Vờ nghĩa hiệp rồi đưa bé 12 tuổi vào khách sạn
Biết bé gái 12 tuổi bị một thanh niên khác lừa đảo tài sản, Dự liền ra tay nghĩa hiệp khi chở đi tìm tên “ khốn nạn”… nhưng sau đó thì đưa cô bé vào khách sạn để làm chuyện “người lớn”.
Hồ sơ vụ án thể hiện, bé Hà và Trần Hoàng Dự (SN 1990) quen biết nhau từ trước. Đến đầu tháng 9/2010, do bị một thanh niên khác lừa lấy đi tài sản nên bé gái đã điện thoại “cầu cứu” với Dự, nhờ chở đi tìm.
Bị cáo tại tòa
Nghe xong, Dự liền ra tay nghĩa hiệp khi đồng ý chở nạn nhân đi tìm tên “khốn nạn” kia. Sau một hồi lòng vòng tìm kiếm nhưng không có, Dự giả vờ kêu mệt, buồn ngủ và rủ bé Hà đi thuê khách sạn ở lại, mai tiếp tục đi tìm… nhằm mục đích giao cấu. Sau đó, hai người đã làm chuyện “người lớn” ở một khách sạn trên địa bàn quận 11 (TP HCM)
Vụ việc bị phát hiện khi người nhà bé gái đi tìm, phát hiện con mình đang ngồi chát trong một tiệm internet. Qua “tra khảo”, Hà khai đã qua đêm với Dự nên gia đình cháu bé tố cáo toàn bộ sự việc lên cơ quan chức năng.
Video đang HOT
Ngày 21/2, TAND TP HCM đưa ra xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Dự mức án 11 năm tù về tội “hiếp dâm trẻ em”.
(Tên nạn nhân đã được thay đổi)
Theo Bưu Điện Việt Nam
Bị lừa mất hơn 30 triệu mà không hiểu vì sao
Động tác ăn cắp tiền chỉ diễn ra trong gang tấc, khi chị Lan mở ví ra rồi u mê, không biết gì nữa.
Theo lời chị Lan, khi chị vừa lấy ví tiền ra thì nhóm người ngoại quốc bỗng đứng phắt lên. Sau đó, chị thấy người lâng lâng rồi hoàn toàn không biết gì nữa. "Hoàn hồn" lại chị phát hiện mình bị mất hơn 30 triệu mà "không hiểu vì sao".
Sự việc xảy ra vào khoảng 18h ngày 19/12, tại Trung tâm ngoại ngữ khu vực Bách Khoa (Hà Nội). Khi chị Vũ Tuyết Lan đang trực tại trung tâm, có 3 người nước ngoài gồm một đàn ông khoảng 30 tuổi, một phụ nữ ngoài 20 tuổi dắt theo cháu nhỏ chừng 2 tuổi đến xin dạy tiếng Anh mà trung tâm đang đăng tuyển. Họ giới thiệu đến từ nước Ý, nhưng theo chị Lan đoán rằng: Nghe chất giọng giống người Ấn Độ hơn.
Trao đổi với PV, chị Lan vẫn nhớ như in: Cô gái khá xinh, xỏ khuyên ở cánh mũi. Chị Lan đặc biệt ấn tượng với cô gái bởi phong cách ăn mặc cầu kỳ. Còn người đàn ông hơi thấp, tóc xoăn, mặt mũi khá sáng sủa. "Sau thời gian nói chuyện thân tình, tôi cảm thấy quý mến và tin tưởng họ. Tôi đề nghị nếu họ muốn xin việc thì phải gửi cho tôi CV. Họ xin địa chỉ công ty, tên của tôi và xin namecard. Sau đó, họ rút tiền ra và nhờ tôi đổi tiền lẻ".
Không một chút nghi ngại, chị Lan mở ngăn kéo bàn, lấy ra chiếc ví đựng tiền mà trước đó ít phút chị vừa thu học phí của học sinh. Chiếc ví có ba ngăn, mỗi ngăn đựng một khoản tiền riêng bao gồm ngăn tiền Việt, tiền USD và tiền lẻ. Theo lời chị Lan: Khi chị vừa rút ví tiền ra thì bỗng nhiên người đàn ông và cô gái đứng phắt lên. Chị chưa kịp phản ứng gì bỗng thấy người lâng lâng rồi hoàn toàn không biết gì nữa. Trong khi trong văn phòng lúc đó không có ai.
"Cũng may, người đồng nghiệp của tôi lúc đó ra về. Thấy có người, cả 3 người nhanh chóng bước ra cửa", chị Lan kể. Sau khi họ đi, chị Lan còn ngẩn ngơ đi theo họ ra tới cửa rồi như người mất hồn rồi mới quay vào bàn làm việc và thấy chiếc ví mở hớ hênh để trên mặt bàn. Vài phút sau đó, chị vẫn chưa hoàn toàn tỉnh lại. Vẫn không hề biết mình mất tiền cho tới khi người đồng nghiệp giục chị kiểm tra túi tiền, chị mới "ngã ngửa" khi thấy số tiền ở 1 ngăn "không cánh mà bay", tổng thiệt hại khoảng 30 triệu đồng.
Chị cho biết, trừ thời gian nói chuyện với họ, thời gian chị bị thôi miên khoảng 10 phút, thời gian lấy tiền có lẽ chỉ trong tích tắc.
Khoảng 2 tuần sau đó, "ngựa quen đường cũ", 3 người lạ mặt này vẫn quay lại trung tâm, nhìn qua lớp kính của cửa ra vào không thấy chị Lan ở đó, họ mạnh dạn xô cửa và đặt vấn đề đổi tiền lẻ mà không cần vòng vo hỏi xin việc như lần đầu tiên. Rất may, người đồng nghiệp của chị Lan hôm trước đã nghi ngờ và từ chối "không đổi" rồi nhanh chóng lấy điện thoại gọi cho chị Lan. Thấy động tĩnh, cả ba nhanh chóng ra ngoài, lên xe Nouvo đen chạy đi.
Nhiều ngày sau, những người trong trung tâm của chị Lan vẫn không ngớt xôn xao về chuyện này. Mặc dù không biết nguyên do từ đâu và cách thức thôi miên như thế nào, nhưng sau vụ lừa đảo này, chị Lan nhắn nhủ mọi người: Trong những trường hợp nhờ đổi tiền như thế nên từ chối ngay từ đầu.
"Còn để kháng cự việc bị thôi miên, tôi nghĩ là rất khó vì nếu tình huống đó xảy ra 1 lần nữa, tôi cũng không biết phải làm thế nào. Vì vậy, tốt nhất nhân viên thu ngân hay nhân viên tính tiền ở các cửa hàng, siêu thị không nên ở một mình, vì theo tôi được biết, họ chỉ tập trung thôi miên được 1 người", chị Lan nói.
Chị cũng đã trình báo sự việc cho Công an phường Đồng Tâm và Công an phường Bách Khoa. Tuy vậy, chị biết: Rất khó tìm ra thủ phạm và lấy lại số tiền đã mất nhưng "tôi chỉ hi vọng có thể cảnh báo và nêu cao cảnh giác", chị Lan nhắc nhở.
TS. Vũ Thế Khanh, Tổng GĐ Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng, chủ nhiệm chương trình nghiên cứu về các khả năng đặc biệt cùng với Viện Khoa học Hình sự Bộ Công An, trung tâm bảo trợ văn hóa kĩ thuật truyền thống, cho biết: Việc bị lừa tiền do thôi miên chỉ là giả thiết rất có thể xảy ra, bởi trên thực tế, nhiều người có khả năng thôi miên. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng: Trường hợp của chị Lan chưa đủ căn cứ khoa học để khẳng định do thôi miên hay xảo thuật. "Bản thân tôi cũng đã từng nghe một số "nạn nhân" gặp tình huống lừa đảo tương tự nhưng chưa tận mắt chứng kiến việc làm sai trái này, mặc dù, là một nhà nghiên cứu, tôi hiểu rất rõ về thuật pháp của thôi miên", TS. Vũ Thế Khanh nói.
TS.Khanh cũng nhấn mạnh: Nếu đây là một vụ lừa đảo đã được lên kế hoạch, có kịch bản trước thì dắt theo cả con nhỏ 2 tuổi để thực hiện phi vụ là việc làm táo. Hơn nữa, dù không phải ruột thịt, việc đưa một đứa trẻ từ nước ngoài sang Việt Nam cũng không dễ dàng bởi riêng khâu xuất nhập cảnh, quản lý về pháp luật của người ngoại quốc rất chặt chẽ và khó khăn. Vì vậy, theo TS.Khanh, không ngoại trừ khả năng chị Lan trong một phút lơ đễnh đã bị lấy tiền bằng thủ pháp bình thường nhất chứ không phải do thôi miên.
Theo VTC
Kẻ mạo danh và 35 người bị hại Bùi Xuân Viện Trong khoảng thời gian từ tháng 12-2003 đến tháng 4-2004, mặc dù không có giấy phép, không đại diện cho cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức có giấy phép hoạt động XKLĐ, Lê Văn Đức đã thuê nhà của ông Đào Đức Quyết tại 25 Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội để làm trụ sở. Đức tự phong...