Vợ nguyên Viện trưởng Viện kiểm sát lừa đảo hàng chục tỉ đồng
Hôm nay (1.4), TAND tỉnh Bình Phước đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, vợ của nguyên Viện trưởng VKSND huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước, lừa đảo hơn 21 tỉ đồng của nhiều người.
Vụ án này gây xôn xao dư luận tỉnh Bình Phước, khi bị cáo trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản là vợ của Viện trưởng VKSND huyện Hớn Quản. Vụ án trước đây được đưa ra xét xử sơ thẩm lần đầu, thì bị Hội đồng xét xử (HĐXX) quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Đến hôm nay (1.4), vụ án tiếp tục đưa ra xét xử sơ thẩm, bị cáo Nguyễn Thị Sạnh (SN 1960, ngụ khu phố 3, thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước) bị xét xử về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, thay vì lúc đầu vụ án khởi tố điều tra theo hướng bị cáo Sạnh phạm tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Theo cáo trạng truy tố bị cáo Sạnh, đầu năm 2009 đến ngày 31.3.2010, Sạnh lừa nhiều người dưới danh nghĩa vay tiền làm ăn kinh doanh xăng dầu và đáo hạn ngân hàng.
Bị cáo Sạnh tại tòa hôm nay (1.4).
Tổng cộng 23 nạn nhân bị bị cáo Sạnh lừa chiếm đoạt số tiền 21,1 tỉ đồng. Đến ngày 4.4.2010, Sạnh tuyên bố vỡ nợ, trong khi đó theo điều tra được thì bà Sạnh hoàn toàn không làm ăn thua lỗ, không vỡ nợ như tuyên bố.
Các nạn nhân làm đơn tố cáo, ngày 29.9.2011, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Phước khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Sạnh về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú. Ngày 24.9.2012, Cơ quan CSĐT thay đổi tội danh đối với Sạnh điều tra về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Ngay phần đầu diễn ra phiên tòa hôm nay, các bị hại cho rằng cần triệu tập nhân chứng là con gái bà Sạnh, là Trần Thị Thắm, tuy nhiên HĐXX cho rằng không cần thiết vì nhân chứng Thắm đều có lời khai trong hồ sơ vụ án.
Video đang HOT
Trong phần xét hỏi, bị cáo Sạnh cho rằng mình đưa ra “mồi” đối với các nạn nhân là vay lãi suất cao (9%/tháng), nên nhiều người cho bị cáo vay tiền. Tuy nhiên, các nạn nhân cho rằng họ tin tưởng vào bị cáo Sạnh, có kinh doanh cây xăng, làm ăn “đàng hoàng” và uy tín của chồng bị cáo Sạnh, chính là ông Trần Hoàng Sơn-nguyên Viện trưởng VKSND huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước (hiện đang là cán bộ VKSND tỉnh Bình Phước).
Bị cáo Sạnh cũng cho rằng, vì làm ăn thua lỗ, để trả nợ một số nơi, mà bị cáo vay tiền với lãi suất cao của nhiều người để trả nợ và cũng là giữ uy tín cho chồng mình.
Tuy nhiên, tất cả các bị hại trong vụ án này đều khai tại tòa là “việc vay mượn đều do bà Sạnh chủ động đề nghị vay lãi suất chỉ là 2%, và bị cáo Sạnh cho biết là cho người khác vay lại lấy lời. Trong những lần vay tiền, đều có mặt ông Trần Hoàng Sơn, là chồng bị cáo Sạnh, lúc này đang giữ chức Viện trưởng VKSND huyện Hớn Quản”.
Bà Nguyễn Thị Liên, bị hại trong vụ án bức xúc tại tòa: “Vì thấy chồng bị cáo Sạnh là người lãnh đạo ở cơ quan công quyền, lại là viện trưởng VKSND, nên tôi mới cho mượn tiền. Ai dè lại bị vợ chồng ông Sơn, bà Sạnh lừa mất hết tiền!”.
Tất cả các bị hại đều bức xúc rằng bị cáo Sạnh lừa đảo vì lấy uy tín của chồng, chứ không phải như bị cáo Sạnh khai là lãi suất cao, mà chỉ cho vay mượn bình thường, đề nghị HĐXX tuyên buộc cả hai vợ chồng bà Sạnh, ông Sơn phải chịu trách nhiệm trả lại cho các bị hại số tiền tổng cộng là 27 tỉ đồng, trong đó 21,1 tỉ đồng là trong vụ án lừa đảo này, còn hơn 5 tỉ đồng cũng do vợ chồng bà Sạnh, ông Sơn buộc phải trả cho các bị hại, nhưng lại bị tách ra sang một vụ kiện dân sự khác.
Chiều nay (1.4), phiên tòa tiếp tục diễn ra phần xét hỏi, HĐXX liên tiếp truy vấn bị cáo Sạnh vay mượn số tiền lớn để làm gì ? Bị cáo Sạnh: “Bị cáo vay đề trả nợ ngân hàng”. HĐXX cho biết, Cơ quan điều tra xác định, chỉ trong thời gian ngắn, bị cáo Sạnh huy động số tiền vay lên đến 10 tỉ đồng, trong khi bị cáo chỉ nợ ngân hàng có 2 tỉ đồng… !
Bị cáo Sạnh liên tiếp quanh co về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà theo các cơ quan công tố truy xét.
Dự kiến ngày mai (2.4), tòa sẽ tuyên án.
Theo Phùng Bắc
Lao động
Vỡ hụi gần 20 tỷ đồng
Xuất thân là người bán vé số nhưng chủ hụi Lương Thị Kim Lan dùng nhiều thủ đoạn như đưa tên giả vào danh sách đường dây hụi, hốt hụi của người khác mà không báo... để lừa đảo tiền hụi của hụi viên.
Vụ vỡ hụi chấn động
Cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 năm 2013, cả huyện Tân Châu (Tây Ninh) xôn xao vì vụ vỡ hụi chấn động ở thị trấn Tân Châu. Bà Lương Thị Kim Lan (52 tuổi, thị trấn Tân Châu), chủ hụi của nhiều đường dây hụi với cả trăm người tham gia đột nhiên biến mất khiến các hụi viên hốt hoảng chạy khắp nơi tìm kiếm để đòi lại tiền hụi của mình.
Bà Lương Thị Kim Lan tại cơ quan điều tra
Theo cơ quan điều tra, khoảng 10 năm trước đây, vợ chồng bà Lương Thị Kim Lan đi bán vé số kiếm sống. Năm 2004, bà được con gái (có chồng người nước ngoài) gửi tiền về nên cuộc sống có khá hơn. Vào khoảng tháng 9/2010, lợi dụng mối quan hệ quen biết với một số người dân trên địa bàn huyện Tân Châu, bà Lan đã tổ chức chơi hụi do bà làm chủ.
Bà Lan tổ chức chơi dây hụi tháng và nửa tháng với số tiền từ 2 đến 20 triệu đồng/phần, người chơi đóng tiền cho bà Lan 1 hoặc 2 lần/tháng. Hụi viên khi hốt hụi thì đóng tiền hoa hồng cho bà Lan từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng tùy theo số tiền đóng vào mỗi đầu hụi ít hay nhiều. Mỗi dây hụi bà Lan mở sổ theo dõi nhưng các hụi viên đều không biết nhau, kể cả số lượng người chơi trong mỗi đường dây; ai đóng, ai hốt kỳ nào, bao nhiêu cũng không ai được biết, chỉ biết đóng tiền hụi khi bà Lan thông báo.
Trong thời gian đầu hoạt động, bà Lan làm ăn rất uy tín nên ngày càng có nhiều người tin tưởng, tham gia. Nhưng khi có nhiều người tham gia, bà Lan mở nhiều đường dây hụi và bắt đầu lấy tiền hụi tiêu xài cá nhân, lấy đầu này đắp đầu kia. Cho đến khi bà Lan mất khả năng chi trả cho hụi viên trong các đường dây của mình, bà đành bỏ trốn đi nơi khác để tránh mặt các hụi viên. Đến lúc này các hụi viên mới hoảng hốt đi tìm bà Lan đòi lại tiền của mình, thậm chí là ra cơ quan công an để tố cáo bà Lan lừa đảo.
Can tội lừa đảo
Theo quy định, hầu hết các tranh chấp về hụi hoặc phát sinh từ hụi đều được giải quyết bằng thương lượng, hòa giải hoặc giải quyết tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Tuy nhiên, trong vụ vỡ hụi này, ngày 31/3/2014, Công an tỉnh Tây Ninh đã kết luận điều tra là bà Lương Thị Kim Lan phạm tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Theo cơ quan điều tra, khi thấy nhiều người đăng ký chơi hụi của mình, bà Lan mở thêm hụi ngày, thời gian chơi từ 35 đến 45 ngày. Theo thỏa thuận, khi đến kỳ khui hụi thì các hụi viên tập hợp lại để bỏ thăm xem người nào bỏ thăm có số tiền cao thì sẽ được hốt kỳ đó, bà Lan không cung cấp danh sách các hụi viên cũng như không thông báo cho hụi viên như thỏa thuận. Khi hụi viên có nhu cầu cần hốt hụi đến nhà bà Lan bỏ thăm chỉ thấy bà cùng với người nhà mà không thấy hụi viên khác. Đến kỳ đóng hụi bà cũng không nói rõ là ai bỏ thăm cao nhất hốt mà chỉ nói số tiền phải đóng là bao nhiêu thì hụi viên đóng bấy nhiêu. Nếu hụi viên có hỏi thì bà nói 1 cái tên giả cho hụi viên tin tưởng.
Trong quá trình làm chủ hụi, bà Lan không những không đưa vào sổ sách theo dõi hoạt động của các dây hụi mà bà còn dùng nhiều thủ đoạn để lừa đảo các hụi viên chiếm đoạt tài sản. Các dây hụi tháng và nửa tháng bà Lan tổ chức, bà đưa một số tên giả làm những người hụi viên vào dây hụi nhằm cho các hụi viên khác tin tưởng và tham gia chơi. Sau đó, bà Lan hốt những phần hụi của những tên giả đó, mỗi dây hụi bà giả tên từ 1 đến 12 người. Trong 19 dây dây hụi tháng và nửa tháng thì đã có 18 dây hụi bà Lan lừa đảo chiếm đoạt số tiền gần 2,9 tỷ đồng.
Các dây hụi 2 triệu đến 20 triệu đồng, bà Lan tự ý hốt các phần hụi của các hụi viên khác mà không cho họ biết. Trong 19 dây hụi, bà Lan hốt 23 phần hụi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng. Bằng các thủ đoạn như giả tên người chơi hụi, tự đăng, tự hốt, bà Lan đã chiếm đoạt hơn 600 triệu đồng. Tổng cộng bà Lan đã chiếm đoạt bằng các thủ đoạn trên là hơn 4,1 tỷ đồng. Từ các chứng cứ này, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Tây kết luận bà Lương Thị Kim Lan phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngoài số tiền lừa đảo trên, bà Lan còn mất khả năng chi trả nhiều đường dây hụi do bà làm chủ và nhiều đường dây do người khác làm chủ mà bà tham gia chơi. Tổng cộng số tiền bà lừa đảo, mất khả năng chi trả... lên đến gần 20 tỷ đồng.
Tuyết Trân - Tùng Nguyên
Theo Dantri
Làm giả giấy tờ nhà, thế chấp chiếm đoạt gần nửa tỷ đồng Với thủ đoạn thuê người làm giả giấy tờ nhà, Vân đã đem thế chấp để chiếm đoạt gần nửa tỷ đồng. Thấy kiếm tiền quá dễ, Vân tiếp tục thuê làm giả giấy tờ 1 căn nhà khác để thực hiện hành vi tương tự nhưng bị phát hiện trong lúc giao dịch. Ngày 17/2, TAND TPHCM đã bác đơn kháng cáo,...