Vở Mai Hắc Đế gây tiếng vang trong đêm đầu công diễn
Vở diễn đặt trong bối cảnh không gian lịch sử thế kỷ 8, hấp dẫn khán giả thông qua những lát cắt thi vị về cuộc đời người anh hùng dân tộc, vị vua tài danh Mai Hắc Đế.
Vở cải lương ‘Mai Hắc Đế’ vừa chính thức trình diễn tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ (Đống Đa, Hà Nội) tối 27/1 thu hút 1000 khán giả tới xem.
Vở diễn do PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ viết kịch bản, nghệ sĩ Triệu Trung Kiên đạo diễn. Nội dung tái hiện xuyên suốt chân dung nhân vật lịch sử Mai Thúc Loan (tức Mai Hắc Đế) từ thủa nhỏ cho đến khi trở thành anh hùng đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường. Ông đã tổ chức cuộc khởi nghĩa Hoan Châu và mang đến 10 năm độc lập dưới thời Bắc thuộc cho người Giao Chỉ.
Cảnh Mai Hắc Đế trò chuyện cùng hồn phách của nhà thơ Vương Bột (đời Đường). Đây là sáng tạo độc đáo của tác giả dựa trên việc một số truyền thuyết địa phương về việc Vương Bột bị đắm thuyền chết khi đi thăm bố là thứ sử Giao Châu và được người dân bản địa lập đền thờ tại chính vùng đất Nghệ An.
Hầu hết diễn viên của Nhà hát Cải lương Việt Nam đã được huy động cho vở diễn này (khoảng 150 người).
Vở diễn còn có câu chuyện tình rất thật, rất đẹp và xúc động của chàng trai Mai Thúc Loan với Đinh Thị Ngọc Tô – cô con gái tài sắc vẹn toàn của ông Đinh Thế (cha nuôi của Mai Thúc Loan). Trong đó, những vai chính như Mai Hắc Đế, Đinh Thị Ngọc Tô được giao cho những “giọng ca vàng” của nhà hát như Quang Khải, Minh Lý.
Video đang HOT
Với lượng diễn viên lớn, sử dụng thiết bị hiện đại và thu hút những cái tên có tiếng như họa sĩ Doãn Bằng, nhạc sĩ Trọng Đài, mức kinh phí đầu tư cho vở diễn dự kiến sẽ lên tới vài tỷ đồng kể cả những chuyến lưu diễn sắp tới.
Tác giả Nguyễn Thế Kỷ chia sẻ, “Mai Hắc Đế sống cách chúng ta 13 thế kỷ và có quá ít những tác phẩm về ông. Bởi vậy, tôi muốn khán giả đương đại được dễ dàng tạo điều kiện để cùng biết thêm và chia sẻ những cảm xúc về người anh hùng này”.
Nhìn chung vở cải lương Mai Hắc Đế tập trung phản ánh cuộc khởi nghĩa Hoan Châu và làm nổi bật hình ảnh vị thủ lĩnh. Mai Hắc Đế được xây dựng theo hướng người nông dân bình dị, ý chí kiên cường mà không phải hình ảnh một người lẫm liệt, đao to búa lớn.
Vở diễn gồm 8 cảnh, bao gồm từ khi Mai Thúc Loan chào đời đến khi ông đập tan ách đô hộ của nhà Đường, giành độc lập cho đất nước. Kịch bản tập trung khai thác giai đoạn từ tuổi 20 đến hơn 40 của ông khi cuộc khởi nghĩa Hoan Châu thành công.
Mai Hắc Đế chỉ là một hào trưởng bản địa, đã đứng lên liên kết cả 32 châu ở An Nam, đồng thời kết giao với ba nước lân bang là Lâm Ấp, Chân Lạp, Kim Lân, với lực lượng liên quân thủy – bộ lên tới 40 vạn người.
NSƯT Vương Hà đã lui về hậu trường nhiều năm, bà đã quyết định trở lại để nhận vai Bạch Vân – một vai diễn đòi hỏi tài diễn xuất mới có thể lột tả được nội tâm nhân vật.
Xuất thân từ dân nghèo, bằng tài trí tuyệt vời, Mai Thúc Loan đã đứng lên đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường và bè lũ tay sai tạo nên trang sử oai hùng trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Một hình tượng tôn vinh người phụ nữ Việt khi với hình ảnh nàng Bạch Vân chỉ mặt hỏi tội Quan đô hộ Quang Sở Khách. Nàng đã hiến thân làm thê thiếp kẻ thù để báo hiếu báo quốc, thà chết chứ không chịu nhục mất nước.
Đó cũng là hình ảnh người phụ nữ anh hùng làng Đường Lâm, Phạm Thị Uyển dũng mãnh chiến đấu chống giặc ngoại xâm không thua kém đấng nam nhi.
Cuộc khởi nghĩa thắng lợi vẻ vang, được sự ủng hộ của nhân dân, Mai Thúc Loan xưng Đế, lấy hiệu là Mai Hắc Đế. Sau mỗi tiểu cảnh, các diễn viên luôn nhận được những tràng pháo tay lớn của khán giả. Nhiều ý kiến cho rằng, sau ‘Chuyện tình Khâu Vai’ từ 2013 đến nay mới có một vở cải lương hay và cuốn hút cả về chất lượng nội dung lẫn nghệ thuật.
Vở diễn sẽ được tiếp tục công chiếu trong hai ngày 28 và 29/1 tại nhà hát Âu Cơ (số 8 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội), lưu diễn tại Nghệ An nhân dịp kỷ niệm 1302 năm khởi nghĩa Hoan Châu, vào các ngày 3 và 4/3.
Tác giả Nguyễn Thế Kỷ (vest đen ôm hoa) và đạo diễn Triệu Trung Kiên (bên tay phải của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng) vui mừng sau thành công của buổi biểu biễn. Tác giả cho biết ấp ủ đề tài này từ rất lâu và luôn cảm phục tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước, ý chí giành độc lập tự do, tinh thần tự cường, tự tôn dân tộc của Mai Hắc Đế. Sự thành công của vở diễn sẽ đưa khán giả trở lại gần hơn với các thể loại diễn xướng truyền thống như cải lương đang dần bị lãng quên, nêu cao tinh thần dân tộc và tình yêu tổ quốc.
Theo Zing
Một nghệ sĩ cải lương bị đâm chết
Tối 26.1, hàng trăm người dân hiếu kỳ tập trung tại hiện trường vụ án mạng nghiêm trọng xảy ra ở căn nhà trọ trong hẻm số 39 đường Hưng Phú, phường 10, quận 8, TP.HCM.
Hàng trăm người dân tập trung trước trường tiểu học theo dõi vụ việc
Nhiều nhân chứng cho biết, vào khoảng 20 giờ 30 phút cùng ngày, họ phát hiện một người đàn ông với nhiều vết đâm trên người nằm lõa thể chết trong căn nhà trọ.
Cùng thời điểm này họ còn thấy một người đàn ông là bạn cùng phòng của nạn nhân với vẻ mặt hốt hoảng đang leo lên nóc nhà tháo chạy.
Thấy vậy một số người dân đuổi theo truy bắt, sau khi chạy qua nóc nhiều căn nhà nằm san sát nhau người này leo qua tường của một trường tiểu học gần đó và mất dấu.
Nhận được tin báo, lực lượng chức năng quận 8, Công an TP.HCM có mặt phong tỏa, tiến hành khám nghiệm hiện trường điều tra nguyên nhân.
Sau đó không lâu, người nhà của nạn nhân đến hiện trường. Theo thông tin từ những người này, nạn nhân tên Trình (43 tuổi, ngụ Long An), là một nghệ sĩ cải lương, lấy nghệ danh là Đỗ Linh và vừa dọn về ở chung với người đàn ông (chưa rõ danh tính) không lâu thì xảy ra vụ việc.
Đến 23 giờ 50 phút cùng ngày, thi thể nạn nhân được đưa về nhà xác để tiến hành khám nghiệm tử thi, phục vụ công tác điều tra.
Tin, ảnh: Đức Tiến - Trác Rin
Theo Thanhnien
Hàng chục cảnh sát, kiểm lâm bắt xe khách chở gỗ lậu Phải "viện" đến lực lượng Cảnh sát 113, PC46 và CA Tp Vinh, lực lượng kiểm lâm mới đưa được chiếc xe biển số Lào vận chuyển gỗ lậu về trụ sở để xử lý. Sáng ngày 6/1/2015, tại trụ sở Đội Kiểm lâm cơ động và Phòng chống cháy rừng số 1 - Kiểm lâm Nghệ An, cơ quan chức năng đã...