Vợ lúc nào cũng tiền và tiền
Dường như cô ấy chưa bao giờ hài lòng về những điều mà tôi vun đắp cho gia đình, cô ấy luôn muốn tôi phải cố gắng làm ra nhiều tiền hơn nữa… Tôi bị áp lực kinh khủng vì điều này.
Hôm trước, tôi đi làm về đã là 11 giờ đêm, tôi có kể chuyện với cô ấy về công việc. Tôi nói rằng, có người đề nghị tôi xử lý ổ dữ liệu máy tính… nếu xử lý thành công tôi sẽ được nhận thêm khoảng 1 triệu tiền công, thế nhưng mệt quá tôi đành chịu. Chỉ có vậy mà vợ tôi dỗi hờn, cô ấy còn nói là tôi không cố gắng vun đắp cho gia đình, không chịu đựng vất vả vì vợ vì con.
Ảnh minh họa
Tôi làm trong một công ty phần mềm, cô ấy là một giáo viên mầm non, thu nhập của hai vợ chồng tôi khoảng 16 triệu/1 tháng. Vợ chồng tôi cưới nhau được 4 năm, được sự giúp đỡ của hai bên gia đình, chúng tôi đã có một căn nhà tuy ở hơi xa trung tâm thành phố. Tôi cảm thấy tạm hài lòng về những gì mình đã làm được trong những năm tháng của cuộc hôn nhân thế nhưng với vợ tôi thì hoàn toàn ngược lại.
Video đang HOT
Vợ chồng tôi mọi chuyện đều hợp nhau nhưng riêng chuyện tiền bạc thì không thể tìm được tiếng nói chung. Cô ấy thường xuyên than thở rằng nhà tôi thua kém nhà khác, cô ấy so sánh từ chiếc ti vi đến những đồ đạc lặt vặt trong nhà. Lúc vui vẻ thì cô ấy nịnh tôi rằng “chồng cố lên để mở công ty riêng”, lúc buồn phiền thì cô ấy than thở về số nghèo… Tôi ng Mọi chuyện không chỉ dừng lại là chuyện trong nhà, khi nói chuyện với những người họ hàng hay bạn bè cô ấy cũng thường kêu ca về tôi. Cô ấy nói rằng tôi kiếm được ít tiền, thường xuyên “ tự mãn” và không chịu cố gắng.he rất não nề, rất chán nản.
Tôi thì không cho rằng mình như thế. So với một vài người bạn, công việc của tôi kiếm được nhiều hơn, tôi cũng đã cố gắng làm thêm một số việc để có thu nhập… còn sự hài lòng hay cái mà vợ gọi là “tự mãn” là cách tôi tự an ủi mình để thấy đủ trong cuộc sống, để không bị dằn vặt với khó khăn. Tôi đã nhắc đi nhắc lại điều này với vợ và cảnh báo cô ấy chớ có nói chuyện gia đình với người khác… Tôi nói rất nhiều lần rồi nhưng cô ấy vẫn không chịu nghe và vẫn than thở suốt.
Nhiều năm liền như vậy, có lúc tôi không thể chịu đựng và tự hỏi: Vợ tôi có thực sự yêu tôi hay không? Nếu có tình yêu thì phải lo lắng cho nhau, thương nhau vất vả? Thế nhưng, cô ấy luôn muốn tôi làm ra tiền mà quên đi rằng tôi cần cuộc sống thoải mái, không bị áp lực công việc và có tự trọng đàn ông.
Công việc của tôi dù đều đặn và ổn định nhưng vẫn có lúc bị thua thiệt. Tôi không tìm được sự an ủi nào từ vợ. Tôi chỉ nhận được sự chì chiết, điều đó làm tôi rất buồn. Có lúc tiêu cực, tôi còn nghĩ đến việc ly hôn.
Có phải là phụ nữ thì nhiều người giống vợ tôi hay không? Tôi nên làm gì với vợ mình? Có cách nào để cô ấy bớt hám tiền và coi tiền là trên hết hay không?
Theo Vietnamnet
Báo Nhật: Trung Quốc kiêu ngạo với lịch sử, Vương Nghị tự mãn về Biển Đông
Quốc gia đang bị nghi ngờ hiện nay không phải là Nhật Bản, mà chính là Trung Quốc.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, ảnh: SCMP.
Tờ China Post của Đài Loan ngày 18/3 dẫn bài xã luận ngày 17/3 trên tờ The Yomiuri Shimbun của Nhật Bản bình luận, Trung Quốc đã bộc lộ sự kiêu ngạo với lịch sử nhằm gây sức ép với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong những phát biểu của lãnh đạo cấp cao qua kỳ họp lưỡng hội vừa rồi ở Bắc Kinh. Sau khi kết thúc kỳ họp hàng năm của Quốc hội, ông Lý Khắc Cường tổ chức họp báo và bình luận về tình trạng quan hệ Trung - Nhật.
"Các nhà lãnh đạo của một quốc gia không nên chỉ kế thừa những thành tựu của người đi trước, mà còn phải chịu trách nhiệm với lịch sử về những hành vi phạm tội của họ. Nếu một nhà lãnh đạo Nhật Bản có thể trực tiếp đối mặt với lịch sử, nó sẽ mang lại những cơ hội mới để cải thiện và phát triển quan hệ Trung - Nhật", ông Lý Khắc Cường được dẫn lời cho biết. Trước đó Vương Nghị - Ngoại trưởng Trung Quốc tuyên bố, Nhật Bản đã bị đánh bại trong cuộc chiến 70 năm trước.
The Yomiuri Shimbun bình luận, cả Lý Khắc Cường và Vương Nghị đang dùng "chiêu bài lịch sử" như một phần của cuộc chiến tuyên truyền, trong đó Bắc Kinh ở vai trò quốc gia chiến thắng và là nạn nhân để gây áp lực lên ông Shinzo Abe khi Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị cho tuyên bố được đưa ra năm nay nhân dịp kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II. Tờ báo cho rằng, quốc gia đang bị nghi ngờ hiện nay không phải là Nhật Bản, mà chính là Trung Quốc.
Trong cuộc họp báo sau kỳ họp Quốc hội, Vương Nghị tuyên bố quan điểm của Trung Quốc về những hoạt động xây dựng cải tạo (bất hợp pháp) biến đá thành đảo, thiết đặt căn cứ quân sự (phi pháp) ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam): "Chúng tôi không chấp nhận những lời chỉ trích từ người khác khi chúng tôi chỉ xây dựng các cở ở trong sân riêng của chúng tôi". Theo The Yomiuri Shimbun, khẳng định của Vương Nghị là một nhận xét tự mãn mà không quốc gia nào bị ảnh hưởng bởi việc xây dựng của Trung Quốc chấp nhận được.
Tại kỳ họp Quốc hội, The Yomiuri Shimbun cho rằng chính quyền ông Tập Cận Bình kiên định duy trì một thái độ "không thèm để ý" đến các mối quan tâm của cộng đồng quốc tế về những vấn đề khác nhau. Sự gia tăng rất lớn trong ngân sách quốc phòng Trung Quốc là một dấu hiệu cho thấy điều này.
Nhu cầu người dân Hồng Kông về dân chủ, tự chủ trong bầu cử cũng đã bị bỏ qua hoàn toàn. Ô nhiễm không khí tạo ra ở Trung Qốc như vấn đề hạt mịn PM2.5 có thể bay qua biên giới tác động tới một bộ phận lãnh thổ Nhật Bản, tài liệu tố cáo tình trạng ô nhiễm bị Trung Quốc gỡ bỏ hoàn toàn khỏi các trang mạng.
Xu hướng tập trung quyền lực vào ông Tập Cận Bình, người được tờ báo Nhật cho là có chủ trương "cầm quyền thông qua vũ lực" thể hiện qua kế hoạch chống tham nhũng, chiến dịch mà một số nhà quan sát cho rằng Tập Cận Bình sử dụng như một phương pháp củng cố quyền lực.
Theo Giáo Dục
Những dấu hiệu nhận biết người mắc bệnh 'tự yêu bản thân' Tự yêu bản thân' là một loại bệnh tâm lí mới của con người hiện đại. Vậy bệnh 'tự yêu bản thân' là gì và làm thế nào để nhận biết những người mắc bệnh 'tự yêu bản thân. 1. Bệnh 'tự yêu bản thân' là gì? 'Tự yêu bản thân' là những người quá chải chuốt, luôn tự cho mình là hoàn...