Vỡ mộng vì “thảm họa” đám cưới
Có những đám cưới vui vẻ khiến các cặp đôi nhớ mãi cả đời, nhưng có những người lại chỉ biết lắc đầu, chép miệng khi nhắc tới đám cưới của chính mình.
Không ít lần Ly đã mơ về một đám cưới nhỏ xinh nhưng ấm cúng tại một nhà hàng nhỏ nằm bên bãi biển quê nhà (ảnh minh họa)
Đám cưới là ngày trọng đại của cuộc đời, vì thế mà không ít cặp vợ chồng đã không tiếc công sức, kinh tế, thời gian chuẩn bị để có thể sở hữu một hôn lễ hoàn hảo đáng nhớ. Tuy vậy, vì nhiều lý do mà đôi khi thực tế lại không được đẹp đẽ như mong đợi.
Vừa chớm bước vào mùa cưới, Ly (Nguyễn Công Trứ, HN) đã chuẩn bị sẵn “điệp khúc cưới xin” để kể trong đám cưới bạn bè. Vốn tính hài hước lại thêm cách kể chuyện kiểu tưng tửng, câu chuyện “chạy cưới” của Ly đã không ít lần khiến mọi người nghiêng ngả vì cười.
Vốn thuộc tuýp phụ nữ lãng mạn, không ít lần Ly đã mơ về một đám cưới nhỏ xinh nhưng ấm cúng tại một nhà hàng nhỏ nằm bên bãi biển quê nhà, hai vợ chồng cùng nhau trao nhẫn cưới dưới sự chứng kiến của gia đình và bạn bè thân thiết. Đám cưới tổ chức một lần và đơn giản hết mức có thể, vì tính cô không thích phiền hà và phức tạp. Nhưng đến khi yêu và lấy chồng, Ly mới hoàn toàn vỡ mộng.
Chuyện là, nhà chồng Ly vốn “một chốn bốn quê”, bố chồng và mẹ chồng cùng sinh ra một nơi, lớn lên một nơi, tính gọn gàng thì cũng không dưới 4 quê vẫn còn anh em họ hàng ruột thịt ở đó. Thành ra đến khi con cái lập gia đình, đám cưới cũng bị chia năm xẻ bảy, nhất định phải tổ chức rình rang để ra mắt đầy đủ cả 2 bên nội ngoại. Lệ ở quê từ xưa đến nay vốn là thế, chẳng ai dám phàn nàn nhưng đến khi cưới xin thì mới thấy đủ thứ rắc rối.
Khi vợ chồng Ly quyết định làm đám cưới, ngay hôm đầu tiên hai gia đình gặp gỡ bàn bạc chuyện tổ chức lễ lạt, cỗ bàn thì cô đã “sốc toàn tập” khi nghe bố chồng tương lai tuyên bố hôn lễ sẽ diễn đi diễn lại tới 4 lần, địa điểm thì trải dài suốt từ Nam chí Bắc. Mặc dù sau đó đã được chồng an ủi và động viên tinh thần nhưng Ly vẫn không khỏi oải khi thực sự bước vào cuộc chạy… cưới.
Video đang HOT
“Đúng là phải dùng từ chạy cưới, vì trong 2 tuần mà di chuyển tới 4 lần, 4 lần mặc áo cô dâu, 4 ngày chỉ biết ngửi mùi cỗ bàn và cầm rượu tới từng bàn chúc tụng, quả thật là không còn nỗi kinh hoàng nào bằng. Đến nỗi mà thành phản xạ, đến bàn nào chúc rượu khách cũng là một nụ cười công nghiệp giống hệt nhau. Xong xuôi đám này thì lại lục tục về dọn dẹp đồ rồi lên xe di chuyển đến địa điểm tiếp theo, 2 tuần mà vợ chồng nhìn phờ phạc hẳn, chỉ ao ước có một ngày ngủ đủ giấc. Khi màn cưới hỏi xong xuôi, hai vợ chồng thậm chí còn chẳng mơ màng gì đến tuần trăng mật nữa vì có muốn đi cũng làm gì còn sức, ở nhà nghỉ ngơi được một ngày rồi lại đi làm trở lại”, Ly kể lại kỷ niệm về đám cưới “lãng xẹt”.
Cũng chung cảnh ngộ với Ly, Hồng Vân (Thanh Hóa) cũng từng ngậm ngùi chấp nhận đau thương khi vỡ mộng về đám cưới. Vân là gái phố, còn chồng thì ở một thị trấn nhỏ cách khá xa trung tâm. Theo ý muốn của bố mẹ chồng, vợ chồng phải tổ chức cưới, rước dâu về quê chứ không làm ở nhà hàng như Vân dự tính trước đó.
“Sở dĩ mình muốn làm ở nhà hàng vì thấy như thế vừa sang trọng vừa thoải mái. Bạn bè mình ai tổ chức cưới ở nhà hàng đều nhẹ tênh như không, mọi thứ đều có người khác lo hộ, cô dâu chú rể chỉ việc mặc đẹp rồi đến chào khách, đỡ cảnh chạy đôn chạy đáo vất vả. Nhưng nhà chồng mình thì quen với việc rước dâu về quê nên chỉ đạo là phải tổ chức cưới tại nhà”, Vân buồn thiu khi nhớ lại kế hoạch cưới tan tành.
Chấp nhận số phận, Vân tự an ủi mình bằng cách nghĩ đến cảnh xe dâu đi trên đường quê, vừa lãng mạn vừa yên bình. Chồng Vân cũng vẽ ra khá nhiều chuyện thú vị xung quanh đám cưới khiến tâm trạng của cô dâu tương lai có đôi phần lạc quan hơn.
Đến ngày rước dâu, Vân mới thực sự hoảng hốt khi tận mắt chứng kiến đám cưới kiểu… hỗn loạn của mình. Khi xe dâu về đến nhà chú rể, phía bên trong là nhạc nhẽo rình rang chào đón, vợ chồng Vân làm lễ gia tiên rồi quay ra khu vực có bắc rạp cưới. Anh MC đám cưới ăn mặc lòe loẹt, cứ oang oang ra rả trên micro những câu chói tai, lại còn nhầm lẫn liên tục khiến thi thoảng mọi người lại quay sang nhau cười ồ hết cả. Lần đầu tiên trong đời Vân được tham dự đám cưới kiểu “vô duyên” thế này, lại là đám cưới của chính mình.
“Sở dĩ mình muốn làm ở nhà hàng vì thấy như thế vừa sang trọng vừa thoải mái”. (ảnh minh họa)
“Lúc anh MC đọc sai tên cô dâu, lại không hiểu trời xui đất khiến làm sao mà lại nhầm qua tên người yêu cũ của chồng, hai vợ chồng chỉ biết nhìn nhau ngượng nghịu. Còn chưa kể việc, tiệc chưa tan nhưng mấy thanh niên trong xóm đã lục tục chuẩn bị dọn dẹp bàn ghế để lấy chỗ nhảy nhót. Lúc nhìn thấy mấy bạn ấy nhảy nhót loạn xạ theo mấy bài hát nhạc dance remix trông khá phản cảm, chẳng khác gì mấy… động lắc, mình hơi choáng nhưng chồng chỉ tặc lưỡi bảo: từ mấy năm nay, chuyện nhảy nhót sau đám cưới đã trở thành cái lệ của mấy thanh niên xóm, nhà nào cũng như nhà nào. Lúc ấy, khách khứa của hai vợ chồng vẫn chưa về hết, ở lại tiếp tục chỉ trỏ, bàn tán nên mình thấy khá bối rối. Sau này chỉ ngại mỗi khi mọi người nhắc đến chuyện hôm cưới mình”, Hồng Vân kể lại đám cưới nhớ đời.
Đám cưới kết thúc, tuy không có sự cố gì xảy ra nhưng cả cô dâu chú rể đều cảm thấy mệt mỏi thay vì cảm giác háo hức, cũng bởi có một chút ức chế khi không thể tự quyết định đám cưới của mình.
Theo afamily
Xuân này con không về
Có không ít chuyện buồn khi đồng lương eo hẹp chi phối quá lớn đến chuyện sum họp ngày tết.
Tết năm nay được nghỉ khá dài ngày, nhiều nhà vui mừng vì được đoàn tụ gia đình ở quê, được du lịch đó đây. Nhưng, có những cảnh nhà dư thời gian mà lại thiếu tiền, hoặc quê chồng tận Hà Đông còn quê vợ giữa khúc ruột Huế thương, phải về nơi nào để đôi bên toại nguyện?
Chịu khổ vẫn không mua được vé
"Năm ngoái, trầy trật mãi chúng tôi mới tìm được hai chiếc vé ghế xếp để về quê chồng tận Hà Đông. Đồ đạc, người ngợm xếp nhau ngồi dưới sàn, ra đến Huế tôi mới có được ghế để ngồi. Chuyến về quê đó ám ảnh tôi cả năm nên lần này tôi quyết đón mua vé thật sớm" - đang xếp hàng tại quầy vé xe khách Hà Nội, chị Minh Lan chia sẻ. Nhưng mới đầu tháng 12, hãng xe chị mua chưa bán vé tết, mất nửa tiếng xếp hàng chỉ để nghe câu từ chối, chị Minh bực bội bỏ về.
Xe đò vẫn là ưu tiên số một cho những gia đình có thu nhập bình dân. Mặc dù giờ đây thay vì chen chúc xếp hàng, khách có thể đặt vé xe qua điện thoại, rồi hẹn ngày giờ lấy vé, nhưng nỗi lo thiếu vé, không có vé về vẫn không giảm chút nào. Chị Thanh Hiếu 38 tuổi, chia sẻ: "Mấy tuần gần đây, tuần nào tôi cũng ghé hỏi mua vé tết về Quảng Ngãi, nhưng các quầy đều dán thông báo "Chưa bán vé tết". Đợi đến khi họ mở bán thì chắc không tới lượt mình. Tôi mừng như bắt được vàng khi một quầy nói có bán vé Quảng Ngãi nhưng phải trả gấp ba vì đây là tuyến ra... Hà Nội".
Chi phí ngất ngưởng, lương thưởng bèo bọt
Chuyện tàu xe chỉ là yếu tố nhỏ làm cho những chuyến về quê ngày một xa (Ảnh minh họa)
Chuyện tàu xe chỉ là yếu tố nhỏ làm cho những chuyến về quê ngày một xa. Lương thưởng cuối năm bèo bọt, kinh tế eo hẹp là nỗi lo chính cho cả nhà, đặc biệt với những cặp vợ chồng là trụ cột của cả dòng họ. Sau nhiều đêm trăn trở, chị Như Ý, nhân viên ngân hàng, nhà ở Thủ Đức vẫn không tính được bài toán thu chi cho chuyến về quê chồng cuối năm nay. "Nhà tôi ở Bến Tre, còn nhà chồng tận Nghệ An. Năm ngoái cả hai về quê vợ nên năm nay phải là quê chồng. Chồng tôi là con một nhưng thuộc trưởng chi, trưởng tộc. Vì lần đầu tiên về ra mắt dâu họ nên tôi phải chuẩn bị quà cho từng gia đình. Mỗi gói quà ít nhất cũng 200.000 đồng, chưa kể phong bao lì xì cho chục đứa nhỏ. Rồi tiền tàu xe đi lại, hai cái vé máy bay khứ hồi ít nhất cũng tốn chục triệu đồng. Mới nghe năm nay ngân hàng làm ăn thua lỗ, lại sắp sáp nhập với ngân hàng khác nên đến giờ vẫn chưa biết lương thưởng cuối năm thế nào. Nếu không có thưởng thì không biết lấy đâu tiền về quê. Tôi bàn với chồng thôi để sang năm ăn tết lớn, nhưng chưa hết câu thì đã bị trách: "Em tiếng làm dâu mà chưa về nhà chồng thử một ngày!"
Cũng không ít chuyện buồn khi đồng lương eo hẹp chi phối quá lớn đến chuyện sum họp ngày tết. Anh Hoàng Long (quận 3) thổ lộ: "Đã năm cái tết vợ chồng tôi không được gần nhau. Lúc vợ tôi về Cà Mau (quê vợ) để tôi lại Sài Gòn, lúc tôi chắt chiu mua vé bay về Bắc thăm mẹ già để vợ ở lại với con nhỏ. Coi như thoả thuận đó giúp ông bà hai bên vui lòng, nhưng tết nhất mà chồng một nơi, vợ một ngả ai chẳng buồn".
"Nếu con không về chắc mẹ buồn lắm"
Với những trường hợp khá giả như Kim Chi - hàng xóm nhà bên cạnh, thì không có khái niệm tết phải về thăm quê: "Cả năm vùi mặt ở văn phòng, cuối năm phải là dịp để hưởng thụ, thư giãn chứ? Về quê thì lúc nào cũng nấu nướng, cúng kiếng, dọn dẹp, xong là hết tết. Nếu lấy tiếng thăm bố mẹ mà về tết thì thời gian nghỉ phép trong năm thăm ông bà cũng được vậy". Nhưng theo ý anh Thành - chồng của Chi, "Tết là phải về nhà, thăm ông bà, dòng họ, chuyện chơi bời để ra tết hãy tính".
Bà cụ ở căn hộ nhà đối diện, tết rồi mỗi mình bà ra vào khoá cửa. Hỏi con cháu đâu cả rồi, bà bỏm bẻm nhai trầu, cố gắng nói thật vui vẻ: "Cả năm chúng nó vất vả, cuối năm mình ở nhà giữ cửa cho chúng thoải mái dắt con cháu đi chơi. Mình già rồi, đi xa đâu được. Ở nhà thắp hương, trò chuyện với ông bà cũng ấm lòng rồi". Nếu con cháu bà cụ nghe được điều này, hẳn họ sẽ chạnh lòng suy nghĩ lại.
Theo VNE
Cô gái 13 tuổi sinh con của "yêu râu xanh" Cô gái bị người đàn ông 61 tuổi cưỡng hiếp vừa sinh ba đứa trẻ tại thủ đô Dominica. Cô gái 13 tuổi vừa trải qua một ca đẻ sinh ba tại thủ đô Santo Domingo, Cộng hòa Dominica. Được biết, cha của ca sinh ba này là một người đàn ông 61 tuổi. Sau khi thực hiện hành vi cưỡng bức trẻ...