Vợ nặng nề câu chữ, chồng chỉ muốn bỏ đi
Đỉnh điểm có lần anh chị mâu thuẫn gay gắt cũng chỉ vì vài dòng tin nhắn “cụt ngủn”, không đầu không cuối của anh mà chị không thể chấp nhận được.
ảnh minh họa
Là một nhà giáo, lại được tín nhiệm nên chị Lan (Thanh Xuân, Hà Nội) nhanh chóng được thăng chức. Trong trường học, chị được mọi người yêu mến và kính nể vì sự mẫu mực trong đối nhân xử thế, trong từng lời ăn tiếng nói. Thế nhưng, trong cuộc sống gia đình, đây lại là nhược điểm lớn của chị.
“Tôi rất nặng nề câu chữ, ai ăn nói thô lỗ là tôi ghét, thậm chí tôi coi đó như người không có giáo dục!”, chị Lan tự thừa nhận về mình.
Chồng chị là một người làm ngành xây dựng. Công việc của anh giao tiếp nhiều với nhiều người khác nhau trong xã hội. Bản thân anh lại sinh trưởng trong một gia đình có đến 3 anh em trai nên đó đôi khi hình thành nên tính cách thẳng thắn mà không khéo léo của anh. Trong giao tiếp, anh không “mượt mà” mà có phần hơi “thô tục”. Điểm này khiến anh và chị cứ như “mặt trăng với mặt trời”.
Và người khổ nhất lại là anh bởi “tôi không biết phải sửa sao cả. Mỗi lần nói chuyện với vợ mà cứ như nói với sếp tổng. Nghĩ mãi, nắn nót mãi mới ra được một câu mà còn không biết cô ấy có hài lòng không?! anh thật thà chia sẻ. “Nhưng tôi cũng dần sửa bớt sự cụt ngủn của mình để dung hòa với cô ấy. Suy cho cùng nếu không chịu dung hòa thì tự làm khổ nhau mà có bỏ được nhau đâu”, – anh nói thêm.
Đỉnh điểm có lần anh chị mâu thuẫn gay gắt cũng chỉ vì vài dòng tin nhắn “cụt ngủn”, không đầu không cuối của anh mà chị không thể chấp nhận được. Tối đó, chị nhắn tin hỏi anh: “Anh có ăn tối ở nhà không để em còn chờ cơm?”. Anh không trả lời, chị gọi điện không thấy anh nghe máy. Chị tiếp tục chờ đợi rồi nhắn tiếp :”Em đang chờ cơm này, anh có ăn tối ở nhà không?”.
Một lúc sau, anh nhắn lại “đợi”. Cơn bức xúc của chị nổi lên. Với một tin nhắn cụt lủn như vậy chị cảm giác anh đang coi thường chị. Trong khi chị đang tràn trề yêu thương thì bị anh dập tắt không thương tiếc. Chị bực mình nhắn lại:”Anh nhắn thế nghĩa là sao? Là một người có học phải biết nhắn cho tử tế chứ”. Cơn thịnh nộ của chị bị đẩy sang anh. Anh không trả lời, chị lại gọi điện. Anh dập cuộc điện thoại đó khiến chị càng bực hơn. Một lúc sau anh nhắn lại “Đợi anh, đang bận!”. Chị vẫn chưa nguôi giận, lại tiếp tục khẩu chiến qua điện thoại. “Ai bận? anh có kiểu nói rất coi thường người khác khiến em rất khó chịu”. Anh không nhắn lại nữa.
Tối đó trở về không những không được vợ chờ cơm mà anh còn bị vợ giận cho ra mặt. Mấy ngày sau chị cũng không nói với anh lời nào. “Tôi không hiểu tại sao cùng một công soạn tin, cùng một lời thốt ra mà người ta không học cách nói cho tử tế”, chị nêu quan điểm.
Cũng là tuýp người coi trọng từng lời ăn tiếng nói như chị Lan, nhưng chị Hà (Hoàn Kiếm, Hà Nội) lại đang dần dần học cách thay đổi bản thân. “Tôi trước đây cũng rất coi trọng câu chữ. Đã có rất nhiều lần hôn nhân của tôi gặp trục trặc chỉ vì thói quen nhắn tin cụt lủn khiến tôi cảm giác không được tôn trọng. Và hơn nữa tôi cũng cảm thấy mất hết sự lãng mạn trong cuộc sống”, chị kể. Không những thế, theo lời “kể tội” của chị thì chồng chị còn thường xuyên gọi vợ là “nó” sau lưng. Điều này ban đầu khiến chị rất tức giận. Chị tìm cách thay đổi anh mà không được. Chị to tiếng với anh thì anh “bật” lại “từ bé đến giờ anh dùng những từ ngữ quen thuộc đó như là từ chỉ ngôi thứ ba, thế thôi mà em phải lắm chuyện. Dùng đầu óc mà soi những thứ đáng soi hơn, vĩ đại hơn đi, toàn thứ lặt vặt vớ vẩn”.
Lời giải thích của anh lẽ ra chỉ nên dừng lại ở đoạn đầu, nhưng vì “dính” thêm đoạn sau mà càng khiến chị nổi cơn tam bành. Chị nói thêm thì anh tức mình bỏ nhà ra ngoài. Cả đêm chờ không thấy chồng về khiến chị thêm hoang mang. Sau nhiều lần như thế, tình cảnh không thay đổi mà chỉ khiến hôn nhân trở nên bế tắc chị đã tìm ra cách “chữa trị”.
“Cách tốt nhất là thay đổi bản thân mình. Tôi dần học cách chấp nhận chồng vốn như thế. Đôi khi nhìn vào hành động thực của anh trong cuộc sống hàng ngày để đánh giá chứ không phải qua vài cái tin nhắn, vài lời nói mà có khi chính anh không ý thức được. Sống nặng câu chữ quá, sửa kể cũng khó, nó thành con người mình rồi. Nhưng tôi đang dần học cách thay đổi và thấy mọi thứ trở nên tích cực hơn.”, chị chia sẻ. Đến giờ cuộc sống gia đình anh chị bớt căng thẳng hơn từ những thứ vặt vãnh như vậy.
Theo Giadinh.net
Duyên phận Phần 2
Khônh hiểu sao cô rất sợ bị AT mắng. Nên mỗi lần nói chuyện cùng AT cô rất phải để ý lời ăn tiếng nói của mình.
Đợt này cô cũng nhận đi làm thêm. Trông quán nét. Cô muốn kiếm thêm tiền để phụ giúp bố mẹ. AT cũng khuyên cô nên cẩn thận tiền nong ngoài quán không mất. Đi làm cho vui còn phải tập trung học...
Dạo này cô với AT nói chuyện nhiều hơn. Các cuộc điện kéo dài cả tháng. Mạng viettel cô dùng có tháng được cộng gần 200 nghìn. Mỗi phút nghe được cộng 100 đồng. Nhẩm ra thấy AT gọi nhiều tốn quá.
Cô: anh gọi nhiều quá. Tiền anh chỉ để nạp điện thoại à
AT: yên tâm. Anh có phụ cấp quân đội mà. Nói chuyện với e cho đỡ buồn. Chứ trong này chơi hoài. Chán lắm
C: ô hay. Thế anh không gọi cho người yêu anh. Buôn với e suốt thế à
AT: a đã có người yêu đâu. Có anh cắt đuôi cô luôn. Miễn đuổi.
May quá đúng đợt nhà mạng vietnammobile khai trương. Có gói bigzero. Gọi rẻ bèo. Cô và AT cũng sắm sim sơ cua. Lúc nào rảnh là thay sim nói chuyện. 10 nghìn gọi cả tuần. Hôm nào cô lĩnh lương cô lại nạp thêm cho cả AT nữa. Lúc đâu AT còn ngại. Mắng cô vì nạp cho anh. Sau anh e vô tư. Lúc nào ai có tiền thì nạp cho cả 2 luôn
Video đang HOT
AT: em. Anh em mình nói chuyện này e có thấy sao không?
C: sao là sao?
AT: ừ. Thôi. Không sao
Thỉnh thoảng AT hay hỏi những câu không đầu không đuôi vậy. Cô thì thấy vô tư. Có lần cô nói với AT " vô tư thì chơi vs nhau. Làm bạn. Không thì thôi"
Không khí tết đang đến dần. Cô cũng soạn dần đồ để về nhà ăn tết như các bạn cùng phòng. Đang soạn đồ. Cô nhận được điện thoại của AT
AT: e à. Anh đang trên đường xuống Hà Nội
C: sao anh về Hà Nội làm gì? E đang soạn đồ chuẩn bị về
AT: a đc về nhà mấy ngày. Năm nay anh k đc về quê ăn tết. Tính xuống Hà Nội gặp em. Rồi anh về quê. Em có ra đón anh được không.
Cô ngước nhìn đồng hồ. Mới 9h sáng. Cô nhận lời đón AT ở bến xe Gia Lâm. Cô và anh bắt xe bus từ đấy về trường. Phải chuyển xe tại đường Hoàng Diệu mới bắt xe tiếp đến trường cô được. Trên xe cô có cảm giác AT thật gần, thật thân quen dù anh em mới gặp nhau lần này lần thứ 2. Cô giới thiệu với AT các địa danh xe bus đi qua. Đến trường AT giúp cô soạn nốt đồ. Vừa ăn trưa anh em vừa nói chuyện
Cô: sao anh k về thẳng quê luôn. Xuống đây làm gì cho mất thời gian
AT nhìn cô 1 lúc mới trả lời: em k muốn gặp anh à
C: à ừ. Thì ngày ngày vẫn nói chuyện mà. E sợ anh đi mệt thôi. Tí e mượn xe bạn đèo anh ra Giáp Bát nhé
AT: ừ.
Anh em nói chuyện nhiều nhiều. Đến 3h cô chở AT ra bến xe. Ra đến nơi. Anh nhìn cô bối rối
C: Sao thế?
AT: ừ. Không có gì. Đợi anh tí nhé
AT chạy đi đâu đó 1 lúc rồi quay lại. Lại đứng đợi xe. Cô thấy AT có vẻ bồn chồn không yên. Cô lại hỏi
C: anh sao à
AT gãi đầu gãi tai: ngại quá. Anh định qua cắm điện thoại lấy tiền về quê. Nhưng lại thôi. E cho anh vay tiền nhé
Cô nhìn AT rất khó hiểu. Nhưng cũng đưa cho anh 50 nghìn. Vì thực sự cô cũng chỉ còn 100 nghìn. Anh cầm và hứa sẽ trả cô
Tết, cô không ở Hà Nội ăn tết vs cả nhà như mọi năm. Mà theo bố về quê ăn tết. Quê cô và nhà AT cách nhau 15km. AT cũng xin được ăn tết ở nhà do có người nhà làm xếp trong đơn vị. M3 tết anh gọi chúc tết cô và gia đình. Đồng thời mời cô về quê anh chơi. Lúc đầu cô từ chối. Sau anh mời nhiệt tình quá. Về chơi như thăm nhà 1 người bạn. Chả mấy khi cô về quê và AT ở nhà thế này. Cô vô tư nhận lời.
Cô không biết đường. AT thì không biết đi xe máy. Cô nhớ có lần cô trêu AT "chó cắn không đau bằng ngồi sau đàn bà. Sao anh cứ ngồi sau xe e suốt vậy??". AT tức lên đòi cầm lái. Xe giật đùng đùng. Làm cô dúi vào lưng anh mấy lần. Cô đuổi vội AT xuống. Thế nên anh em cứ chỉ nhau đường mãi. Hẹn nhau ở Cầu sắt. Mà cô hỏi chả ai biết cầu ở chỗ nào. Sau rồi anh em cũng gặp nhau. Nhìn thấy cô. AT nở nụ cười và ánh mắt mừng rỡ
Cô gặp mẹ anh và cô em gái. Đúng là người dưới quê. Nói chuyện rất hiền lành. Mẹ AT pha nước mời cô
Bác gái: cháu quê ở đâu mà xuống tận nhà cô chơi thế này
C: cháu nhà trên Hà Nội. Nhưng bố cháu quê dưới này. Cách đây tầm 15km thôi ak
BG: Cháu học gì
C: cháu học cao đẳng ngành bảo hiểm trường Y
BG: ừ. T. Con xem dọn cơm mời bạn ăn. Cháu cứ ở đây chơi nhé
C: dạ không bác ơi. Cháu ngồi chơi uống nước tí thôi. Cháu không ăn cơm đâu ạ
BG: không phải khách sáo đâu. Tối ngủ đây rồi mai về cũng được
C: dạ không. Nhà cháu gần mà bác
Rồi bác đứng lên cho cô và AT nói chuyện. Từ lúc 2 bác cháu nói chuyện AT ngồi im không nói gì
AT: đi tìm đường khó lắm không
C: tại a k biết đi xe. Làm em tìm đường mệt luôn. Mà sao hỏi anh cũng không biết Cầy sắt ở đâu.
AT: chắc họ không biết. Chứ cầu này nổi tiếng lắm mà. À. A k thi đại học nữa đâu
C: sao thế?
AT: nhà anh không có điều kiện cho anh học. Thi được, học xong chắc gì đã xin được việc. Nên anh sẽ học nghề
C: học ở đâu?
AT: học dưới quảng ninh. Bác ruột anh dưới đó
C: anh cứ suy nghĩ kỹ xem
Thực sự cô không biết gì. Nên chẳng biết khuyên thế nào cả. Nói chuyện 1 lúc nữa cô xin phép bác gái về. Anh đưa cô ra đường quốc lộ. Không quên gửi trả cô tiền anh vay
AT: a gửi này
C: thôi. Anh giữ lấy. Coi như em mừng tuổi anh
AT: mừng gì mà mừng. Cầm lấy đi. Hum đấy anh kẹt thật
Ra tết. Cô và AT vẫn thường xuyên giữ liên lạc. Đúng hơn là ngày nào cũng gọi điện nhắn tin. Đi học về cô nhận đc tin nhắn từ AT
AT: em ăn cơm chưa?
C: e vừa về. H mới ra quán ăn đây. Anh đang làm gù đấy
AT: bọn anh vừa phải vác gạch đi bộ. Mệt muốn xỉu
C: lại có trò đó nữa hả?
AT: trò là thế nào. Đấy là bọn anh phải rèn luyện. Anh muốn hỏi e điều này được không?
C: sao anh?
AT: sao e tốt với anh thế?
C: thì e thấy quý mến anh. Chứ sao mà hỏi. Thế sao anh cũng tốt với em?
Mãi cô không thấy AT phản hồi. Cô cất đồ rồi đi ăn trưa. Về đến phòng cô nhìn điện thoại có chục cuộc gọi nhỡ của AT. Cô gọi lại không thấy AT bắt máy. Mãi sau mới có tin nhắn của AT: "anh đang bận. Tí anh điện lại"
Lúc sau anh điện cô nghe máy
AT: ừ anh đây
C: gọi em à
AT: ừ. Anh có chuyện muốn nói với em
C: sao thế. Em nghe đây.
AT: anh muốn về Hà Nội gặp và nói với e. Nhưng anh không đợi được. Thực sự anh cảm thấy rất bứ bách nếu k nói ra vs em được
C: như nào?
AT: anh yêu em thật rồi P ạ
Cô im lặng 1 hồi. Không biết như nào. Phải đến khi anh gọi mấy lần cô mới định hình ra. Đây là lần đầu có người nói "YÊU" cô. Dù học cấp 3 cũng có người theo đuổi cô nhưng họ chỉ nói "THÍCH" thôi. Mối tình đầu mà ngỏ lời qua điện thoại sao???? Hơn nữa cô thực sự không yêu anh. Cô chỉ coi anh như người anh trai, người bạn thôi.
C: e có nói anh mà. E quý anh và coi anh như anh trai thôi. E k yêu và k muốn yêu lúc này. Nếu anh k muốn làm bạn thì thôi.
AT: thế thôi. Coi như anh chưa nói gì nhé. Mình vẫn là ka muội được không?
Cô cúp máy mà lòng thấy buồn. Cô thực sự không muốn mất người bạn như anh. Nhưng chắc chắn AT có tình cảm vs cô thật. Giờ cô phải làm sao. Trước đây cứ ai co chơi. Nếu có ý định tiến xa hơn là cô lảng tránh dần và cắt đứt quan hệ luôn. Nhưng với AT cảm giác rất khác. Không yêu nhưng không muốn mất tình bạn này
Theo Afamily
5 năm làm dâu, xem mẹ chồng như mẹ đẻ nhưng câu nói của bà khiến tôi vỡ mộng Dẫu biết mẹ chồng - nàng dâu chẳng mấy ai là hợp nhau được, nhưng tôi luôn cố gắng ý tứ trong lời ăn tiếng nói, đến việc nội trợ... để không làm mẹ chồng phật ý. Tôi luôn cố gắng hết mình cho trọn "đạo làm dâu", xem mẹ chồng như mẹ ruột (Ảnh minh họa) Chúng tôi lấy nhau đến nay...