Vợ ngoại tình với hàng xóm là bạn thân của tôi
Tôi bắt 2 người bồ bịch quỳ xuống xin lỗi tôi và vợ người kia, viết giấy cam kết không quan hệ nữa.
ảnh minh họa
Tôi 33 tuổi, còn vợ 32, là công chức nhà nước. Chúng tôi lấy nhau được 6 năm, có con gái 6 tuổi. Vợ tôi có quan hệ bất chính với hàng xóm và là bạn thân của tôi. Đến nay tôi đã phát hiện lần thứ 2. Lần đầu cách đây một năm, vợ tôi nhắn tin hẹn hò quan hệ, gọi nhau bằng vợ chồng, nhưng lại lừa tôi là quan hệ với người khác. Tôi đuổi vợ về nhà đẻ. Bố mẹ vợ xin lỗi tôi, vợ quỳ lạy xin tôi. Vì con gái tôi đã tha thứ. Tuy nhiên, tôi sai lầm khi lúc đó không truy đến cùng và không biết đó là thằng bạn hàng xóm, mà tin là người cô ấy nói.
Đến nay, tôi lại phát hiện vợ vẫn ngoại tình với thằng bạn hàng xóm. Lúc đầu cô ấy cũng chày cối khai tên người khác như lần trước. Giờ tôi đã đuổi vợ về quê, bắt cả 2 người bồ bịch quỳ xuống xin lỗi tôi và vợ người kia, viết giấy cam kết không quan hệ nữa. Gia đình vợ tôi cũng lên xin lỗi và xin cho cô ấy một cơ hội. Tuy nhiên tôi thấy bản thân cô ấy là người sống hưởng thụ, ít quan tâm, chăm lo cho gia đình, hai vợ chồng thường xuyên khúc mắc. Giờ tôi không biết nên làm sao, xin ý kiến tư vấn của chuyên gia và độc giả. Tôi rất thương con, nếu trong trường hợp ly hôn thì mong được quyền nuôi con. Trân trọng cảm ơn.
Mạnh
Chuyên gia tâm lý Vũ Thu Hằng gợi ý:
Video đang HOT
Mạnh thân mến!
Lần đầu tiên vợ bạn ngoại tình có thể do nhẹ dạ, nhưng lần thứ 2 cô ấy phản bội là cố tình. Trong một vài trường hợp, vì còn tình cảm, vì con hay vì những lý do khác, người bạn đời chấp nhận tha thứ cho đối phương, nhưng để quên việc mình từng bị phản bội là chuyện không dễ dàng. Chưa kể, điều trọng yếu là người phản bội phải biết hối cải. Cũng giống như lần đầu tiên khi bạn quyết định tha thứ cho vợ, chính bản thân cô ấy phải có ý thức muốn giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Không biết vợ chồng bạn đã xử lý lần “khủng hoảng” đầu tiên thế nào? Bạn có tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao vợ phản bội mình? Vì sao giấu giếm và khai tên người khác? Lúc đó vợ bạn xin lỗi là xuất phát từ sự tự nguyện, chân thành hay do bị bố mẹ ép buộc phải quỳ gối? Còn bạn có thẳng thắn nói rõ suy nghĩ, quan điểm của mình không? Rằng bạn muốn gì, cần gì, vì sao tha thứ và muốn giữ lại gia đình, những giới hạn cuối cùng của bạn… và hậu quả nếu tái phạm? Một vấn đề quan trọng nữa là sau khi đã tha thứ, bạn có bới móc sai lầm của vợ không hay vẫn luôn tạo điều kiện cho cô ấy thay đổi?
Đời người chẳng ai hoàn hảo, không bao giờ mắc lỗi, điều quan trọng là biết sửa sai. Trả lời hết những câu hỏi ở trên, bạn sẽ có định hướng giải quyết cho mình. Nếu lý do vợ đưa ra chỉ là ngụy biện, không nhận ra cái sai, không có hành động thể hiện sự hối lỗi dù bạn đã cố gắng tha thứ, không bới móc, vun vén thì việc mắc sai lầm lần thứ 2 là do bản tính của cô ấy. Cô ấy sẽ còn tiếp tục phản bội bạn lần thứ 3, thứ 4… nếu có cơ hội. Trong trường hợp này, chia tay có lẽ là giải pháp tốt nhất.
Về việc giành quyền nuôi con, theo luật bạn cần chứng minh với tòa khả năng nuôi dưỡng và chăm sóc con. Trong đó bao gồm các yếu tố về tinh thần như: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, trình độ học vấn… của bạn để bồi dưỡng, dạy dỗ con tốt nhất. Ngoài ra còn có các yếu tố vật chất như: điều kiện về ăn, ở, sinh hoạt mà bạn dành cho con. Tòa sẽ dựa trên thu nhập trung bình hàng tháng, tài sản, cũng như chỗ ở của bạn để làm căn cứ xác định những điều kiện vật chất ấy có phù hợp với con hay không.
Bạn cũng có thể chứng minh việc vợ ngoại tình, lối sống hưởng thụ, ít quan tâm gia đình của cô ấy có thể ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của con gái. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc kỹ dựa trên sự thật và lợi ích thực sự của con. Nếu có thể, vợ chồng bạn đừng cố gắng tranh giành, mà nên ngồi lại nghiêm túc bàn bạc với nhau xem con ở với ai là tốt nhất. Xét cho cùng ly hôn là chuyện của người lớn, nhưng con trẻ lại là đối tượng phải chịu thiệt thòi đầu tiên. Hãy cố gắng làm sao để giảm bớt tổn thương và không để lại bóng ma tâm lý trong lòng bé.
Chúc bạn bình tĩnh và có quyết định sáng suốt.
Theo Vnexpress
Bực mình vì cứ đến bữa là chồng lại dạy dỗ con
Tôi nói, nhà mình lâu nay cứ bữa cơm là ầm ĩ, bố cứ nhè bữa cơm mà dạy con thì con ăn cơm khác gì cực hình. Bố cậy mình là người lớn, nên bắt con phải răm rắp vâng lời, cấm con cãi...
Đây là phản ứng dây chuyền rất xấu, bố là người phải sửa sai đầu tiên, không quát mắng con vào giờ cơm nữa. Ảnh minh họa: Internet
Chồng tôi có thói quen khó bỏ, ấy là dạy con ngay trong bữa cơm. Có nhiều hôm, cả nhà đã mệt nhoài vì người lớn mải miết đi làm, trẻ con phờ phạc sau giờ học ở trường, chỉ mong mau chóng ngồi vào mâm cơm thơm phức mùi thức ăn.
Nhưng đúng lúc ấy, hai đứa con vẫn chí chóe cãi vã chuyện gì đó hoặc mải làm việc riêng. Con trai dán mắt vào cuốn truyện tranh, mẹ gọi như hò đò vào giúp mẹ dọn cơm mà con vẫn phớt lờ. Con gái thì bày đồ chơi bề bộn khắp giường, rồi mặc kệ để đó, ngồi vẽ tranh, tô màu. Tôi cáu kỉnh quát con trai đứng lên, lập tức cu cậu quay sang hét lên với em.
Ngồi ăn cơm với con trai cũng chẳng vui vẻ gì. Thường là con đói quá, còn hay lượn vào bếp ăn vụng vài miếng thịt. Mẹ bê mâm ra, vẫn còn chạy vào bếp lấy thêm vài thứ còn thiếu trong mâm thì con đã ngồi khoanh chân, mời cơm lấy lệ rồi ăn vội ăn vàng.
Bố lập tức phê bình: "Sao con không đợi mẹ vài phút để cả nhà ngồi ăn cùng cho vui?". Con trai ăn cơm canh, chan húp xoàn xoạt, bố lại dài giọng chê con "ăn tục". Con rơm rớm nước mắt nhìn mẹ, sắp khóc vì ấm ức.
Mẹ vẫn yên lặng quan sát xem con sẽ phản ứng tiếp ra sao. Bố vừa phồng mồm nhai cơm vừa dạy con phải thế này, phải thế kia. Con đạp em gái, quát: "Ăn nhiều tương ớt thế, đau dạ dày". Lúc ấy bố mặt đỏ phừng phừng quát con hỗn láo, dám bắt nạt em bé.
Tôi nói, nhà mình lâu nay cứ bữa cơm là ầm ĩ, bố cứ nhè bữa cơm mà dạy con thì con ăn cơm khác gì cực hình. Bố cậy mình là người lớn, nên bắt con phải răm rắp vâng lời, cấm con cãi. Giờ con trai cậy mình là anh nên quát em, em có lý sự một chút là đánh em. Đây là phản ứng dây chuyền rất xấu, bố là người phải sửa sai đầu tiên, không quát mắng con vào giờ cơm nữa.
Con là anh, bảo em việc gì cũng phải nhẹ nhàng thì em mới nghe và làm theo nhé. Mẹ cũng sẽ bớt nóng tính, để cả nhà mình có bữa cơm vui vẻ.
Nghe mẹ phân tích hợp lý, con trai gật đầu đồng ý. Con còn nói với em, mấy năm nữa em lớn, anh em mình chia nhau rửa bát cho mẹ đỡ vất vả. Em gái hồn nhiên bảo, lúc ấy anh đi chợ về, anh em mình cùng nấu cơm nhé. Hai đứa trẻ hăm hở ngồi chia việc nhà giúp đỡ bố mẹ khiến mẹ vui vô cùng.
Theo PNVN
Không ngờ con dâu tôi dám làm ra hành động táo tợn này, để người ta đến tận nhà mắng chửi Tôi tin tưởng và hết mực yêu chiều con dâu, không ngờ sau lưng tôi và con trai, nó lại làm ra hành động này. Tôi cũng từng sống trong cảnh làm dâu rồi nên rất hiểu nỗi khổ của người con dâu vì thế trong thâm tâm tôi luôn quan niệm "có đối xử tốt với con dâu thì nó mới đối...