Vợ nghiện “phây” quá đà
Trước đây, buổi tối em có thói quen ủi quần áo cho chồng, nhưng từ ngày nghiện “phây”, nhiều hôm em để anh tự xoay xở. Ngay cả khi vợ chồng đã lên giường, cần những khoảnh khắc riêng tư, em vẫn cứ ôm lấy cái điện thoại khiến anh mất hứng.
Mặt mẹ vẫn còn chút buồn bực khi nhắc chuyện cu Tít nhà mình bị ngã chiều qua, cả chuyện nồi cá kho cháy khét lẹt bốc mùi cả dãy hành lang khu chung cư…
“Mẹ chồng nàng dâu”, mẹ giữ ý không tiện nói với em. Bản thân anh cũng thấy khó xử khi nói ra điều này, vì nếu không khéo, em lại nghĩ anh là người ích kỷ, để ý, săm soi vợ. Thật tình, từ ngày lập Facebook, em đã thay đổi rất nhiều. Đi làm em tranh thủ những lúc rỗi rãi đã đành, về nhà điện thoại cũng kè kè bên cạnh. Chỉ cần ai đó trong list bạn bè post lên bức ảnh là em like, comment ngay lập tức. Rồi những bức hình em “tung” lên Facebook cũng ngày càng nhiều hơn. Em chăm chút, tỉ mẩn từ cái hình nền đến cái ảnh đại diện sao cho “nhà” của em trên mạng thật hoàn hảo, mỗi ngày phải có một diện mạo mới. Quỹ thời gian em dành cho gia đình vì thế cứ co hẹp lại. Có lúc con tè dầm, tủ quần áo cách chỗ em ngồi có vài bước nhưng em cũng ới chồng vì đang bận vào “phây”.
Có hôm chồng đi làm về muộn, em chỉ chào mà không buồn ngó mặt vì đang hào hứng “chém gió”. Em cũng chẳng chú tâm vào những việc mình làm bởi còn mải “buôn”, mải “chát” với bạn bè. Con mình hiếu động, lại đang tuổi tập bò, tập đi, quay trước ngoảnh sau là con đã ra khỏi tầm tay. Bà nội không dám rời mắt vì sợ cháu ngã, vậy mà em trông con nhưng mắt cứ dán vào màn hình. Chỉ đến khi con trèo cầu thang trượt ngã nhào, em mới hoảng hốt chạy đến đỡ con. Bà nội xót cháu, bực tức với em là phải. Rồi đến chuyện em đứng bếp, cũng vì mải “phây” mà cháy cá, cạn canh…
Video đang HOT
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Trước đây, buổi tối em có thói quen ủi quần áo cho chồng, nhưng từ ngày nghiện “phây”, nhiều hôm em để anh tự xoay xở. Ngay cả khi vợ chồng đã lên giường, cần những khoảnh khắc riêng tư, em vẫn cứ ôm lấy cái điện thoại khiến anh mất hứng. Chắc em cũng không nhớ bao lâu rồi vợ chồng mình không xem phim, không massage chân cho nhau trước khi đi ngủ. Tuần rồi, anh gặp chuyện rắc rối ở công ty, đầu óc căng thẳng, về nhà định chia sẻ với em cho nhẹ bớt, nhưng thấy em vừa lướt web vừa phá lên cười nắc nẻ vì bức ảnh ngộ nghĩnh ai đó vừa up lên, anh đành lẳng lặng ra ban công đứng một mình. Biết là em vô tình, nhưng sự vô tình ấy khiến anh thấy trống trải và chông chênh ghê gớm.
Chuyện trò, chia sẻ thông tin là nhu cầu thiết yếu của con người, nhất là trong thời đại công nghệ số này, nhưng cũng cần có chừng mực và giới hạn. Em đừng tự biến mình thành “nô lệ” của thế giới ảo mà bỏ quên thế giới thật với rất nhiều điều quan trọng quanh mình. Đừng mải kết nối với những nơi, những thứ xa xôi khi chính trong gia đình lại đang thiếu sự gắn kết. Hậu quả trước mắt la tình cảm và các mối quan hệ trong gia đình rạn nứt bởi những “sự cố” không đáng có. Con mình đa sắp đến tuổi học nói, cần được em quan tâm nhiều hơn. Cả mẹ và anh cũng muốn sau những giờ làm việc, cả nhà quây quần bên nhau đúng nghĩa là một gia đình.
Mong em hiểu mà tự điều chỉnh, đừng suy diễn lệch lạc, em nhé.
Theo VNE
Sợ 'chuyện ấy', có phải tôi vô tính?
Tôi 22 tuổi, vẫn còn trinh và rất sợ "chuyện ấy". Tôi từng có hai mối tình và đều đổ vỡ do sự lạnh lùng của mình. Tôi luôn cảm thấy không thoải mái với bất cứ sự đụng chạm xác thịt nào. Nắm tay, vuốt ve, hôn hay sex đều chỉ khiến tôi thấy sợ hãi. Tôi chỉ thích những đụng chạm khi tôi rất say, nhưng cũng chưa bao giờ làm gì quá một nụ hôn.
Tôi muốn có một mối quan hệ bình thường, nhưng không thể khiến mình có ham muốn thể chất. Liệu có phải tôi bị lãnh cảm? Hay tôi là người vô tính? (Joan)
Ảnh minh họa: Footage.shutterstock.com.
Trả lời:
Nhà tâm lý chuyên điều trị các rối loạn tình dục Pamela Stephenson Connolly, chuyên gia tư vấn trên Theguardian cho rằng bạn không phải là người vô tính, vấn đề chỉ đơn giản là có rào cản ngăn bạn ham muốn quan hệ với người khác, và có nhiều lý do gây ra tình trạng này. Một số người cảm thấy không an toàn khi có sự gần gũi thể chất với người khác, dù trong bối cảnh liên quan đến tình dục hay không. Điều này có thể do có một nỗi ám ảnh nào đó, chẳng hạn vô cùng sợ bị lây truyền bệnh.
Một số người lại cảm thấy thiếu tự tin về cơ thể mình đến nỗi sự bối rối trong cuộc yêu khiến họ mất hứng. Suy nghĩ ám ảnh, bao gồm cách họ cảm nhận, sợ mang thai hay lo lắng về hoạt động tình dục, có thể ngăn chặn sự kích thích và khao khát. Ngoài ra, những người có rối loạn thiếu tập trung đôi khi cũng thấy khó vào cuộc cùng bạn tình vì họ trở nên phân tâm, khó duy trì một cuộc "giao ban".
Bị lạm dụng tình dục trong quá khứ có thể là nguyên nhân gốc rễ, ngay cả khi nạn nhân không còn nhớ về điều đó. Vấn đề bây giờ là phải tìm ra chính xác suy nghĩ và cảm xúc đã dập tắt khao khát tự nhiên của bạn. Hãy cố gắng để xác định thời điểm và nguyên nhân gây ra sự khó chịu của bạn khi có những gần gũi cơ thể. Việc chữa trị cho bạn sẽ bắt đầu từ đó.
Theo VNE
Những "trò lố" cần tránh trong khi trò chuyện Đứng trước một người phụ nữ, nam giới nên chú ý tới ngôn ngữ cơ thể của mình. Điều này quan trọng không kém những gì anh ta nói ra. Cần tránh: Bẻ khớp ngón tay Cơ thể chúng ta không có nhu cầu này và thực sự đây là một thói quen không tốt đối với hệ cơ và xương. Những tiếng...