Vợ mở mồm là chê chồng
Nàng luôn than thân trách phận mỗi lần có dịp họp mặt với gia đình nhà chồng. Với các em tôi, cô ấy than: “Anh mấy chú chẳng làm gì ra hồn, cái gì cũng một tay chị lo. Làm vợ mà chẳng khác nào làm ôsin”…
Tôi, một người đàn ông đã trên 50 tuổi, là người sống giản dị bằng nghề thợ xây. Cả đời tôi lao động vất vả chỉ mong có thể lo được cho vợ con mình cơm no, áo ấm chứ không dám mơ đến chuyện dư dả cao sang.
Tôi cũng hiểu những công việc nội trợ không tên nặng nhọc của vợ ở nhà, nên bất cứ lúc nào có thể, tôi đều tranh thủ phụ giúp vợ việc nhà.
Tuy nhiên, vợ tôi không thích để tôi mó tay vào bất cứ việc gì, không phải do cô ấy thương quý tôi, mà do cô ấy không bao giờ vừa ý những gì tôi làm. Nhà không có máy giặt, sợ vợ vất vả, tôi vò phụ mớ quần áo thì bị chê vò không sạch; phụ vợ phơi quần áo lên sào thì vợ bảo máng bộ đồ không ngay ngắn; giúp vợ pha ấm trà thì vợ bảo chồng không biết dung lượng, pha gì đậm thế, ai uống được”… Rốt cuộc tôi chỉ có mỗi nhiệm vụ duy nhất là đi làm, chừng nào hư bóng đèn hay ống nước bị nghẹt thì mới đến lượt tôi động tay vào.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Thế nhưng, đâu phải không cho tôi làm mà vợ tôi vừa ý! Nàng luôn than thân trách phận mỗi lần có dịp họp mặt với gia đình nhà chồng. Với các em tôi, cô ấy than: “Anh mấy chú chẳng làm gì ra hồn, cái gì cũng một tay chị lo. Làm vợ mà chẳng khác nào làm ôsin”. Còn với chị em bạn dâu, nàng so sánh: “Mấy thím sướng thiệt, ai cũng có nhà cửa đàng hoàng, chỉ mình chị vô phước, cả đời sống bám bên nhà mẹ ruột. Không biết đến kiếp nào ông xã chị mới lo nổi cho vợ con một nơi chốn riêng tư…”.
Với đứa con gái duy nhất của chúng tôi, cô ấy khẳng định: “Sở dĩ con không được sung sướng và đầy đủ như chúng bạn là tại ba con bất tài”.
Thử nghĩ mà xem, lấy nhau đã 22 năm, hồi đó nghề thợ xây kiếm cũng khá tiền, giá đất khi ấy cũng rẻ, nếu như vợ chịu làm dâu bên chồng và sống tằn tiện hơn thì chúng tôi đã mua được căn nhà nhỏ. Đằng này, vừa cưới xong, cô ấy muốn tôi ở rể, mỗi tuần tôi đưa bao nhiêu tiền, vợ đều xài hết không dành lại khoản nào, khi có hữu sự ốm đau, tôi phải mượn tiền của các em rồi trả dần. Hoàn cảnh khó khăn nhưng vợ quyết không thua kém chị em, ai có gì thì cô ấy cũng phải có nấy, cả con tôi cũng vậy.
Tôi nghĩ, nếu người chồng cứ làm quần quật mà người vợ luôn vung tay quá trán thì làm sao dư? Nếu không rèn luyện cho con yêu lao động và kỹ năng tự lo liệu cho mình thì đến bao giờ con mới có thể tự lập? Nói ra thì vợ chồng cãi nhau, cô ấy chê tôi mấy chục năm chỉ biết làm thuê, không lên làm thầu nên vợ con nghèo khổ, ra đường không dám ngẩng mặt nhìn ai…Cô ấy còn nhấn mạnh: “Việc nhà đã có vợ lo, anh chỉ mỗi việc đi làm, mà cũng không xong”. Như vậy có công bằng cho một người đàn ông lam lũ như tôi không?
Video đang HOT
Theo VNE
Chết cười với chuyện "tiếng rên"
Hãi hùng hơn nữa khi cụ thấy những tiếng kêu ấy ngày một to và dồn dập, lúc thì tiếng rên rỉ như bị nghẹn họng, lúc thì kêu la thậm chí là phát ra tiếng cầu cứu: "Tha cho em ... Em xin anh!". Không nghi ngờ gì nữa, đúng là có trộm rồi!
Cứ mỗi lần nhắc đến sự kiện có 1 không 2 liên quan đến "tiếng rên" đó, cả khu tập thể nhà chị Mai (Thanh Xuân, Hà Nội) lại được phen cười nghiêng cười ngả.
Chả là hôm đó, ban ngày ban mặt, mọi nhà đều đi làm hết. Nhưng có cặp vợ chồng nhà Tuyết và Thành , sau khi đi nghỉ tuần trăng mật về vẫn chưa phải đi làm. Buổi trưa, hai vợ chồng ở nhà, cảm hứng lên cao liền đóng cửa "chiến đấu". Cứ nghĩ cả khu đi làm hết, vắng vẻ chả có ai nên 2 vợ chồng thoải mái còn hơn ở khách sạn hôm đi du lịch.
Nhà chị Mai sát vách nhà Tuyết, có mẹ chồng chị - bà Nhâm mới ở quê lên trông cháu cho anh chị đi làm. Hôm đó, cụ vừa dỗ cháu ngủ trưa xong thì bỗng nhiên nghe thấy những âm thanh lạ, khi to khi nhỏ, khi gần khi xa, mà hình như phát ra từ chính nhà hàng xóm.
Bà Nhâm giật mình đánh thót, rón rén mở cửa ra ngoài để nghe ngóng. Hãi hùng hơn nữa khi cụ thấy những tiếng kêu ấy ngày một to và dồn dập, lúc thì rên rỉ như bị nghẹn họng, lúc thì kêu la thậm chí là phát ra tiếng cầu cứu: "Tha cho em ... Em xin anh...!". Không nghi ngờ gì nữa, bà nghĩ đúng là có trộm rồi!
Bác bảo vệ thì vẫn chẳng hay biết gì, hùng hổ xông đến đập cửa, kêu gọi tên trộm ra đầu thú và phân phó đám thanh niên dàn hàng bắt sống trộm (Ảnh minh họa)
Bà Nhâm nhanh trí, không hề tri hô để "trộm" nhân thời cơ lẻn đi mất. Bà rón rén chạy ra bảo vệ khu tập thể, hổn hển kể lại sự tình: "Nhà con bé Tuyết có trộm, nó bị bóp cổ trong nhà sắp chết rồi!".
Bác bảo vệ nghe thấy cũng sợ hãi, vội huy động thanh niên trai tráng xung quanh, chuẩn bị cả dao, cả gậy, vả dây thừng đi bắt trộm. Bác còn hò hét cả người đến công an phường báo cáo, sợ tên trộm đầu gấu manh động.
Cả đám đông vũ trang đầy đủ, nhẹ nhàng tiến đến hiện trường gây án. Những âm thanh trong phòng vẫn đều đều phát ra, không hề biết bên ngoài đang nhốn nháo thành đàn vì mình.
Đến lúc này thì đám thanh niên đã hiểu ra sự tình, nhìn nhau cười xấu hổ. Nhưng bà Nhâm và bác bảo vệ thì vẫn chẳng hay biết gì, hùng hổ xông đến đập cửa, kêu gọi tên trộm ra đầu thú và phân phó đám thanh niên dàn hàng bắt sống trộm.
Kết quả, chả thấy trộm đâu, chỉ có vợ chồng nhà Tuyết áo quần hơi xộc xệch, tóc tai rối bù và khuôn mặt đỏ như gấc ra mở cửa. Sau đó, mỗi lần câu chuyện được thành viên trong xóm kể lại đều kèm theo một câu kết luận: "Đúng là các cụ già chả biết &'rên rỉ' là gì!".
Nhà chồng Lệ (Quận 6, TP HCM) có 2 anh em trai. Chồng cô - Nghiêm là con cả, 2 người ở với bố mẹ chồng. Em trai Nghiêm cũng đã lập gia đình và ra riêng. Vì vợ chồng em trai chồng thường xuyên về nhà chơi nên ở nhà chồng vẫn dành 1 phòng riêng cho 2 người mỗi khi muốn ngủ lại.
Hôm đó, buổi trưa thứ bẩy, ăn cơm xong, Nghiêm đưa bố mẹ chồng đi có việc. Nhà chỉ còn mỗi Lệ và vợ chồng chú em. Đang thiu thiu ngủ trưa thì bỗng nhiên Lệ nghe thấy tiếng thét thất thanh từ tầng trên vọng xuống.
Cô sợ quá, bao nhiêu suy nghĩ nhảy nhót trong đầu. Chả lẽ em dâu bị chồng đánh? Trước giờ cô đâu có nghe ai nói chú hai có tính vũ phu đâu cơ chứ? Hay 2 người họ cãi nhau? Cô có nên lên can không? Nhỡ xảy ra cơ sự gì, bố mẹ chồng và Nghiêm về lại trách cô, làm chị mà để 2 em xảy ra chuyện mà không can thiệp?
Lệ vùng dậy, định bụng lén lên ngó xem có chuyện gì. Sau khi xác định nặng nhẹ thì mới quyết định có nên xông vào hay không. Nhưng cô vừa thò mặt lên gần đến cửa phòng em trai thì cửa phòng bật mở he hé. Em dâu mặc bộ quần áo ngủ không thể mỏng và hở hơn bước ra, có lẽ em định vào nhà tắm.
Qua khe cửa, Lệ loáng thoáng nhìn thấy em trai chồng trong trạng thái không mảnh vải che thân đang nằm trên giường. Sự việc quá mức bất ngờ, Lệ đứng như trời chồng, lắp bắp nói ra một câu "ngố" không thể tả: "Không phải em bị chú hai đánh à?".
Em dâu nghe thấy vậy, hiểu ra mọi chuyện, cười cười vẻ xấu hổ với Lệ. Lệ chẳng làm gì thế mà mặt đỏ tía tai chạy vụt về phòng, đóng thật chặt cửa lại.
Chưa hết, sau đó vẫn có một phen động trời hơn thế nữa, cũng liên quan đến tiếng rên của em dâu. Lần đó là lúc Lệ mang thai gần sinh đến nơi. Vợ chồng chú hai đến chơi và cũng ngủ lại.
Đêm muộn, cả nhà đang ngủ ngon thì bỗng đâu cứ nghe thấy những tiếng rên rỉ vang vọng lại. Đêm khuya thanh vắng, những âm thanh như thế không khỏi khiến cho mọi người tỉnh giấc, mà đầu tiên là những người già thính ngủ như bố mẹ chồng Lệ.
Nghe thấy tiếng thét thất thanh từ tầng trên vọng xuống, sợ quá Lệ định bụng lén lên ngó xem có chuyện gì (Ảnh minh họa)
Mẹ chồng giật nảy mình: "Chết rồi! Ai bị làm sao ấy nhỉ? Hay là cái Lệ đau đẻ? Sao đau mà không gọi ai thế chứ? Thằng Nghiêm đâu không biết?". Bà lay mạnh chồng dậy, 2 ông bà vừa lật chăn ra thì lại nghe thấy riếng rên ngày một to, biến thành những tiếng kêu gào, la hét lẫn cầu cứu.
Hai ông bà sợ quá, không kịp khoác thêm áo, tức tốc chạy sang gõ cửa phòng Lệ ầm ầm. Khi vợ chồng Lệ ngái ngủ ra mở cửa thì ông bà cũng vừa kịp nhận ra, tiếng kêu hình như không phát ra từ phòng Lệ mà từ trên tầng 2.
Lệ vừa nghe tiếng kêu liền biết ngay chuyện gì xảy ra nhưng chẳng biết giải thích sao với bố mẹ chồng. Trong lúc ấy ông bà đã kịp phi lên gõ cửa phòng em chồng để hỏi thăm tình hình.
Kết quả là một màn vừa xấu hổ vừa buồn cười. Bố chồng Lệ lắc đầu quay đi. Mẹ chồng thì giận tím mặt nhìn con dâu thứ vì nghĩ con dâu là đồ hư hỏng, mất nết lắm.
Lệ và chồng nhìn nhau, chẳng phải mình là nhân vật chính nhưng cũng ngượng chín cả mặt. Còn vợ chồng em chú, chắc tởn đến già, chẳng bao giờ dám ngủ lại nhà nữa, có ngủ lại thì chắc cũng nằm yên chứ sao dám "ho he" gì.
Theo VNE
Lo sợ cha mẹ sốc khi cả con trai và con gái đều ly hôn Em gái tôi cũng đã từng ly hôn. Cha mẹ tôi sẽ tổn thương nặng nề nếu biết tôi cũng đã ly thân. Vợ chồng tôi cưới nhau đã cưới nhau 20 và có một con trai đã đi du học. Hai năm trước, vợ tôi cho biết cuộc sống chung đã quá ngột ngạt, cô ấy chỉ đợi con lớn là sẽ...