Vợ mất, tôi phải giả gái làm mẹ của con gái
Không biết tôi phải giả gái nên con gái tôi thường hỏi: “ Sao mẹ không có nhà vào buổi sáng” hay “Bố đi đâu vào buổi tối thế ạ, bố không ngủ hả mẹ?”. Tôi nói dối con rằng ban ngày mẹ phải đi làm, còn buổi tối bố đi trực.
Cách đây 4 năm, vợ tôi qua đời vì một tai nạn giao thông khi con gái vừa tròn 3 tháng tuổi. Nỗi đau mất vợ in sâu vào trong tim tôi, tôi tự hứa với vợ sẽ chăm sóc cho con gái thật tốt. Lúc đó con còn quá nhỏ, chưa hiểu nỗi mất mát người thân là thế nào.
Khi vợ tôi mới mất, cuộc sống của tôi như đảo lộn. Mỗi tối là 1 cuộc chiến của hai cha con khi con cứ quấy khóc liên tục vì thiếu hơi ấm của mẹ. Mẹ tôi phải bỏ hết mọi việc ở quê ra chăm sóc cháu giúp tôi. Dù rất đau đớn vì sự ra đi đột ngột của vợ, dù rất mệt mỏi khi kiêm hết việc nhà lại kiêm việc làm mẹ của con nhưng tôi vẫn phải vực mình dậy để lo cho con nhiều hơn.
Đến khi con được 9 tháng tuổi, thì mẹ tôi phải về quê. Tôi phải cho chấu đi gửi trẻ. Hàng ngày, tôi chở con tới một nhà trẻ gần công ty, chiều lại bế con về. Mẹ khuyên tôi thuê cô trông trẻ tại nhà, nhưng tôi từ chối. Vợ tôi vừa mất, tôi không muốn có bước chân của bất kỳ một người phụ nữ nào bước vào căn nhà của vợ chồng tôi. Huống chi, tôi có thể chăm sóc con được. Bên cạnh đó, mỗi tuần tôi thường ghi lại rất nhiều khoảnh khắc của con vào một cuốn album nhật ký mà tôi viết cho vợ.
Thời gian vùn vụt trôi, đến khi con tôi biết đi và học nói, tôi mới nhận ra, con toàn bắt chước tôi từ dáng đi đến hành động nam tính, mạnh mẽ. Con thường nhảy xổ vào chỗ tôi làm việc để bấm chuột, đập phá bàn phím hoặc xé tung những con thú nhồi bông nhỏ. Con thường thể hiện bất mãn bằng cách la hét, hét đến mức khàn cổ như một thằng con trai.
Con cũng không thích mặc váy đầm, thường giằng xé váy áo vì nó cảm thấy vướng víu, khó chịu. Nhưng câu đầu tiên con nói không phải là ba hay bà, mà là mẹ. Điều này khiến tôi rất xúc động và ngạc nhiên. Bởi từ ngày vợ mất, lâu rồi không nghe thấy tiếng mẹ. Trừ khi thỉnh thoảng tôi gọi điện nói chuyện với mẹ đẻ hoặc mẹ vợ.
Tôi đã suy nghĩ rất nhiều và cuối cùng quyết định sẽ đóng vai một người mẹ để dạy con dịu dàng và “nữ tính”. Tôi học hỏi rất nhiều điều từ trên mạng. Tôi mua sách kỹ năng dạy con và đọc gần như thuộc lòng. Cuối cùng, tôi lục lại tủ đồ của vợ để tìm váy bầu và đặt mua một bộ tóc giả trên mạng.
Hàng ngày, mỗi khi ở nhà, tôi đều cạo râu, mặc váy, đội tóc giả, thậm chí tô chút son môi để trông giống phụ nữ nhất có thể. Mới đầu nhìn thấy tôi, con gái khóc thét lên vì tưởng người lạ. Tôi phải vừa ôm con vừa dỗ “Mẹ đây, mẹ đây mà, con ngoan nào”. Một tuần sau, con mới chịu chấp nhận “người mẹ là tôi” xuất hiện buổi tối và biến mất vào buổi sáng sớm.
Vì buổi sáng tôi phải đi làm, nên trước khi ra cửa, tôi lại phải lén đi thay đồ nam. Bế con gửi nhà trẻ, buổi chiều trở về nhà, tôi lại trốn con đi thay đồ nữ. Sau đó nấu cơm, tắm cho con, cho con ăn, chơi với con rồi ru con ngủ. Mỗi khi đóng giả mẹ nó, tôi cố gắng nói nhẹ nhàng, cử chỉ thật dịu dàng để con học theo.
Trong khi ban ngày, tôi phải thể hiện thật mạnh mẽ để con phân biệt được sự khác nhau của bố và mẹ. Tôi kiên nhẫn mặc váy hoa để con không còn ghét những bộ váy nữa. Tôi mua rất nhiều búp bê, thỏ bông về và thường dạy con chơi với chúng, cưng nựng chúng như mẹ cưng con vậy.
Video đang HOT
Tôi bỏ hết mọi sở thích sưu tầm các loại bóng chày, bóng ném, trò chơi game… trước kia, thay vào đó là trang hoàng nhà như vương quốc của một công chúa. Tôi thay thế những chai rượu trong tủ bằng búp bê đáng yêu. Tôi bỏ sở thích xem bóng đá rồi dành thời gian kiên nhẫn ngồi xem hoạt hình với con. Tôi muốn con không cảm thấy thiếu vắng mẹ hay bố.
Những ngày con bị ốm, tôi thất thểu trông con trong viện. Tôi rơi nước mắt khi con khóc gọi mẹ mà chỉ được gặp bố. Bà ngoại dỗ con cũng không nghe. Vì thế, tôi phải mang theo váy và tóc giả vào viện, chờ đến đêm khi những người khác ngủ thì mặc vào để dỗ con. Trong cơn sốt, con luôn ôm chặt tôi.
Ngày qua ngày, con tôi đã hơn 3 tuổi, bắt đầu hỏi tôi nhiều thứ. Và có rất nhiều câu con hỏi tôi không biết phải trả lời như thế nào như: “Sao mẹ không có nhà vào buổi sáng” hay “Bố đi đâu vào buổi tối thế ạ, bố không ngủ hả mẹ?”. Tôi nói dối con rằng ban ngày mẹ phải đi làm, còn buổi tối thì bố đi trực. Vì thế mà bố mẹ không thể cùng lúc ở bên con được. Tôi hỏi con có buồn không? Con ngân ngấn nước mắt chực rơi nhưng vẫn lắc đầu nói không buồn.
Có lần con hỏi tôi: “Mẹ ơi, sao mẹ các bạn con không có lông chân mà chân mẹ lại có”. Tôi không biết trả lời sao, đành mua tất đi vào mặc dù ngày hè nóng nực. Hay có lần ngủ quên, sáng ra chưa kịp trang hoàng lại thì con gái đã dậy trước, chỉ vào mớ tóc giả bên cạnh. Con nói “Mẹ rơi mất tóc rồi kìa!”. Sau đó còn rất lịch sự đưa lại cho tôi khiến tôi dở khóc dở cười.
Giờ, bé đã hơn 4 tuổi, nghe được bạn khác nói mình không có mẹ. Con đánh nhau với bạn rồi tức tối nhờ cô giáo gọi điện bảo mẹ đến đón con. Nhận được điện thoại của cô giáo, tôi vội vã đến lớp. Con không nghe tôi, khóc váng lên nằng nặc đòi mẹ đến. Tôi dỗ dành mãi, cuối cùng phải nói dối con rằng mẹ đang chờ ở nhà, mai mẹ sẽ đưa con đến trường. Con mới chịu về.
Sáng hôm sau, tôi trang điểm giả gái làm mẹ con tôi, cố gắng làm mình giống nữ nhất có thể. Sau đó mặc một chiếc váy hoa mới mua, đội tóc giả. Ngắm đi ngắm lại trước gương và thầm hy vọng không có bất kỳ người quen nào nhận ra tôi.
Vì trang điểm giả gái nên tôi đeo khẩu trang và mắt kính, dẫn con đi thẳng vào lớp. Tôi biết xung quanh có rất nhiều phụ huynh và giáo viên nhìn theo, nhưng tôi bất chấp tất cả vì con. Tôi gật đầu chào cô giáo của con, nhưng không dám tháo khẩu trang và kính ra. Trong khi con rất vui, gọi oang oang các bạn trong lớp ra nhìn mặt mẹ nó.
Tôi còn nghe thấy tụi nhóc chế nhạo điều gì đó thì con tôi lập tức bênh vực “Mẹ tớ đẹp lắm!”. Sau đó chúng bắt đầu cãi cọ và cô giáo phải ra can. Tôi vội vã rút lui khỏi hiện trường, chạy về nhà thay đồ rồi mới đi làm.
Từ ngày đó, tôi biết con gái đã lớn và nhận thức được rất nhiều điều. Tôi không biết mình có thể nói dối con đến bao giờ. Tôi rất lo một ngày nào đó con biết sự thật nó sẽ nghĩ rằng tôi là kẻ nói dối. Tôi nên làm như thế nào để nói cho con hiểu mẹ đã qua đời và hiện tại con chỉ có bố thôi?
Theo Nhipsongphunu
Cuộc đời tôi trở nên bi kịch sau khi lấy chồng
Tôi từ bỏ cơ hội làm việc ở quê, theo anh về làm dâu cùng đứa con trong bụng. Chuỗi ngày toàn là bi kịch của tôi cũng bắt đầu.
Tốt nghiệp đại học xong, tôi xin vào làm lễ tân trong một nhà hàng ăn, tranh thủ thời gian chờ đợi xin việc ở quê. Trong thời gian làm việc, tôi quen với anh trong một lần anh đến đặt bàn cho cơ quan. Anh là nhân viên của công ty môi trường, đô thị.
Ban đầu cũng chỉ lấy số điện thoại để tiện liên lạc công việc, nhưng dần dần, anh chủ động trò chuyện với tôi nhiều hơn. Lâu dần, thành thói quen, ngày nào không nói chuyện tôi và anh đều thấy trống vắng.
Đang trong tâm trạng chán nản vì công việc chưa đâu vào đâu, rồi khủng hoảng của giai đoạn mới tốt nghiệp, có người quan tâm, tôi dễ bị xao lòng. Tôi và anh nhanh chóng yêu nhau sau đó không lâu. Thú thực, tôi không hề nghĩ chuyện lâu dài cho mối quan hệ này. Bởi n hà anh ở ngoại thành Hà Nội, còn tôi xin việc ở nhà cách đó hơn 400km.
Yêu nhau được gần 5 tháng thì chúng tôi bắt đầu gần gũi, cả 2 đều không phải lần đầu của nhau nên chuyện ấy đối với chúng tôi hết sức nhẹ nhàng. Tôi và anh đều tự nguyện, không có ý định ràng buộc gì nhau.
Cũng đúng thời này, cơ quan tôi gửi hồ sơ xin việc liên hệ gọi tôi về thử việc. Tôi mừng lắm, dù sao xin được công việc nhà nước, lại gần nhà vẫn cứ hơn. Còn chuyện tình cảm, thú thực, tôi có yêu anh, nhưng không quá sâu đậm, tôi nghĩ sau này xa nhau rồi sẽ lãng quên thôi. Nhưng thật không ngờ, tôi phát hiện ra mình có thai với anh. Lúc này, trong lòng tôi thấy khó xử vô cùng, 1 bên là công việc, 1 bên là đứa con. Tôi không biết xoay sở ra sao.
Tôi nói chuyện với anh, anh bảo tôi có con rồi thì cưới. Tôi suy nghĩ mãi, tôi không đủ dũng cảm bỏ đi đứa trẻ trong bụng. Cuối cùng đành chấp nhận cưới anh, như thế cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận bỏ dở công việc ở quê.
Khi tôi báo tin cho bố mẹ ở quê, khỏi phải nói bố mẹ tôi giận dữ đến mức nào. Nhưng cuối cùng cũng đành chấp nhận. Thủ tục gặp mặt gia đình diễn ra gấp rút, hơn 1 tháng sau chúng tôi tổ chức đám cưới.
Trong thời gian yêu nhau, thú thực tôi còn chưa nắm hết được các thông tin về anh. Ngày cưới cũng mới là lần thứ 2 tôi về nhà anh, sau lần đầu về gặp bố mẹ anh và xin cưới.
Vì bầu bí nên cưới về tôi chỉ ở nhà cơm nước, nội trợ. Chồng tôi vẫn đi làm, cứ sáng đi, tối về. Nhà chồng tôi nhỏ lắm, lại còn 2 cô em nữa nên phòng tân hôn của 2 vợ chồng tôi phải dùng lại phòng của cô em út, căn phòng vỏn vẹn chưa đầy 15 mét vuông. Mùa này lạnh còn đỡ, chứ đến mùa hè nóng không sống nổi.
Lấy nhau về tôi mới biết thu nhập của chồng, vì chỉ là nhân viên làng nhàng nên lương anh chưa đầy 5 triệu. Chưa kể tiền xăng xe đi lại, ăn uống, nước nôi, lại còn nuôi vợ, vợ chồng tôi lúc nào cũng phải dè xẻn, chắt bóp từng đồng.
Nhưng điều khiến tôi lo nghĩ nhiều nhất khi về làm dâu, đó là thái độ của mẹ chồng. Mẹ chồng không hề thích tôi, ngay từ lần đầu gặp mặt. Có lần, bà còn nói thẳng: "Không dưng rước vợ về nuôi báo cô, thân mình còn chưa xong, đúng là vô phước". Thời gian đầu, vợ chồng tôi vẫn ăn chung với bố mẹ chồng và 2 em cô, nhưng được một thời gian sau, mẹ chồng tỏ ra khó chịu, nhiều bữa vừa ăn mà tôi vừa ứa nước mắt vì tủi thân. Mẹ anh bảo, miệng ăn núi lở, cứ ăn không ngồi rồi thì cơm gạo đâu mà nuôi được.
Sau đó không lâu, trong bữa cơm tối, mẹ chồng tôi nói, từ giờ mỗi tháng 2 vợ chồng tôi phải đóng góp tiền ăn cho bà. Vì chồng tôi không ăn trưa ở nhà, nên mỗi tháng chỉ cần đưa cho bà 2 triệu.
Mẹ chồng nói 2 triệu mà nhẹ như bẫng vậy, trong khi con trai bà lương chưa tròn 5 triệu. Thế là từ tháng đó, đầu tháng chồng phải đưa 2 triệu cho mẹ, lương anh chỉ còn gần 3 triệu, với số tiền đó, chắc chắn không thể đủ để anh ăn uống và lo những chi phí phát sinh khác. Để tiết kiệm, buổi sáng tôi đành dậy sớm nấu cơm cho vào cặp lồng để chồng mang đi, nhiều lúc nghĩ thấy tủi cực vô cùng.
Còn nhiều những xích mích nữa mà tôi không thể kể hết ở đây, cành ngày tôi càng chán nản, càng thất vọng và hối hận.
Cũng từ dạo đấy, chồng tôi sinh ra bất mãn, anh hay cáu kỉnh, bực bội vô cớ, tôi biết anh chịu nhiều áp lực, hơn nữa tôi cũng không có tư cách gì mà nói nên đành câm nín. Có buồn lắm cũng chỉ biết giấu nước mắt vào trong.
Hôm trước mẹ chồng và chồng tôi có xích mích, vì không kiểm chế được anh đã to tiếng với mẹ, bảo bà không biết thương con thương cháu. Mẹ chồng được đà khóc bù lu bù loa lên, bảo anh là đồ bất hiếu, bà nuôi anh ngần ấy năm để giờ anh báo hiếu như vậy đấy. Tôi can không được, mẹ chồng chửi luôn cả tôi, bà bảo tất cả là do tôi, đúng là ăn hại, không được tích sự gì. Tôi nghe mẹ chồng mắng mà òa khóc nức nở.
Chồng tôi càng điên hơn, anh cầm bình hoa trong góc nhà đập vỡ tan tành, nhìn anh bất lực mà tôi vừa thương vừa sợ hãi cực độ. Anh kéo thẳng tay tôi lên phòng, rồi quay lai nói với mẹ chồng tôi: "Nếu thế để vợ chồng con đi, con không làm phiền đến mẹ nữa". Mẹ chồng cũng chẳng vừa, bà to tiếng: "Đi đâu được thì cứ đi, tao không có ngữ con cái như chúng mày, đi mà tự nuôi nhau xem được mấy bữa".
Chồng thuê một phòng trọ nhỏ, bảo trước mắt cứ ở đây, anh sẽ cố làm thêm để kiếm thêm tiền trang trải, bao giờ mẹ nguôi rồi anh sẽ về xin lỗi. Dù sao bố mẹ cũng có mình anh là con trai, anh không bỏ ông bà được. Tôi nghe chồng mà thấy thương anh quá, tất cả đều do tôi, giờ tôi thấy chán chường lắm, chẳng biết làm thế nào cho đúng nữa.
Theo Tintuc
Đừng trói phụ nữ vào cái bếp Có cùng chia sẻ việc nhà thì cả nhà mới có điều kiện chia sẻ tâm tình, mới thấu hiểu nỗi vất vả của bố mẹ và mới biết yêu thương nhau. Là một người tích cực ủng hộ bình đẳng giới, phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Hoàng Ánh lại cho rằng nội trợ không hẳn là chuyện bình đẳng nam nữ,...