Vó ngựa trong mây
Tiếng ngựa thồ gõ vào chân mây thậm thịch từ sáng sớm, dấu hiệu đoàn người thồ hàng đang lầm lũi trên “đường chỉ” nhỏ độc đạo tiến sâu vào vùng thâm sơn xã Cao Phạ (Mù Cang Chải, Yên Bái) mây mù.
Chuyến sáng mang mắm muối, mì tôm, dầu, gạo. Khi quay ra lúc chiều về, lưng ngựa chất đống quặng chì, quặng thiếc.
Ở nơi hiểm trở, lựa chọn lưng ngựa thồ hàng là cách làm xưa nay, vừa bền bỉ lại rẻ tiền. Kể cả khi Win tàu, ngựa sắt đã hùng hổ chồm trên mặt đá hộc, khói xăng át tiếng tiếng vó thì ngựa vẫn là những chiến mã tri kỉ chưa thể chia tay. Man điệu tiếng vó ngựa của đoàn người chở hàng sâu trong núi vẫn hợp với thiên nhiên hơn tiếng động cơ, dù cho âm thanh ấy có là nỗi nhọc nhằn.
Ấy vậy, đến tháng mùa mưa mặt đất nhão nhoét trộn đá hộc, không có ngựa đố có phương tiện hiện đại nào chở được hàng nhu yếu phẩm cung cấp cho vùng gian khó ở đây. Bởi thế, cuộc sống trên cao như muốn giữ ngựa làm bạn với người, vì sức ngựa tuy không mạnh, nhưng chân dài dẻo dai vẫn tối ưu cho những ngả đường độc đạo.
6 giờ sáng, tại bản Lìm xã Cao Phạ, những con ngựa đã được chằng buộc các loại hàng nhu yếu phẩm.
Đoàn ngựa thồ bắt đầu tiến sâu vào núi, đi vào những bản nằm cách bản Lìm 20 km.
Video đang HOT
Những chuyến hàng diễn ra đều đặn, khoảng 15 chuyến/tháng.
Đây là một người dắt ngựa, anh ta được chủ ngựa thuê.
Ngựa ở bản Lìm được nuôi tập trung thành đàn trên dưới chục con và cho thuê chở hàng.
Một đoàn thồ hàng sắp về nơi tập kết. Người và ngựa vừa chở quặng ra từ dãy núi mờ xa phía sau.
Những lái ngựa thường túm đuôi ngựa khi đổ dốc.
Một con ngựa chở tối đa được khoảng 70 kg quặng, với giá chở thuê là 1.300 đồng/kg.
Nếu đàn ngựa gần mười con, thu nhập của chủ ngựa cũng được ngót 6 triệu/tháng.
Mối đoàn khoảng 15 con và 5 lái ngựa.
Các bao tải quặng đang được lái ngựa chuyển vào kho.
Một ngày chỉ chở được một chuyến, lượt vào chở hàng nhu yếu phẩm, lúc xuống núi chở quặng.
Theo Dantri
Điệp khúc lúa
Nước mình vẫn là nước nông nghiệp, phải không bác? - Thực tình bây giờ không trả lời khẳng định hay phủ định một từ đúng hay không đúng đâu.
- 70% dân số là thành phần nông dân, gạo xuất khẩu đứng đầu thế giới, càphê cũng nhất, chưa kể các loại thủy sản...
- Đó là con số tạm thời. Thái Lan họ nhiều ruộng, nhiều lúa gạo ngon, giá cao hơn ta, lại có hệ thống kho trữ gạo, lúc giá lên họ tung ra bán một chầu là ta lại lẹt đẹt theo sau.
- Sao ta không làm như họ?
- Câu hỏi của chú từ hàng chục năm nay năm nào cũng vang lên như điệp khúc mùa màng. Tớ nhớ ngày trước, nhà nông dân bao giờ cũng có bồ thóc, cao hơn là cót thóc, lẫm thóc, Nhà nước có hệ thống kho thóc. Thế mà bây giờ cứ đến mùa là thiếu chỗ trữ thóc, thiếu sân phơi, thiếu lò sấy, 10 hạt thóc rơi vãi hư hỏng tới 3 - 4 hạt. Nông dân cứ lo làm, thương lái (kể cả có tổ chức) cứ ép giá, mua rẻ, bán cũng rẻ, chất lượng gạo thấp nên thu nhập của nông dân vẫn còn lâu mới bằng... chú đánh giày.
- Thảo nào ai cũng cố bằng được để đi xuất khẩu lao động. Còn làm công nhân 2 - 3 triệu cũng chỉ đủ sống 40 - 45%.
- Ngày xưa mưa rào, cá rô rạch theo nước lên bờ, bà con vác rổ đi xúc, có khi đầy giỏ. Đó là bữa ăn sung sướng nhất năm. Tóm lại là vẫn trông chờ vào ông giời.
- Ca dao có câu: "Tháng năm ta có lúa chiêm/ Tháng mười ta lại có thêm lúa mùa / Nếu ăn không hết còn thừa/ Bán đi mua vải là vừa ấm no".
- Xì! Chuyện xưa, giờ còn một tỉ thứ chi tiêu nữa đấy. Ấy là chưa nói ốm đau vào viện, lên tuyến cao là cao huyết áp luôn!
Theo laodong
Thầy cô giáo góp gạo nuôi 13 học sinh H're Với chặng đường đến trường qua sông không cầu, vượt núi chông gai gần 1 buổi, 13 học sinh người H're ở thôn Gò Da được các thầy giáo, cô giáo Trường THCS Sơn Ba (huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi) góp nhặt nuôi các em ăn học tại trường trong nhiều năm qua. Vừa trò chuyện với PV Dân trí về hoàn cảnh...