lên, không nói được lời nào. Tôi bước nhanh tới chỗ ba, nắm lấy tay ông, nghẹn lời: “Ba khỏe không ba?”. Rồi tôi nhìn dáo dác: “Mẹ đâu ba?”.
Ba tôi cúi xuống xoa đầu hai đứa nhỏ đang giương mắt nhìn mẹ và ông ngoại: “Lớn quá rồi. Sao về mà không báo anh hai lên đón? Ba nó đâu sao không về chơi?”. Tôi không trả lời mà bước nhanh vào nhà. Tôi đã có câu trả lời về sự vắng mặt của mẹ. Ở giữa nhà, bàn thờ mẹ tôi nghi ngút khói hương…
Anh hai tôi bảo khi mẹ tôi hấp hối, anh đã gọi điện cho Phùng, chồng tôi, bảo đưa mẹ con tôi về cho bà nhìn mặt lần cuối. Thế nhưng Phùng bảo đường sá xa xôi, anh lại đang đi công tác ngoài Quảng Ninh nên không thể cho tôi và mấy đứa nhỏ về. “Khi mẹ mất, anh cũng có báo cho nó nhưng chờ mãi vẫn không thấy tăm hơi mẹ con bây… Lúc liệm, phải vuốt mãi mẹ mới chịu nhắm mắt”- giọng anh hai nghèn nghẹn.
Video đang HOT
Phùng giấu tôi mọi chuyện. Tôi có thể không truy cứu nhưng khi mẹ tôi mất mà anh cũng không cho hay, không cho tôi về chịu tang thì tôi làm sao có thể tha thứ cho anh chuyện này? 7 năm trước, khi chấp nhận theo anh về ngoài kia sinh sống, tôi cứ đinh ninh rằng bây giờ giao thông thuận tiện, đi lại dễ dàng, từ Hải Phòng vô Sài Gòn có đường bay thẳng, bất cứ lúc nào tôi muốn thì cũng có thể về nhà. Vậy mà ra đến ngoài đó, tôi như bị biệt giam, bị cách ly khỏi gia đình, họ hàng, quê hương của mình.
Anh có cha mẹ già phải phụng dưỡng, một đứa em trai bị ảnh hưởng chất độc da cam không thể tự chăm sóc bản thân. Khi tôi vừa về tới, ngay lập tức ông anh cả của anh dọn ra ở riêng. Tôi phải bỏ công việc hướng dẫn du lịch yêu thích của mình vì anh bảo một mình anh đủ sức lo cho gia đình.
Thế giới của tôi bây giờ là ngôi nhà ngói 3 gian rộng thênh thang, con đường từ nhà ra ngôi chợ đầu làng. Tôi chăm sóc ba mẹ chồng và em chồng, mỗi tháng anh đưa cho tôi một khoản tiền đủ để trang trãi mọi chuyện, thậm chí có dư. Nhưng ngay cả khi có tiền, tôi cũng không biết phải làm gì ở chốn đìu hiu ấy.
Tết năm đầu tiên tôi không được về nhà với lý do “mới ra mà đã về làm chi cho tốn kém”. Năm thứ hai, mẹ anh bệnh; năm thứ ba, tôi sinh bé út; năm thứ tư bé út còn nhỏ anh không cho tôi mang đi xa… Cứ vậy, mà đến 7 năm. Đến khi tôi quyết định giấu anh, tự mình đặt vé, tự mình dắt các con về thăm ngoại thì tôi vẫn nghĩ, chỉ là một chuyến về thăm nhà, rồi tôi sẽ trở ra, tiếp tục làm dâu, làm vợ, tiếp tục phục vụ gia đình anh vì sau 7 năm bị cách ly với thế giới công việc, tôi đã bắt đầu thấy sợ hãi, bắt đầu muốn an phận thủ thường…
Vậy mà giờ đây mọi suy nghĩ trong tôi đã đảo lộn. Tôi gọi điện cho anh ngay buổi chiều của cuộc đào tẩu: “Tại sao anh giấu em? Tại sao mẹ bệnh anh hai báo tin mà anh không cho em biết? Tại sao mẹ mất anh cũng không cho em về? Tại sao… Tại sao…”. Tôi hỏi và không chờ anh trả lời. Tôi hỏi chỉ để trút bỏ cơn cuồng nộ, uất ức trong lòng. Tôi bảo anh muốn gì thì vào trong này nói chuyện với tôi, với ba và anh hai chứ tôi không trở ra nữa. Thế nhưng anh chần chừ: “Anh đang bận… Em ra đi rồi tới mùa hè, anh sẽ đưa em vào thưa chuyện với ba”.
Nhưng tôi không còn niềm tin với anh nữa. Nếu tôi trở ra thì chắc chắn anh sẽ tiếp tục giam cầm tôi trong ngôi nhà 3 gian cùng với những nghĩa vụ thiêng liêng, cao cả mà suốt ngày anh ra rả bên tai tôi. Tôi đã quá chán ghét sự ích kỷ của anh. Nó đã biến tôi từ một người có công ăn việc làm, một người hoàn toàn độc lập trong cuộc sống trở thành một con rối chỉ biết phụ thuộc vào sự giật dây của người khác.
“Em sẽ không trở ra nữa, anh tự sắp xếp chuyện nhà”- tôi nói dứt khoát. Anh hết năn nỉ rồi quát lên trong điện thoại: “Em thật quá quắt. Thuyền theo lái, gái theo chồng chớ có thứ vợ gì mà như em? Chỉ chuyện em dắt mấy đứa nhỏ bỏ trốn thì cũng đủ cho anh bỏ em rồi. Anh kỳ hạn cho em 1 tuần lễ, nếu không về thì anh sẽ gởi đơn ra tòa, sẽ bắt 2 đứa nhỏ…”.
Thứ vợ như tôi là thứ vợ gì? Tôi quay chậm lại những thước phim của cuộc hôn nhân và thấy rằng, mình đã đánh mất chính mình trong cuộc hôn nhân này. Cái được lớn nhất là tôi có 2 đứa con. Tôi chỉ sợ anh bắt con tôi, còn chuyện ly hôn thì mấy đêm nay tôi đã nghĩ đến…
Tôi phải làm sao để giành lấy tài sản quý báu nhất ấy trong cuộc chiến mà nếu anh hay tôi châm ngòi thì cũng đều khủng khiếp đối với những đứa trẻ…
Theo VNE
Vợ hồi xuân, chồng... hồi hộp
Ngày trước, mấy lão bạn anh hay dọa: "Vợ mà hồi xuân là ông khổ đấy nhé!". Nghe vậy, anh chỉ cho là tầm phào, bụng thầm nhủ: "Vợ hồi xuân tức là trẻ lại, vậy thì sướng chứ sao lại khổ?". Không ngờ, đến khi vợ thực sự bước vào giai đoạn hồi xuân, chồng mới "biết đá, biết vàng".
Vợ chồng bao nhiêu năm, anh đã quen với cái vẻ ngoài giản dị của em. Ai ngờ, vừa hồi xuân là em thay đổi cái rụp, làm cả ba cha con anh choáng váng. Em chưng diện, chăm chút nhan sắc kỹ hơn. Nếu em làm đẹp, chưng diện một cách vừa phải, phù hợp với lứa tuổi thì anh chẳng có gì để than vãn; thậm chí còn mừng, còn khuyến khích. Đằng này, em chưng diện, em làm đẹp toàn theo kiểu quá lố, khiến anh đau đầu hết sức.
Mỗi ngày em hồi xuân là mỗi ngày cha con anh hồi... hộp, vì không biết hôm nay vợ mình - mẹ mình sẽ diện bộ cánh theo "trường phái" thời trang nào. Hôm nay em mặc bộ đầm ba bốn màu sặc sỡ, hôm khác em lại chơi bộ đồ của mấy em gái tuổi teen, đến nỗi con gái phải thốt lên: "Mẹ còn teen hơn con!". Teen với sặc sỡ còn đỡ, có khi em còn hứng lên, diện đồ theo "trường phái gợi cảm". Nói thật với em, nhìn em - đã gần lên chức bà ngoại - mặc cái áo mỏng tang theo kiểu xuyên thấu, hay cái áo hai dây thiếu trước hụt sau, anh chẳng thấy gợi cảm gì hết mà chỉ muốn nổi da gà...
Vợ chồng bao nhiêu năm, anh đã quen với cái vẻ ngoài giản dị của em. Ai ngờ, vừa hồi xuân là em thay đổi cái rụp, làm cả ba cha con anh choáng váng. (ảnh minh họa)
Từ ngày em hồi xuân, cái tủ mỹ phẩm của em to hơn hẳn. Em tậu cơ man nào là son, là phấn, là sữa, là kem... đủ loại. Lúc trước, đi đến chỗ nào mang tính chất trang trọng em mới trang điểm. Còn bây giờ, em trang điểm mọi lúc mọi nơi. Ra đầu ngõ mua bó rau em cũng phải dặm phấn, tô son. Thậm chí, nhiều khi ở nhà em cũng trang điểm, chẳng hiểu để làm gì?
Nhưng anh khổ nhất là cái vụ đi sửa sắc đẹp của em. Em xăm lông mày, xăm môi, rồi sửa mũi, hút mỡ bụng. Thậm chí, cái vòng 1 em cũng đi nâng cấp. Kết quả là đẹp đâu anh chưa thấy, chỉ thấy vợ mình ngày càng lạ hoắc. Đấy là chưa kể đến chuyện tốn kém tiền bạc. Từ ngày em siêng đi thẩm mỹ viện, ngân quỹ gia đình hao hụt thấy rõ...
Anh bực lắm, cũng góp ý em nhiều lần, hồi xuân thì hồi xuân, làm đẹp thì làm đẹp, nhưng phải đúng mực, hợp với lứa tuổi. Khổ nỗi, hễ anh nói là em giận, vì giờ em đã đổi tính, nhí nhảnh hơn, "teen" hơn ngày xưa, nên rất dễ giận, dễ hờn. Nói đụng đến, là dỗi ngay: "Tôi hiểu mà, già rồi, làm gì cũng đâu bằng được mấy em gái trẻ. Anh chán tôi cũng phải". Mà giờ em dỗi cũng y hệt như lúc mới cưới, cũng mặt mũi lạnh tanh, cũng không thèm nói chuyện, cũng bỏ cơm bỏ nước. Anh phải dỗ chán dỗ chê, em mới hết giận. Nhiều khi dỗ em, anh thấy mình cũng đang... hồi xuân, trở về cái thời trai trẻ, tìm cách làm lành với cô bạn gái hay hờn dỗi.
Trời không chịu đất thì đất phải chịu trời. Giờ anh hết dám "phản kháng", chỉ biết cố gắng chịu đựng, hy vọng qua một thời gian, vợ anh sẽ về lại "vị trí cũ". Chứ em cứ hồi xuân như vầy hoài, chắc anh "lão hóa" sớm...
Theo Eva
Chồng ngủ với gái, tôi ngủ với trai Tôi biết, có thể mình chọn con đường này là sai lầm nhưng một người phụ nữ sống như cái bóng trong nhà chồng, liệu có hạnh phúc được không? Người ta nói &'ông ăn chả bà ăn nem' thật chẳng sai chút nào. Một khi sự việc đã đi quá giới hạn, đối phương không thể dừng lại hoặc không muốn dừng...