Vợ mất vai trò ‘tay hòm chìa khóa’ trong gia đình trẻ
Nững đôi kết hôn ít nhất 20 năm thường để vợ quản lý tất cả thu chi trong gia đình. Song nhiều cặp vợ chồng trẻ lại thích cách ai giữ tiền nấy và thống nhất trong chi tiêu.
Vừa đón đám cưới vàng kỷ niệm 50 năm ngày cưới, bà giáo Hường (72 tuổi) cho biết một trong những bí quyết khiến vợ chồng bà vẫn trìu mến gọi nhau là anh -em, vẫn lãng mạn làm thơ tình tặng nhau là bởi chồng chẳng bao giờ quan tâm đến việc chi tiêu trong nhà. Làm được bao nhiêu lương, ông đưa về cho vợ tất và để bà quyết định tất cả mọi chi tiêu.
Vợ giữ tất cả lương vợ chồng, tự quyết việc ăn mặc, chi tiêu hàng ngày cho gia đình cũng là kinh nghiệm quản lý quản tài chính suốt 28 năm qua của bà Trần Thị Kim Lan, cán bộ hưu trí quận 5. Muốn mua sắm một món đồ nào đó, bà đều bàn bạc với chồng. Chính nhờ tiền được quy về một mối mà gia đình bà đã có thể mua được căn nhà trả góp trong 8 năm, cuộc sống gia đình trên dưới thuận thảo, con cái thành đạt. Bà cho rằng, chồng phải tin tưởng thì mới để vợ giữ tiền, vì thế vợ càng phải chi tiêu thế nào cho xứng đáng với sự tin tưởng ấy. Tín nhiệm khả năng quản lý chi tiêu của mẹ, giờ đây cậu con trai 26 tuổi đi làm về cũng đưa lương cho bà giữ.
Ảnh minh họa
Cuộc hôn nhân trải qua cả ba thời kỳ bao cấp, quá độ và đổi mới, vợ chồng bà Nguyễn Thị Sâm (cán bộ hưu trí, quận 5) cũng thống nhất quan điểm lương thưởng bao nhiêu, chồng mang hết về cho vợ. Đến bây giờ, bà vẫn còn nhớ rõ mức lương ngày mới cưới, chồng đưa vợ là 51 đồng, 6 hào. Khi đó ông là một thượng sĩ trong quân đội, đi từ đơn vị về nhà khá tốn kém. Vợ chồng bà sống cùng bố mẹ chồng ở quê, đất rộng nhưng lại không tạo ra thành quả kinh tế. Thời kỳ khó khăn rồi cũng qua đi nhờ vợ chồng cùng có trách nhiệm với gia đình. Cầm tiền trong tay nhưng bà không phân biệt đối xử nội ngoại, bên nào khó khăn thì giúp. Gần 40 năm trong hôn nhân, thỉnh thoảng vợ chồng bà cũng cãi nhau nhưng toàn vì các vấn đề thời sự xã hội, còn tiền bạc thì chưa bao giờ là vấn đề khiến họ phải mâu thuẫn.
Chia sẻ tại tọa đàm về kinh nghiệm chi tiêu trong gia đình nhân dịp 20/10, nếu những người lớn tuổi đánh giá cao phương án vợ giữ tiền để “dễ thống nhất trong chi tiêu, tránh tình trạng vung tay quá trán của các ông chồng; thì các cặp đôi trẻ tuổi nhận lương qua thẻ ATM lại thích chọn cách vợ chồng tự giữ tiền và lập một tài khoản chung.
Vợ chồng anh Nguyễn Ngọc Tú mới kết hôn được hai năm và chưa có con, rất hài lòng với phương án 3 tài khoản trong nhà. Chồng là kiến trúc sư, vợ làm ở một cơ quan nhà nước, cả hai đều có lương và độc lập tự chủ về kinh tế. Cả hai tự quản lý tài chính của bản thân nhưng luôn công khai thu nhập với nhau. Họ mở một quỹ chung để phục vụ cho các khoản chi tiêu trong gia đình, không cào bằng mà tùy thuộc vào mức thu nhập của mỗi người. Thời kỳ mới “góp gạo thổi cơm chung”, hai vợ chồng chưa quen với việc đóng góp nên đã cùng nhau ghi chép những chi phí hàng ngày để cuối tháng có được một con số tương đối. Ngoài những khoản chi tiêu hàng ngày, với những món chi phát sinh bất ngờ, vợ chồng đều bàn bạc và thống nhất với nhau trước khi quyết định xuất quỹ.
Video đang HOT
Chưa kết hôn nhưng đôi bạn trẻ Giang (27 tuổi) và Mai Hằng cũng đã có những suy nghĩ về vấn đề tài chính trong gia đình. Cả hai đều đồng ý vợ chồng nên thống nhất các khoản chi tiêu với nhau. Cô gái quan niệm phụ nữ hiện đại nên độc lập về tài chính, có một khoản tiền để dành nhất định trước khi nghĩ đến việc lập gia đình. Khi kết hôn, vợ chồng tự chủ về tài chính, mỗi người vẫn giữ một khoản riêng và có một khoản chung cho gia đình nhỏ của mình. Chàng trai bổ sung thêm, khoản chung ấy nên do người vợ nắm giữ vì đàn ông thường chi tiêu thoáng hơn phụ nữ, phụ nữ tiêu pha có tính toán hơn.
Thạc sĩ Hà Trung Thành (giảng viên trường Cán bộ TP HCM) nhận xét, trong các gia đình truyền thống, các ông chồng đa số đưa hết lương về cho vợ. Bản thân gia đình ông cũng vậy. Ông đưa thẻ ATM lương cho vợ giữ và ông cảm thấy vui vì điều đó. Chuyên gia tâm lý Lý Thị Mai vẫn nhớ, trong một buổi chia sẻ cách đây hơn 10 năm, tất cả những người tham dự đều ủng hộ việc vợ giữ tiền trong nhà. Tuy nhiên, khi xã hội thay đổi, người lao động không nhận lương bằng tiền mặt mà chuyển sang thẻ ATM, thế hệ trẻ tiếp nhận văn hóa phương Tây nên mô hình nhiều tài khoản trong gia đình được áp dụng nhiều hơn.
Cả chuyên gia tâm lý Lý Thị Mai và thạc sĩ Hà Trung Thành đều cho rằng, gia đình một quỹ, hai quỹ, hay bao nhiêu quỹ không quan trọng, ai giữ tiền không quan trọng (điều đó tùy thuộc vào tính cách từng người) mà quan trọng là vợ chồng biết cách chi tiêu hợp lý. Chi tiêu như thế nào là hợp lý thực ra rất khó áp dụng kinh nghiệm của gia đình này cho gia đình kia, bởi mỗi gia đình một hoàn cảnh, không gia đình nào giống gia đình nào nhưng chắc chắn chi tiêu hợp lý sẽ giúp gia đình có được sự tích lũy. Những quỹ để dành là rất cần cho cuộc sống của mỗi con người, những việc hậu sự sau này, ốm đau bệnh tật bất ngờ. Chi tiêu hợp lý cũng giúp vợ chồng vượt được qua những giai đoạn khó khăn của cuộc sống.
Theo thạc sĩ Hà Trung Thành cho rằng, để chi tiêu hợp lý, vợ chồng cần có sự thống nhất về mục tiêu, về kế hoạch chi tiêu (ví dụ năm nay sẽ mua nhà, năm sau sẽ mua xe…) và thống nhất để giải quyết các vấn đề phát sinh như nhà bỗng dưng dột cần phải sửa. Cơ sở để thống nhất chính là sự tin tưởng nhau, là tình nghĩa vợ chồng, là tinh thần trách nhiệm với gia đình, là sự công khai và minh bạch. Nếu chồng giấu vợ đưa tiền về gia đình mình, người vợ hiền có thể không nói gì nhưng cô ấy sẽ cảm thấy không được tôn trọng, sẽ thấy ức, rồi sau đó lại cũng giấu tiền chồng để đưa về nhà mình.
Không hài lòng với bạn đời trong vấn đề tài chính là một lý do khiến vợ chồng chị Thúy Hằng đã ly hôn, còn hôn nhân của chị Hoa cũng đang bên bờ vực thẳm. Chị Hằng kinh doanh, chồng làm giáo viên, suốt thời gian chung sống, chồng không nói cho vợ biết về thu nhập của mình, không đưa tiền cho vợ. Bây giờ, anh chị chính thức đường ai người nấy đi.
Còn chị Hoa thì từng mắc lỗi không công khai thu nhập cho chồng biết. Anh chị kết hôn được 4 năm. Khi mới cưới, lương anh 5 triệu, lương của chị 4 triệu đồng. Chị nhận việc về làm thêm nên thu nhập nhiều hơn chồng nhưng chị không nói cho anh biết. Lúc đó, mẹ chồng hỗ trợ tiền điện nước nên chị có thể để dành tiền làm thêm. Đến khi sinh con, nghỉ việc, chị lấy tiền để dành tiêu. Bây giờ, lương anh tăng lên 12 triệu, gia đình lúc nào cũng thiếu tiền. Anh thắc mắc phải chăng chị mang tiền về cho nhà ngoại mà không biết rằng bây giờ thu nhập của vợ giảm do phải chăm con, không làm thêm được nữa, mẹ chồng nghỉ hưu cũng không hỗ trợ tiền điện nước nữa. Tất cả các khoản chi tiêu hàng ngày chị đều ghi vào quyển sổ, để công khai nhưng chồng chị không bao giờ đọc.
Chuyên gia Lý Thị Mai cho rằng, đàn ông không thích phụ nữ nói nhiều, nhưng phụ nữ nên biết gia đình mình có bao nhiêu tiền. Vợ ghi chép chi tiêu chưa chắc chồng đã đọc, nhưng người vợ vẫn nên giúp chồng hiểu được các khoản chi trong nhà, giúp con hiểu được mẹ phải chi tiêu như thế nào.
Bà Mai gợi ý, có thể trong lúc cả nhà vui vẻ buổi tối, người vợ chơi trò chia tiền với con: Khoản này phải dành riêng đóng tiền học cho con, khoản này để trả tiền điện nước, khoản này mua thức ăn…., chồng ngồi đó sẽ không thể thờ ơ. “Vợ chồng là chung, con cái là chung, tất cả là chung… thì tại sao tiền lại riêng?”, chuyên gia nhấn mạnh.
Theo VNE
Chiêu bắt quả tang chồng ngoại tình
Nghe Mai truyền lại "tuyệt chiêu" bắt quả tang chồng ngoại tình, mà không làm rùm beng hay chồng mất mặt và sau đó chồng còn tình nguyện tự thú trước bình minh mọi chuyện khiến tôi không thể không "tâm phục khẩu phục" cô bạn thân.
Yêu từ thời cấp ba và cưới sau khi có việc làm ổn định lúc đã tốt nghiệp đại học nên cuộc sống của vợ chồng Mai- Thành khá thoải mái, hạnh phúc.
Tuy có gia đình nhưng hai người vẫn như độc thân. Mai chẳng sợ anh chồng đẹp trai, có chút quyền (Thành làm phó phòng kinh doanh một công ty phần mềm) bị các cô trẻ đẹp vây quanh. Còn Thành cũng chẳng ngại cô vợ duyên dáng, thông minh và dí dỏm trao nhiều nụ cười, cái liếc mắt lúng liếng cho các đồng nghiệp nam. Nói chung, hai vợ chồng tự do hoàn toàn trong thời gian ở công sở, không điện thoại kiểm soát, không phải đưa đón vợ đi làm, không ghen tuông, nghi ngờ. Nhưng về nhà hay ngày cuối tuần thì vợ chồng quăng hết việc một bên, cùng nấu ăn, cùng làm việc nhà và đi xem phim, uống cà phê như những đôi mới yêu nhau.
Cuộc sống "tình nhân" của Mai - Thành chỉ gián đoạn khi Mai sinh con đầu lòng. Mai bù đầu bù cổ với cậu con trai bé bỏng hay thức đêm, ngủ ngày và thế giới của Mai thu hẹp lại chỉ còn mình con trai. Thậm chí, Mai nghỉ việc để ở nhà trông con.
Cho đến một ngày, khi con trai vừa qua 1 tuổi. Mai bắt đầu dành chút thời gian cho bản thân và "ngó nghiêng" chồng. Lúc này, Mai chợt nhận ra, từ lâu hai người đã không còn chia sẻ chuyện trên trời dưới đất như trước kia, có chăng chỉ là nói chuyện về con. Và Mai cũng giật mình nhận ra: từ khi nào chồng đã đặt pass của điện thoại; sao về nhà chồng cũng hí hoáy "8,9" với ai đó và sao chồng luôn giữ điện thoại bên mình- kể cả lúc đi tắm. Mai hồn nhiên hỏi thì chồng giải thích: "Sếp anh đi công tác ở Mỹ 3 tháng, nên thời gian này anh quản công việc, phải ôm điện thoại để lính có hỏi gì thì anh giải quyết liền và sếp cần báo cáo, hỏi thăm công việc thì cũng có ngay".
Nghe chồng giải thích vậy Mai cũng bán tín bán nghi. Rồi một đêm nọ, nhân lúc Thành đang say giấc, Mai lén lấy điện thoại chồng tìm cách mở pass, sau một hồi "vật lộn" với mớ ngày kỉ niệm tình yêu, sinh nhật... nàng cũng tìm được pass là... địa chỉ công ty của chồng. Mở nhật ký cuộc gọi, Mai tìm thấy 1 số máy di động mà chồng không lưu tên có số lần gọi/ nhận rất nhiều (có ngày qua lại cả 10 cuộc), đặc biệt mới nhất là nửa tiếng trước khi Thành ngủ. "Tất nhiên, mình nghi ngờ và nghĩ đó là số máy nhân tình của chồng. Vì thế, lưu lại số máy đó ngay" - Mai nói.
Suốt đêm đó, Mai không ngủ được, đầu cô quay cuồng với những suy nghĩ, hình ảnh chồng tình tứ, thân mật với cô gái lạ. Và Mai lên "sách lược" bắt quả tang và kéo chồng trở về.
Do không có nhiều bằng chứng ngoại tình, sợ nói ra chồng sẽ chối phăng, còn quay ngược quy chụp vợ "ghen tuông vớ vẩn". Vì vậy, Mai không muốn "bứt dây động rừng" và Mai muốn để chồng "tự sa lưới". Nghĩ là làm, một ngày cuối tuần như bao lần khác, chồng Mai lại bảo đi cà phê với bạn, sẳn bàn công việc. Chồng vừa ra khỏi nhà, Mai dùng ngay một sim điện thoại rác để gọi số máy lạ mà Mai nghi ngờ nhân tình của chồng.
Nhớ về kế hoạch tuyệt hảo của mình, Mai cười bảo: "Tất nhiên, mình chẳng dại gì mà cho cô ta biết mình là vợ của ông Thành mà cô ta đang cặp bồ. Mình xưng là nhân viên tiếp thị của hãng bánh ngọt X, hiện công ty mình đang có chương trình tặng hàng cho khách dùng thử. Cô ta chẳng nghi ngờ và mình dễ dàng có được địa chỉ, tên tuổi của cô ta. Cô ta tên Phượng, ở quận 2. Mình cũng nói là cần những thông tin cụ thể ấy để chuyển quà tặng. Nói vậy thôi, chứ mới nghe giọng bên kia là phụ nữ, tay chân mình bủn rủn, tim như ai bóp nghẹt".
Vì đã có thông tin về nhân tình của chồng, nên ngay sáng ấy, Mai âm thầm đến địa chỉ trên tìm hiểu về nhân tình của chồng và tìm chồng. Ngôi nhà đóng cửa thin thít. Cũng chẳng có xe hay dấu vết gì của chồng. Đến 11g trưa, cửa xịch mở, một phụ nữ trông lớn hơn Mai vài tuổi mở cửa và ngay cạnh đó là Thành- chồng Mai đang lúi húi dẫn xe ra. Và trước khi chồng nổ máy xe, cô gái nhoài người hôn Thành và anh cũng ngọt ngào đáp trả. Cảnh này làm Mai chỉ muốn xông tới, la lên cho cả thiên hạ biết kẻ ngoại tình, kẻ giựt chồng và cấu xé hai người cho hả cơn giận. Nhưng nghĩ đến con, đến thể diện của mình và của chồng nên Mai cố giữ bình tĩnh, cố nghĩ ra cách để chồng tỉnh giấc quay về.
Chủ nhật tuần sau, chồng Mai lại bảo đi uống cà phê. Mai biết tỏng là chồng lại đến nhà nhân tình. "Khoảng 10g, mình dùng số lạ gọi cho Phượng- xưng là lính của anh Thành có việc gấp cần gặp anh. Ban đầu, nhân tình của chồng ấp úng, như muốn chối không quen biết anh Thành. Song mình tấn công luôn, không để cô ta có thời gian suy nghĩ, mình bảo có trục trặc liên quan đến hợp đồng làm ăn hàng tỉ đồng, nên cần xin ý kiến ngay. Nghe gấp bách vậy, cô ta đưa máy cho chồng mình. Chồng vừa nghe máy, mình nhỏ nhẹ nói: "Anh uống cà phê xong chưa, sắp về chưa?"
Nói về độc chiêu bắt quả tang này, Mai kể tiếp: "Khi nghe tiếng tôi, anh ú ớ bất ngờ vài giây giây ấp úng bảo: "Ừ, anh về liền đây". Tuy không thấy mặt chồng khi đó, nhưng mình có thể hình dung ra anh hoảng hốt và lo lắng thế nào khi mình lại biết số của nhân tình và biết anh đang đến nhà cô ta". Hôm ấy, Mai chẳng phải đợi chờ lâu, chỉ 20 phút sau cuộc gọi "đánh úp" ấy, chồng Mai đã có mặt tại nhà. Và chẳng cần phải gạn hỏi, điều tra một câu hỏi nào, vừa về đến nhà, chồng Mai đã xin lỗi vợ và tự thú tất cả. Anh kể, đó là em họ của một người bạn thân, hay nhờ anh đến sửa máy tính và trong lúc Mai "bỏ quên" chồng khi sinh con thì anh hay tâm sự, trò chuyện với cô này và đã đi "lạc đường".
Mai đã cho chồng một cơ hội dù thật lòng Mai chẳng biết chồng có cắt đứt hẳn như anh đã hứa không, nhưng đến nay đã hơn 1 năm, chồng Mai chưa có dấu hiệu "tái phạm" và có một kết quả rõ ràng là anh rất nể vợ- nhất là chị đã không làm ầm ỉ, chì chiết anh và làm anh mất mặt dù lỗi ở anh mười mươi.
Vậy đấy, trị tội ngoại tình của chồng chẳng phải đi đánh ghen hay bắt tại trận, mà đôi khi sự nhẹ nhàng, tinh tế và lòng vị tha của người vợ sẽ là phương thuốc đặc trị- tuy nhiên, như nhân vật chính là Mai nói: "Khi ghen, mỗi người mỗi kiểu, mềm mại hay đanh đá đều có những hiệu quả hay bất lợi riêng. Nhưng điều cốt lõi là phải tùy "đối tượng" và hiểu chồng mà có sách lược phù hợp".
Theo VNE
Vợ yêu thương thái quá Cứ thấy cái gì đẹp, tốt là chị mang về, cố gắng "trang bị" cho người chị yêu thương, chẳng cần biết họ có vui, có thích, có hợp không. Càng nghĩ, chị càng thấy cái câu "làm ơn mắc oán" sao cứ vận vào mình. Mỗi lần chị ngồi ngẩn ngơ với cái ý nghĩ đó, anh đi ngang, thòng một câu:...