Vợ nằm bên đường với 11 nhát dao, chồng gục trong nhà nghi uống thuốc cỏ
Người vợ được phát hiện nằm bên đường trên cơ thể có 11 nhát dao, còn người chồng khi cảnh sát đến nhà thì thấy anh này có biểu hiện uống thuốc cỏ tự tử.
ảnh minh họa
Ngày 25/5, Công an tỉnh Tiền Giang đang phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ điều tra vụ một phụ nữ nằm bên đường với nhiều vết thương trên cơ thể. Còn chồng của người này tử vong sau khi nghi uống thuốc diệt cỏ tự tử.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 4h30 ngày 18/5, người dân phát hiện chị Nguyễn Thị Thanh Lan (31 tuổi, ngụ xã Đồng Thạnh, huyện Gò Công Tây) nằm bên lề đường tỉnh 877, xã Vĩnh Hựu.
Tại hiện trường, trên cơ thể chị Lan có vết thương ở vùng bụng, nhiều vũng máu xung quanh.
Video đang HOT
Chị Lan được người dân đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, bị đâm khoảng 11 nhát ở tay, đùi và vùng bụng.
Nạn nhân sau đó được chuyển lên BV ở TP.HCM để tiếp tục điều trị.
Khi lực lượng chức năng đến nhà thì thấy Bùi Ngọc Hiệp (38 tuổi, chồng chị Lan) có biểu hiện uống thuốc diệt cỏ tự tử nên đưa người này vào BV đa khoa trung tâm Tiền Giang cấp cứu.
Tuy nhiên, Hiệp đã tử vong tại BV vào ngày hôm nay.
Bước đầu cơ quan công an nhận định, nhiều khả năng do mâu thuẫn tình cảm, Hiệp ghen tuông nên ra tay sát hại vợ.
Xã không chạy máy lọc nước mặn: 'Tốn 40 ngàn tiền điện/ngày'
Ông Thọ cho rằng, do nguồn nước ngọt vẫn đủ cung cấp cho người dân dùng nên máy lọc nước mặn của nhà tài trợ chưa được vận hành thường xuyên.
Liên quan đến thông tin nhận máy lọc nước mặn của nhà tài trợ những xã lại không vận hành để cung cấp nước ngọt cho người dân, ngày 8/4, trao đổi với báo Đất Việt, ông Đặng Hoàng Thọ - Chủ tịch UBND xã Long Bình (huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang) cho biết, do nguồn nước ngọt cung cấp cho người dân vẫn được đảm bảo nên xã chưa vận hành liên tục máy lọc nước mặn đó.
"Xã có nhiều nguồn cung cấp nước ngọt cho người dân đủ dùng, chưa đến mức phải dùng đến hệ thống máy lọc nước mặn của nhà tài trợ. Người dân không thiếu nước để sinh hoạt, bởi vậy nói là dân thiếu nước ngọt dùng mà chúng tôi không cho vận hành máy lọc nước mặn là không đúng.
Đủ nước dùng mà vẫn cho vận hành máy lọc nước mặn thì sẽ rất tốn tiền điện", ông Thọ nói.
Về thông tin mỗi ngày vận hành máy lọc nước mặn sẽ tốn khoảng 40 nghìn đồng tiền điện, vị Chủ tịch xã Long Bình cho rằng, do máy này sử dụng 3 mô tơ nên tiền điện cũng hết nhiều.
Nhiều người dân đến tiếp nhận nguồn nước ngọt từ đơn vị tài trợ. Ảnh: Báo TN&MT
"Đây là chúng tôi còn chưa cho chạy liên tục, nếu chạy liên tục thì sẽ còn tốn tiền điện hơn nữa.
Từ lúc nhận máy lọc nước mặn của nhà tài trợ, chúng tôi mới đưa vào vận hành chưa được 1 tháng, tiền điện vẫn chưa chốt được và vẫn đang xin ý kiến của cấp trên trong việc chi trả tiền điện này", ông Thọ chia sẻ thêm.
Cũng theo vị lãnh đạo này, xã rất trân trọng và sẽ giữ gìn thật cẩn thận tài sản của nhà tài trợ để phục vụ cho nhân dân, tuy nhiên do nguồn nước ngọt cung cấp cho người dân hiện nay vẫn đủ nên xã chưa đưa vào hoạt động thường xuyên.
Trước đó, theo phản ánh trên báo chí, tại xã Long Bình có đến 2/3 số hộ dân phải sống trong cảnh thiếu nước ngọt.
Vừa qua, để giúp người dân xã vùng sâu Long Bình giảm bớt khó khăn trong mùa khô hạn, vợ chồng ca sỹ Lý Hải - Minh Hà và nhà sư Thích Minh Phước - trụ trì Niệm Phật Đường Liên Hoa (tại xã Xuân Đông, Chợ Gạo) đã vận động kinh phí trang bị máy lọc nước mặn thành nước ngọt tặng cho địa phương này.
Máy đặt tại ấp Long Hải, xã Long Bình, có khả năng lọc nước mặn 10, thành nước ngọt đạt chất lượng theo quy chuẩn của Bộ Y tế. Sau khi lắp đặt xong hệ thống xử lý nước mặn này, chính quyền địa phương đóng cửa, không vận hành trong sự mong mỏi của hàng trăm hộ dân.
Nhà sư Thích Minh Phước cho biết: Đoàn từ thiện đã trao tặng 11 máy xử lý nước tại các địa phương khác ở tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, các máy vẫn hoạt động tốt sau khi lắp đặt.
Nếu địa phương không có nhu cầu xử lý nước mặn thành nước ngọt phục vụ miễn phí cho dân thì có thể chuyển cho địa phương khác đang rất cần.
Thùy Dung
Thoát hạn mặn ngoạn mục, nông dân ĐBSCL bỏ túi hơn 1,5 tỷ USD Nhờ có những biện pháp quyết liệt bảo vệ vụ lúa đông xuân, tính đến ngày 17/2, tại vùng ĐBSCL, lúa vụ này đã cơ bản thoát đợt hạn mặn đang diễn ra, theo đó nông dân đã bỏ túi hơn 1,5 tỷ USD. Theo Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), tổng diện tích đã xuống giống toàn vùng là trên 1.538.000ha. Hầu hết...