Vỡ mộng vì tưởng dễ sướng khi làm dâu nhà giàu
Ở trong ngôi nhà 4 tầng của gia đình chồng, thi thoảng chị Hiền lại nơm nớp sợ bị đuổi ra đường nếu lỡ làm điều gì khiến mẹ chồng phật ý.
Ngày chị Hiền cưới, bạn bè ai cũng trầm trồ nói chị may mắn vì được bố mẹ chồng mua sẵn nhà, ôtô cho, ông xã thì hiền lành, tài giỏi. Thế nhưng, sau hai năm kết hôn, cô nhân viên ngân hàng ở Ba Đình, Hà Nội than trời vì cuộc sống ngột ngạt bởi sự “ky bo” của gia đình chồng.
“Căn nhà tưởng của mình, hóa ra vẫn đứng tên ông bà. Họ còn bắt mình ở chung với cậu em chồng, dù có căn hộ khác đang cho thuê. Nhà chồng giàu nứt đố nhưng con mình hơn một tuổi chưa được ai cho cái gì bao giờ”, chị Hiền than thở.
Chị cho biết, nhà chồng có một công ty kinh doanh và các anh con trai đều làm việc chung tại đó. Hằng tháng, mỗi người được mẹ chồng phát cho một số tiền nhất định để chi tiêu. “Khoản đó chỉ đủ tiền ăn uống tiết kiệm cho hai vợ chồng với đứa con thôi chứ nhiều nhặn gì. Vậy mà thỉnh thoảng bà lại dọa sẽ cắt bớt hay thu lại ngôi nhà vợ chồng mình đang ở mỗi lần có chuyện không bằng lòng. Chồng thì vì hiền lành quá nên chẳng có ý kiến gì, còn mình quá bất bình mà chưa biết làm thế nào”, chị kể.
Ảnh minh họa: Gobankingrates.
Chuyên gia Văn Thanh Sỹ, đường dây tư vấn tâm lý 1088 TP HCM cho biết, ông từng tiếp nhận không ít các trường hợp phụ nữ than thở cảm thấy thất vọng khi về làm dâu gia đình giàu bởi nhà chồng có nhiều tiền nhưng lại keo kiệt.
“Tôi thường hỏi ngược lại những chị em này một câu đơn giản: ‘Vậy bản thân bạn có trông chờ gì vào tài sản của nhà chồng không’. Nếu câu trả lời là ‘không’ thì đâu có vấn đề gì cần suy nghĩ cho nặng đầu. Vợ chồng bạn làm được sao thì hưởng vậy, hãy coi bố mẹ, anh chị em chồng như một gia đình độc lập khác, họ có bao nhiêu, chi tiêu thế nào là chuyện của họ”, ông Sỹ bày tỏ.
Ông phân tích thêm bằng cách dẫn một trường hợp từng đến tư vấn: Cặp vợ chồng nọ đang ở một ngôi nhà nhỏ trong ngõ hẹp. Một ngày, họ nhắm được một chỗ đẹp, rộng, thuận tiện cho việc đi làm hơn nhưng chưa đủ tiền. Biết bố mẹ chồng có của ăn của để, chị vợ chạy về vay mượn nhà chồng và hứa sẽ sớm trả. Thế nhưng, bố mẹ chồng chị không đồng ý cho mượn tiền. Và từ đó, người phụ nữ ghét nhà chồng, nói họ là những người keo kiệt, chị không thèm đến và định sẽ không cho con về đó.
Video đang HOT
“Khi nghe khách hàng bày tỏ như vậy, tôi phải thành thật mà nói rằng ‘người sai chính là bạn, bởi việc họ cho vay hay không là quyền của họ và chẳng có lý do gì bạn có quyền chê trách. Bạn chỉ có thể thay đổi thái độ của chính mình, chẳng hạn, tỏ ra ‘dễ thương’ và cầu thị hơn khi mượn tiền và hứa trả vào một thời điểm chính xác chứ không chỉ là ’sớm’. Nếu nhà bạn ăn uống đạm bạc, còn hàng xóm ăn sơn hào hải vị, bạn có nói nhà họ keo kiệt với mình không?”, nhà tâm lý bày tỏ.
Nhà tâm lý cho rằng, thường chuyện gia đình chồng giàu nhưng “keo kiệt” trở thành vấn đề bức xúc với các nàng dâu khi họ ở chung và/hoặc hoàn toàn phụ thuộc kinh tế nhà chồng. Một trường hợp ông tư vấn gần đây là một điển hình.
Một người phụ nữ tên Mai gọi điện đến gặp nhà tâm lý kể rằng chị cảm thấy cuộc sống trong ngôi nhà rộng thênh thang như địa ngục, khi luôn bị cả chồng lẫn bố mẹ anh chì chiết về tiền bạc.
Chị Mai kể rằng, sau khi kết hôn, chị có bầu và sinh con luôn nên nghỉ ở nhà không đi làm nữa, công việc trường mầm non như trước kia thì lương chẳng bao nhiêu trong khi gia đình chồng chị đã nhà xe đuề huề. Ở chung với bố mẹ chồng, lại có người giúp việc nên chị không quá bận rộn với việc nhà. Thời gian đầu, mọi việc khá suôn sẻ. Hằng tháng, chị được chồng phát tiền lo các chi phí ăn uống, chăm con. Thi thoảng, rảnh rỗi và muốn làm đẹp, chị lại đi massage, mua mỹ phẩm, hấp tóc… Các khoản này khá tốn kém nên số tiền chồng cho không đủ. Có lần, chị xin tiền chồng mua sữa cho con, anh gắt lên: “Bao nhiêu tiền anh mới cho sao đã hết, em tiêu kiểu gì vậy”. Bố mẹ chồng chị cũng hay nhìn con dâu bằng ánh mắt nghi ngờ và thi thoảng rỉ tai con trai rằng chắc chị đem tiền giấu đi hoặc cho nhà ngoại rồi về bòn mót thêm của chồng chứ tiêu gì mà mỗi tháng hết hơn chục triệu.
“Em thực sự ấm ức mà không biết nói sao, chẳng lẽ mấy chuyện mình đi làm mặt, làm tóc cũng phải kể ra? Mà sống thế này làm sao chịu nổi? Họ nhìn mình như kẻ ăn bám và moi tiền vậy”, chị Mai chia sẻ.
Nhà tâm lý Văn Thanh Sỹ cho rằng, không công khai mọi khoản chi tiêu chính là sai lầm của không ít bà vợ, như trường hợp chị Mai, khiến nảy sinh sự nghi ngờ ở cánh đàn ông và gia đình chồng, làm họ e dè chuyện tiền nong chứ đôi khi không phải do tính keo kiệt, ky bo. “Với trường hợp chị Mai, tôi bày chị bắt đầu từ hôm nay, hãy ghi rõ từng thứ mình mua vào một cuốn sổ, rồi cuối tháng đưa chồng xem, trả lời luôn cho câu căn vặn ‘tiêu những gì mà hết tiền’. Với khoản làm đẹp, cũng đừng ngại nói nếu nó hoàn toàn chính đáng. Người chồng hiểu chuyện sẽ không căn ke vợ việc này. Khi ghi chép ra, bản thân người vợ cũng tự khắc nhìn ra được những khoản mình chi chưa hợp lý và rút kinh nghiệm trong việc mua sắm”, ông Sỹ nói.
Ông cho rằng, tiền bạc là một vấn đề nhạy cảm, dễ gây hiểu lầm và các bất đồng trong gia đình nếu như các thành viên không có sự chia sẻ thẳng thắn và không rõ ràng trong cách chi tiêu, dù trong điều kiện kinh tế khá giả hay không. Bởi vậy, điều quan trọng là, khi kết hôn, các đôi cần trò chuyện và thống nhất với nhau về những việc liên quan đến tài chính, từ việc đóng góp, các khoản chi tiêu, ,… Khi đã kết hôn, hai vợ chồng cũng nên có kinh tế độc lập, không dựa dẫm vào bố mẹ hai bên để chủ động cuộc sống, có kế hoạch riêng cho tương lai gia đình mình và tránh những va chạm không đáng có.
Theo Giadinh
Cắn răng phục vụ gia đình giàu có của chồng 10 năm, giờ tôi cũng có ngày cười khẩy vào mặt
Từ đó, cuộc đời làm ô sin của tôi ở gia đình chồng bắt đầu. Cứ đều đặn mỗi ngày, tôi phải dậy đi chợ, nấu ăn, giặt quần áo, lau chùi nhà cửa. Nhưng đó chỉ là những công việc cơ bản, ngày nào nhà chồng tôi cũng có hàng chục lượt khách ra vào, đa số đều là khách của mẹ chồng tôi.
ảnh minh họa
Người ta bảo tôi lấy chồng nhà giàu như "chuột sa chĩnh gạo", nhưng không ai biết được rằng, từ ngày lấy chồng, cuộc đời tôi không khác gì địa ngục. Nhà Huy giàu lắm, em gái anh, bố mẹ anh và cả bản thân anh đều điều hành công ty riêng. Lúc đầu biết được gia cảnh của Huy, tôi cũng choáng, nhưng bố mẹ tôi bảo rằng, gia đình càng giàu thì mình càng được nhờ, chả việc gì phải sợ. Ngày cưới tôi, riêng vàng cưới đã hơn 50 cây.
Họ hàng nhà tôi ai nhìn thấy tôi trong cái đám cưới xa hoa ấy cũng mừng cho tôi cả, thế mà mọi thứ lại đảo lộn hết sau đêm tân hôn.
Tối hôm đó, mẹ chồng lên thẳng phòng tôi "thu" lại hết toàn bộ số phong bì và vàng cưới với lý do: "Để mẹ gửi vào sổ tiết kiệm, để dành cho cháu đích tôn sau này". Tôi nghe mẹ chồng nói thế thì đành vâng dạ.
Sáng sớm hôm sau, cuộc sống địa ngục của tôi ở gia đình chồng bắt đầu. Tôi bị gọi dậy từ sáng sớm để nấu đồ ăn sáng. Nhà có 6 người thì tôi phải nấu 6 món khác nhau theo sự chỉ đạo của mẹ chồng.
Mẹ chồng tôi bảo tôi nghỉ việc để ở nhà làm nội trợ. Tôi không đồng ý thì bà thủng thẳng vào phòng ngủ, đưa cho tôi một xấp tiền rồi bảo: "Xem như mẹ thuê con, được chưa?". Tôi lâm vào thế bí, đành phải viết đơn xin nghỉ việc.
Từ đó, cuộc đời làm ô sin của tôi ở gia đình chồng bắt đầu. Cứ đều đặn mỗi ngày, tôi phải dậy đi chợ, nấu ăn, giặt quần áo, lau chùi nhà cửa. Nhưng đó chỉ là những công việc cơ bản, ngày nào nhà chồng tôi cũng có hàng chục lượt khách ra vào, đa số đều là khách của mẹ chồng tôi. Những lần như thế, tôi phải chuẩn bị những món ăn khác nhau. Tôi thấy mình không khác gì một đầu bếp chính hiệu.
Chồng tôi thì kêu bận rộn suốt, hơn nữa, từ ngày tôi ở nhà, lo lắng công việc nội trợ thì anh cũng coi thường tôi. Là vợ chồng son nhưng chả mấy khi chúng tôi ngồi nói chuyện với nhau, "chuyện ấy" thì chỉ làm cho có. Tôi chán lắm, nhưng chả lẽ mới lấy chồng rồi lại bỏ?
Trong lúc tôi lâm vào tình cảnh bế tắc như vậy thì gia đình tôi gặp chuyện. Công việc của bố tôi gặp trục trặc và ông bị lừa một số tiền lớn. Tôi không biết phải làm sao đành cầu cứu gia đình chồng. Dĩ nhiên là tôi được cho tiền để giúp đỡ bố mẹ, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc, tôi phải cung cúc phục vụ gia đình chồng.
Mẹ chồng và em gái chồng đều là những phụ nữ đáo để. Tôi không biết họ học đâu ra những chiêu trò quái dị để hành hạ tôi, khiến tôi khổ sở đến thế. Tôi còn nhớ một bữa nọ, khi cả họ hàng nhà chồng đang ngồi ăn cỗ thì mẹ chồng thẳng tay cầm đĩa vịt ném ra ngoài sân vì lý do còn một miếng thịt hơi đỏ. Cô em gái chồng thì thường xuyên vu cho tôi tội ăn cắp vặt.
Tôi sống như cái bóng trong gia đình chồng suốt 10 năm trời. Tôi đã nghĩ mình sẽ chôn vùi cuộc đời ở đó cho đến khi gặp anh.
Số là trong mấy năm chung sống, tôi chỉ sinh cho nhà chồng một cháu gái. Và họ càng lấy lý do đó để chì chiết tôi. Một ngày nọ, anh đến nhà chồng tôi dùng cơm với tư cách là khách (vì anh là đối tác của công ty bố chồng tôi). Trong bữa ăn, mẹ chồng tôi cứ cằn nhằn vì món canh nấu hơi mặn, món xào nhiều dầu mỡ. Bà liên tục chê bai tôi trước mặt anh, còn tôi chỉ đứng khúm núm ở góc bếp như một cô ô sin tội nghiệp. Bỗng nhiên, tôi nghe anh bảo: "Cháu thấy ngon ạ. Chưa bao giờ cháu thấy ai nấu ăn ngon như vậy".
Lời nói của anh khiến tôi cảm động vô cùng. Dù sao đây cũng là lần đầu tiên có người lên tiếng bênh vực tôi ở cái nhà này. Cuối bữa ăn, anh còn ra bếp xin số điện thoại của tôi. Thời gian sau đó, anh thường xuyên nhắn tin cho tôi và động viên tôi rất nhiều.
Rồi một ngày nọ, chính anh báo cho tôi tin chồng tôi có vợ con ở bên ngoài và khuyên tôi ly hôn, đừng sống kiểu làm ô sin cho nhà chồng. Anh bảo anhyêu tôi và muốn chung sống với tôi. Tôi tin anh là người tốt, nhưng những lời nói của anh vẫn chưa thuyết phục được tôi.
Cho đến lúc tôi bị chồng đánh giữa đêm vì làm rách cái áo sơ mi của anh, tôi mới quyết định nhắn tin cho anh và nói mình muốn thoát khỏi cái nhà này. Ngày hôm sau, anh đến đón tôi ở cửa. Tôi chìa cho chồng lá đơn ly hôn và trao lại tấm tạp dề cho mẹ chồng rồi bước lên xe của anh. Khỏi phải nói, gia đình chồng tôi cứ đứng há hốc mồm vì kinh ngạc, bởi dù sao thì anh vẫn là trai tân và rất giàu có. Cuối cùng sau 10 năm cắn răng phục vụ gia đình giàu có của chồng thì tôi cũng đã có cơ hội cười khẩy vào mặt họ.
Theo blogtamsu
Đau đớn, xấu hổ vì hành động lỗ mãng, ích kỷ thiếu văn hóa của con gái với gia đình thông gia Mấy ngày qua, lòng tôi chẳng thể yên, khi con gái tôi vì sự ích kỷ, hẹp hòi mà tạo nên một vết rạn nứt tình cảm lớn với gia đình chồng tương lai. Là một giáo viên, đi dạy kiến thức, dạy đạo đức cho biết bao thế hệ nhưng chẳng dạy nổi con gái chữ nhẫn, chữ vị tha. Tôi năm...