Vợ nằng nặc đòi về ngoại ở cữ, 2 tuần sau tôi sang thăm thì kinh hoàng nhìn cảnh trong nhà tắm
Lúc chúng tôi xách lỉnh kỉnh đồ đạc vào nhà thì không thấy ai cả. Mẹ nghe tiếng trẻ con khóc vội vã chạy vào phòng ngủ, thấy con tôi đã tỉnh dậy từ lúc nào đang nằm khóc.
Vợ không thấy đâu, mẹ vợ cũng vậy. Thời điểm sắp sinh, vợ chồng tôi cãi nhau to vì chuyện cô ấy cứ nằng nặc đòi về ngoại ở cữ. Vợ bảo mẹ đẻ chăm con gái mới thoải mái và tận tình, không muốn ở nhà chồng.
Tôi tự ái vì vợ so sánh giữa mẹ đẻ và mẹ chồng. Phần nữa tôi đánh giá mẹ mình thương con cháu, còn sống chung nhà làm sao tránh được va chạm. Cuối cùng tôi đành nhường vợ.
Sau mấy ngày ở viện, tôi thuê taxi đưa thẳng vợ con về nhà ngoại luôn. Mẹ tôi biết con dâu ghét bỏ mình nên cũng giận chẳng sang thăm. Còn tôi thì bận việc nên cuối tuần mới sang với vợ con thôi.
Vợ về ngoại được 2 tuần, mẹ tôi nhớ cháu quá không giận nổi nữa, cuối tuần thấy tôi định sang ngoại, bà liền theo cùng. Lúc chúng tôi xách lỉnh kỉnh đồ đạc vào nhà thì không thấy ai cả. Mẹ nghe tiếng trẻ con khóc vội vã chạy vào phòng ngủ, thấy con tôi đã tỉnh dậy từ lúc nào đang nằm khóc. Vợ không thấy đâu, mẹ vợ cũng vậy.
Tôi tự ái vì vợ so sánh giữa mẹ đẻ và mẹ chồng chăm con dâu ở cữ. (Ảnh minh họa)
Tôi đi tìm vợ, cuối cùng giật nảy người thấy cô ấy ở trong nhà tắm. Điều đáng nói là vợ đang ngồi giặt quần áo cho con bằng nước lạnh! Vợ thấy chồng mà vừa ngạc nhiên vừa lúng túng.
Mẹ tôi bế cháu ra thấy cảnh đó lập tức kêu lên, giục con dâu dậy bế con, để bà làm cho: “Trời ơi, mới sinh nửa tháng đã ngồi giặt quần áo cho con thế hả? Đừng có mà cậy trẻ khỏe làm bừa, sau này già rồi mới thấy khổ!”.
Vợ tôi lặng lẽ bế con, cúi gằm vâng dạ. Lát sau nghe vợ kể lại mọi chuyện mà tôi phải há hốc. Cô ấy nằng nặc về ngoại ở cữ nhưng thực tế lại không được như mong muốn. Mẹ vợ luôn quan niệm con dâu, con trai và cháu nội mới là người nhà mình, còn con gái với cháu ngoại là người nhà người khác.
Video đang HOT
Con gái về ở cữ, bà chăm không mấy tận tình. Cách đây 5 hôm, tức là khi vợ tôi sinh được 10 ngày, em dâu cô ấy nhập viện sinh sớm 3 tuần. Ban đầu vợ tính cô ấy ở cữ ngoại 1 tháng sau đó em dâu sinh là vừa, 2 chị em sinh không bị trùng nhau.
Hiện tại mẹ vợ ở hẳn trong viện trông cháu nội, dù đã có em trai vợ tôi và phía nhà ngoại em dâu. Trước khi đi, bà bảo con gái sinh 10 ngày rồi, dậy làm việc và chăm con thôi. Ngày xưa bà sinh 3 ngày đã làm đủ mọi việc. Nếu cô ấy không chịu thì bảo chồng đón về nhà nội mà ở cữ, bà không chăm được nữa. Thật sự có người mẹ đẻ như vậy!
Mẹ đẻ đã nói vậy, cô ấy xấu hổ không dám gọi tôi đón về, bởi lúc trước cãi vã ầm ĩ với chồng phải về ngoại bằng được, còn khiến mẹ tôi tự ái nữa. Vợ tôi quyết định một mình chăm con.
Mẹ tôi nào còn giận dỗi gì, lập tức thu dọn đồ đạc đưa con dâu và cháu nội về nhà để bà chăm. Vợ rất ngại với mẹ chồng nhưng cả tôi và bà đều không ai trách cô ấy cả. Tâm lý của vợ cũng thường thấy thôi mà, chỉ cần cô ấy và con mạnh khỏe là được.
Vợ rất ngại với mẹ chồng nhưng cả tôi và bà đều không ai trách cô ấy cả. (Ảnh minh họa)
Phụ nữ sau sinh bao lâu thì được đụng nước lạnh?
Tại sao phụ nữ sau sinh nên kiêng nước lạnh? Sản phụ sau sinh thường mất nhiều máu, cơ thể tổn thương nên thể trạng rất yếu và mệt mỏi. Vì thế, bạn cần phải kiêng khem nhiều thứ, kể cả nước lạnh để tránh mắc các bệnh về hô hấp và lây sang con, hay thậm chí là bị ngưng trệ máu huyết, làm sản dịch khó tiết ra ngoài, rối loạn kinh nguyệt…
Thông thường, bạn có thể đụng nước lạnh khoảng 5 – 7 ngày sau sinh trong khi rửa tay, rửa mặt… Tuy nhiên, bạn không nên tắm nước lạnh vào thời gian này mà vẫn cần tắm nước ấm hoặc lau người bằng nước ấm vì thể trạng đang còn yếu.
Vậy sau sinh bao lâu được tắm nước lạnh? Mẹ chỉ nên tắm nước lạnh sau 2 – 3 tháng sinh con vì lúc này là khoảng thời gian an toàn khi cơ thể mẹ đã dần hồi phục. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tắm nước ấm trong thời tiết mùa đông lạnh.
- Nếu sinh thường, bạn có thể lau người bằng nước ấm sau sinh từ 1 – 2 ngày và tắm nước ấm từ ngày thứ 3 trở đi khi đã sẵn sàng.
- Nếu sinh mổ hoặc rạch tầng sinh môn, bạn có thể lau khô người nhẹ nhàng mỗi ngày cho đến khi vết mổ liền miệng và khô bề mặt thì tắm, gội bằng nước ấm (thông thường là khoảng 7 ngày sau sinh).
Đưa em dâu đi đẻ, vào viện vừa mở làn đồ sơ sinh của em ấy, tôi hạ quyết tâm ly hôn
Tôi gọi cho em trai chồng, bảo cậu ta vào viện trông vợ. Còn mình thì ra về, trên đường rẽ vào tòa án xin mẫu đơn ly hôn.
Vợ chồng tôi cưới nhau đã gần 5 năm, sinh được một bé gái năm nay hơn 3 tuổi. Nhà chồng có 2 anh em trai, chưa có điều kiện ra riêng nên cả đại gia đình vẫn sống chung dưới một mái nhà.
Em dâu tôi vừa sinh bé thứ 2. Mẹ chồng ốm yếu nên ngày em ấy đau bụng có dấu hiệu sinh, tôi là người đưa em dâu vào bệnh viện. Hai chị em dâu sống chung nhà, em dâu khá hiền lành nên mối quan hệ giữa chúng tôi không đến nỗi nào.
Em dâu sinh con thuận lợi, mẹ tròn con vuông. Nhà ngoại em ấy không có ai vì mẹ mất sớm, bố tái hôn. Tôi để con ở nhà cho chồng trông, ở viện chăm em dâu mấy ngày.
Nghe em dâu bày tỏ sự cảm kích mà tôi chỉ thấy chua xót và cay đắng đến tột cùng. (Ảnh minh họa)
Lúc mở làn đồ sơ sinh của em ấy ra thấy chiếc máy hút sữa có phần quen thuộc, tôi buột miệng hỏi: "Này phải bác Trung mua cho không, hôm nọ chị thấy anh ấy đặt máy hút sữa trên app mua sắm mà quên không hỏi anh mua cho ai". Trung là tên chồng tôi.
Em dâu hồn nhiên trả lời: "Vâng là bác mua cho đấy chị ạ, bác quan tâm đến vợ chồng em và các cháu lắm. Bác nghe được em than thở với chồng chưa có tiền mua máy hút sữa nên chủ động đặt cho. Cũng may có hai bác giúp đỡ, không thì vợ chồng em đến là khốn khổ".
Nghe em dâu bày tỏ sự cảm kích mà tôi chỉ thấy chua xót và cay đắng đến tột cùng. Tôi gọi cho em trai chồng, bảo cậu ta vào viện trông vợ. Còn mình thì ra về, trên đường rẽ vào tòa án xin mẫu đơn ly hôn. Tôi quyết định rồi, tôi sẽ mang con ra khỏi căn nhà đó, rời xa người chồng ấy, tôi không thể chịu đựng thêm được nữa.
"Em làm cái quái gì vậy? Mua tặng cháu cái máy hút sữa mà đòi ly hôn? Đầu óc em có được bình thường không?", khi nhìn lá đơn, chồng tôi đã mắng vào mặt vợ. Chồng tôi nói đúng. Tặng em dâu một chiếc máy hút sữa không phải điều gì to tát nhưng đó chính là giọt nước làm tràn ly. Đó là chiếc ly vốn đã đầy ắp tủi thân, uất ức và nín nhịn của tôi trong suốt mấy năm qua.
Chồng tôi từ lúc còn độc thân đã luôn gánh vác cả gia đình. Đi làm chỉ báo hiếu bố mẹ và chăm sóc cho em trai, còn bản thân anh thì tiết kiệm, dè sẻn. Em trai anh được đà ỷ lại, lười biếng, kết hôn rồi cả nhà 4 người đều trông chờ vào chồng tôi.
Vợ chồng tôi phải nuôi cả đại gia đình. Tôi kêu than thì bị chồng mắng là ích kỷ, không coi anh em nhà chồng là người thân. Sau khi sinh con, lương của tôi nuôi con, chi tiêu cá nhân, còn chồng vẫn dành toàn bộ thu nhập cho bố mẹ và nhà em trai. Anh chưa bao giờ bỏ tiền ra mua cho con được cái gì.
Tôi chịu đựng gần 5 năm rồi, tủi thân thay cho con mình và cũng chẳng dám sinh đứa thứ 2. (Ảnh minh họa)
Miệng ăn núi lở, em chồng lại sinh 2 đứa con rồi, em dâu hiền lành nhưng chỉ biết ở nhà trông chờ vào người khác. Bố mẹ chồng thì ngày một già yếu, tiền thuốc thang cũng là một khoản đáng kể. Chồng tôi làm ngày làm đêm không cáng đáng nổi thì quay ra trách vợ tính toán, không cùng anh chia sẻ gánh nặng gia đình, trong khi lương của tôi cũng chỉ đủ nuôi con. Dù bản thân thiếu thốn anh cũng chưa bao giờ để người nhà, các cháu mình thiệt thòi. Còn tôi với con có ra sao, anh đã từng quan tâm chưa?
Tôi chịu đựng gần 5 năm rồi, tủi thân thay cho con mình và cũng chẳng dám sinh đứa thứ 2. Tôi ly hôn có sai không hả các chị em? Tôi cũng mong chồng sẽ thay đổi, hiểu ra để thương vợ con hơn nhưng có lẽ không bao giờ chờ được đến ngày đó...
Vợ cũ đến mừng sinh nhật mẹ tôi, nhìn thứ rơi ra từ túi xách cô ấy lòng tôi thắt lại Khi chiếc túi xách của vợ cũ rơi xuống đất, đồ đạc trong đó cũng bị rơi ra ngoài. Tôi vội vàng cúi xuống nhặt rồi bối rối khi nhìn thấy một thứ. Tôi và vợ cũ đã ly hôn hơn nửa năm rồi. Về lý do ly hôn, có lẽ là do chúng tôi ít giao tiếp, tâm sự nên khoảng cách...