Vợ lãnh cảm chỉ vì chồng…. hùng hục
Nguyên nhân gây lãnh cảm ở phụ nữ thường đa dạng và phức tạp, được chia thành nhiều loại, trong đó yếu tố tâm lý có ảnh hưởng rất nhiều tới chuyện ấy của chị em.
Lãnh cảm vì chồng hùng hục
Chị Đỗ Thị Vân, 37 tuổi, Hai Bà Trưng, Hà Nội bị lãnh cảm nhiều năm nay, cố tìm cách nào vẫn không có cảm xúc. Chuyện vợ chồng trở thành nỗi ám ảnh của chị nhiều năm nay.
Chuyện ấy không được như ý khiến chị đau và sợ chuyện ân ái. Nhiều lần chị chỉ biết chiều chồng cho xong nghĩa vụ. Một hai năm nay chị thấy chồng khác. Anh không còn đòi hỏi chị nhiều như trước. Cuối cùng, chị phát hiện chồng có người đàn bà khác.
Chị Vân rất sốc bởi chị và chồng đã yêu nhau 5 năm mới kết hôn và thời gian sống thử của hai vợ chồng rất hạnh phúc. Chỉ 5,6 năm gần đây chồng chị bắt đầu lên mạng học các trò cảm giác mạnh lúc ‘ lâm trận’ mặc kệ cảm xúc của vợ khiến chị rơi vào tình trạng lãnh cảm.
Trường hợp chị Nguyễn Thị Thái Trinh (Hà Nội) cũng tương tự. 9 năm kết hôn, chị Trinh rất sợ gần gũi chồng bởi chị là người thích sự nhẹ nhàng, âu yếm còn chồng chị lại cục cằn, thô lỗ ngay cả chuyện chăn gối anh cũng thô bạo.
Có những lúc, chị Trinh cảm thấy mình trở thành công cụ tình dục của chồng khi anh bắt chị phải làm hết điều này tới điều khác. Mỗi lần ân ái người ta hạnh phúc còn chị Trinh chỉ tràn ngập đau đớn, mệt mỏi.
Vợ lãnh cảm do tâm lý chiếm 90%
Chị Trinh đã cầu cứu chuyên gia tâm lý rồi thực hiện đủ các biện pháp nhưng tình trạng chẳng cải thiện.
Nguyên nhân do đâu
Bác sĩ Nguyễn Bá Hưng – Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn, Hà Nội cho biết ông cũng thường xuyên gặp cảnh chị em đến than thở vì lãnh cảm tình dục.
Theo Bác sĩ Hưng, lãnh cảm là hiện tượng không có hứng thú với hành vi tình dục, một số trường hợp cảm thấy ghê sợ chuyện tình dục mặc dù đó là người chồng hoặc người tình. Nhiều chị em không chỉ không có cảm giác đỉnh điểm mà còn cả ham muốn và khoái cảm tình dục.
Theo thống kê, có đến 70 – 80% số nữ giới trải nghiệm vài lần giao hợp phần nhiều là “đau mà không khoái cảm”. Tuy 62,7% số phụ nữ cho rằng rối loạn khả năng tình dục là một chứng bệnh, nhưng 97,6% bạn gái chưa từng nhờ sự trợ giúp của chuyên gia về căn bệnh này.
Thực tế trong các gia đình rất nhiều người rơi vào cảnh ông xã còn nhiều nhu cầu trong khi bà xã không còn hào hứng. Nhiều gia đình đã tan nát chỉ vì chuyện ấy không hòa hợp người lãnh cảm, kẻ thô bạo.
BS Hưng cho biết có nhiều nguyên nhân gây lãnh cảm như viêm nhiễm phụ khoa, tăng huyết áp, đái tháo đường, giảm nội tiết tố.
Ngoài ra còn 1 loạt nguyên nhân trong đó nguyên nhân tâm lý được cho là quan trọng. Đa phần các yếu tố tâm lý là nguyên nhân chính gây lãnh cảm ở phụ nữ, ước tính chiếm đến 90%.
Hay gặp nhất đó là khó khăn tài chính, sinh con, mặc cảm về khiếm khuyết cơ thể, bạo lực gia đình…Thường đa dạng và phức tạp như những vấn đề mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng, trong gia đình, trong tranh chấp quyền hành – kinh tế, những thay đổi trong đời sống như: sinh con, thay đổi chỗ ở, quá khó khăn trong đời sống, người phụ nữ phải gánh quá nặng trong gia đình…
Với trường hợp lãnh cảm liên quan tới bệnh lý, điều trị tại các cơ sở không khó khăn lắm. Lãnh cảm liên quan tới tâm lý điều trị khó khăn hơn rất nhiều.
Video đang HOT
Đôi khi bác sĩ khám và điều trị, tư vấn hỏi rất nhiều nhưng cũng không rõ bản thân họ nghĩ gì, không nắm bắt được tâm lý nên thuốc đưa vào ít hiệu quả với những trường hợp này.
Với những trường hợp chị em lãnh cảm do tâm lý, bác sĩ Hưng cho rằng nam giới có vai trò rất quan trọng. Có thể họ là tác nhân gây lãnh cảm cho phụ nữ vì đôi khi khả năng tình dục lại phát sinh từ đối tác.
Nhiều người chồng có hành vi tình dục không thỏa đáng gây cho chị em phụ nữ tác động tiêu cực, lãnh cảm. Đôi khi hành vi thông thường như khả năng tình dục không khiến chị em hưng phấn, khiến chị em không thích thú nên xa lánh dần dần cuộc yêu ít hơn nên quá trình lãnh cảm sẽ đến nhiều hơn.
Chuyện ấy là câu chuyện của hai người nếu hai người không có chia sẻ thì cuộc yêu không đi đến đích. Phụ nữ có dấu hiệu lãnh cảm nên điều trị sớm, không nên e ngại vì nếu để lâu thì sẽ khó điều trị hơn.
Đua nhau sống thử trước hôn nhân ở Singapore
Do quá ngột ngạt sau một thời gian dài ở nhà tránh dịch với gia đình, ngày càng nhiều thanh niên Singapore lựa chọn ra ở riêng, bất chấp chi phí thuê nhà đắt đỏ.
Zing trích dịch bài đăng từ South China Morning Post, đề cập đến xu hướng thuê nhà riêng để tự lập hoặc sống thử trước hôn nhân của thế hệ Millennials ở đảo quốc sư tử.
Sau khi lớp học kết thúc lúc 15 giờ, Nat vội vã rời trường để kịp đến chỗ làm cách đó 40 phút. Cô là một nhân viên phục vụ quán bar. Phải đến gần nửa đêm, ca làm 7 tiếng của Nat mới kết thúc. Còn vào cuối tuần, nữ sinh 19 tuổi này thường làm ca 12 tiếng.
Số tiền mà Nat chăm chỉ kiếm được không phải để mua sắm hay du lịch, ăn chơi. Cô sử dụng chúng nhằm trả tiền thuê hàng tháng là 770 USD.
Nhiều người trẻ chọn được tự do và độc lập khỏi gia đình. Ảnh: The Straits Times.
Nat đánh đổi thời gian vô lo nghĩ lấy sự tự do, độc lập. Trước đây, cô sống cùng bố mẹ trong một căn nhà rộng rãi, có người giúp việc, cho đến khi quyết định chuyển ra ngoài sống hồi tháng 7.
Hiện Nat ở cùng 3 người bạn khác trong một căn hộ nhỏ gồm 2 phòng ngủ với 1 nhà vệ sinh duy nhất.
Đại dịch Covid-19 là lý do chính tác động đến quyết định này của Nat. Kể từ khi Singapore áp dụng các quy định hạn chế, bố mẹ cấm cô không được ra khỏi nhà, dù chỉ là đi dạo quanh khu phố. Sự lo lắng thái quá của bố mẹ khiến Nat cảm thấy ngột ngạt.
"Ngày nào cũng nhìn mặt nhau trong một không gian kín khiến tôi và gia đình cãi nhau rất nhiều lần. Những bất đồng cứ chồng chất, cho đến một ngày tôi muốn ra ngoài sống vì không thể chịu được nữa", Nat chia sẻ.
Sống thử trước hôn nhân
Chuyện thuê nhà sống riêng từ lâu trở thành "tiêu chuẩn" của giới trẻ tại nhiều quốc gia châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc hay Hàn Quốc.
Thế nhưng, điều đó không mấy phổ biến trong xã hội Singapore. Thông thường, con cái sẽ ở cùng nhà với gia đình cho đến khi dựng vợ gả chồng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch chưa từng có và trước sự thay đổi các giá trị truyền thống, một số thanh niên Singapore quyết định đi thuê nhà, bất chấp chi phí đắt đỏ.
Nhiều người muốn sống thử trước hôn nhân để xem có hòa hợp không. Ảnh: 99.co.
Zachary Tang (28 tuổi), bạn trai của Nat, ở cùng cô 4 ngày/tuần và đóng góp 219 USD tiền thuê nhà mỗi tháng. Lý do chuyển ra ngoài sống cùng bạn gái của anh không xuất phát từ đại dịch, mà vì Tang muốn có không gian riêng.
"Tôi muốn được trải nghiệm cảm giác độc lập. Với lại, làm thế nào để biết được liệu chúng tôi có hòa hợp sau khi kết hôn không nếu chưa từng sống thử?", anh chia sẻ.
Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Singapore, hơn 90% dân số nước này là chủ của một căn hộ hoặc ngôi nhà riêng. Điều này được thúc đẩy bởi mức giá bán hợp lý của chủ đầu tư, cùng chính sách trợ cấp nhà ở xã hội của chính phủ lên tới hơn 117.000 USD.
Nhưng Covid-19 xuất hiện và tạo ra vấn đề cho những người muốn mua nhà. Kể từ khi Singapore ngừng hoạt động vì dịch vào cuối tháng 3, các dự án xây dựng nhà ở đang được tiến hành bất ngờ bị trì hoãn từ 6-9 tháng.
Thời gian dự kiến hoàn thành sẽ lùi xuống hơn 5 năm, thay vì chỉ 3-4 năm như thông báo trước đó của chủ đầu tư.
Một số người như luật sư Laura Yeo (26 tuổi) không thể ngồi yên chờ đợi thêm. Cô gái 26 tuổi và bạn trai đã mua một căn hộ dự kiến hoàn thành trong 3 năm nhưng có lẽ sẽ còn lâu hơn để hoàn thiện vì dịch.
Vì vậy, họ quyết định ra ở riêng sớm. Hai người thuê một căn hộ 3 phòng ngủ cùng với một người bạn nữa. Về phần mình, Yeo phải trả 525 USD tiền thuê mỗi tháng.
"Chúng tôi cảm thấy 3 năm là khoảng thời gian chờ đợi quá dài để được sống cùng nhau. Đã đến lúc chúng tôi phải rời khỏi 'vùng an toàn' của mình", cô nói.
Người trẻ độc thân chịu thiệt
Mức giá thuê trung bình cho các căn hộ gần trung tâm thành phố rơi vào khoảng 2.050 USD/tháng. Do đó, phần lớn người trẻ ra ở riêng thường có thu nhập cao và ổn định.
"Những người độc thân thuê nhà vẫn chưa nhiều ở Singapore. Họ thường là các chuyên gia trẻ tuổi với mức lương cao, đủ khả năng để chi trả tiền nhà", Nicholas Mak, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu và tư vấn tại công ty bất động sản ERA Realty, cho biết.
Chính sách nhà ở xã hội của chính phủ Singapore lại thiên vị đối với các gia đình hơn là người độc thân. Ảnh: Unsplash.
Giáo sư Sing Tien Foo, Giám đốc Viện Nghiên cứu Bất động sản và Đô thị tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS), cho biết khi làm việc tại nhà dần trở thành tiêu chuẩn mới trong xã hội, nhiều người nhận ra sống chung với gia đình khiến họ mất tập trung, nhất là những nhà đông người.
"Những người trẻ muốn có không gian riêng tư để học tập, làm việc. Vì vậy, họ thuê nhà ngắn hạn và chờ đến khi tiết kiệm đủ tiền mua nhà riêng", ông nói.
Tuy nhiên, chính sách nhà ở xã hội của chính phủ Singapore lại thiên vị đối với các gia đình hơn là người độc thân.
Trong khi các cặp vợ chồng được ưu tiên cấp căn hộ mới xây và trợ giá, người không lập gia đình chỉ có thể mua nhà khi bước sang tuổi 35, từ khi họ góa bụa hoặc mồ côi. Không phải ai cũng chấp nhận đợi chờ lâu như vậy, nhất là những thanh niên không có ý định kết hôn sớm.
"Tôi thật sự phải đợi đến tuổi 35 để đủ điều kiện mua một căn hộ thuộc dạng nhà ở xã hội à? Tôi muốn thực hiện điều đó khi vẫn còn trẻ. Thu nhập của tôi không đến nỗi nào", Melissa Tee (28 tuổi), quản lý cấp cao tại một công ty quảng cáo, cho biết.
Hiện cô đang sống trong một căn hộ thuê với giá 1.750 USD/tháng cùng với bạn.
Người độc thân Singapore chỉ có thể mua nhà khi bước sang tuổi 35. Ảnh: Getty.
Bất chấp sự phản đối của những người độc thân, ông Mak khẳng định chính sách nhà ở xã hội của Singapore sẽ không thay đổi, đặc biệt khi tỷ lệ sinh ở đảo quốc sư tử ở mức rất thấp.
"Chính phủ mong muốn các thanh niên sớm kết hôn và ổn định cuộc sống. Họ sẽ không hạ độ tuổi tiêu chuẩn để mua nhà đâu. Nếu hạ xuống còn 30, khả năng sẽ có nhiều người trì hoãn cưới xin hơn", ông nói.
Thay đổi các giá trị truyền thống
Mặc dù phần lớn xã hội Singapore còn bảo thủ, việc sống thử ngày càng phổ biến và được chấp nhận trong những năm gần đây.
Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Chính sách Singapore gần đây cho thấy tỷ lệ người dân phản đối sống thử giảm từ 46,5% (năm 2013) xuống còn 36,1% (năm 2018).
Tan Ern Ser, Phó giáo sư ngành Xã hội học tại NUS, nói rằng sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Singapore là yếu tố chính khiến cho quan điểm sống tự do này gia tăng.
"Trong xã hội 'hậu hiện đại', giá trị truyền thống có xu hướng thay đổi và cho phép mọi người lựa chọn xu hướng sống thể hiện bản thân nhiều hơn. Điều đó bao gồm cả sống thử - một lựa chọn hoàn toàn có thể chấp nhận được", ông cho biết.
Sống thử ngày càng được chấp nhận ở xã hội Singapore. Ảnh: iStock.
Bố mẹ của luật sư Yeo là ví dụ điển hình. Họ ủng hộ chuyện con gái chuyển ra ngoài sống và độc lập về tài chính.
"Bố mẹ tôi có suy nghĩ thoáng hơn nhiều so với các bậc phụ huynh gốc Hoa khác. Họ cho rằng đó là cách tốt nhất để tôi học được giá trị của tiền bạc", cô nói.
Cũng có những người chưa thực sự cởi mở về việc thuê nhà sống riêng, trong đó có mẹ của Tang.
Chàng trai 28 tuổi cho biết mẹ vẫn cằn nhằn về quyết định của anh dù Tang đã ở riêng được 4 tháng. Do đó, tranh thủ những lúc về thăm nhà, Tang cố gắng dành nhiều thời gian chất lượng với mẹ, thay vì nhốt mình trong phòng riêng.
Trên thực tế, khoảng cách khiến cho các thành viên trong một số gia đình trở nên thân thiết hơn. Trước đây, Tee cho biết cô và bố mẹ hầu như không nói chuyện mấy. Nhưng kể từ khi cô chuyển ra ngoài sống, mối quan hệ này đã được cải thiện.
"Khi sống chung một nhà, đôi khi mọi người coi nhau là sự 'đương nhiên'. Bây giờ, khi tôi về thăm nhà hoặc ghé qua dùng chung bữa tối, gia đình tôi trân trọng khoảng thời gian ít ỏi dành cho nhau hơn", cô cho biết.
Biết chồng bồ bịch, vợ "ra đòn" đầy ngoạn mục khiến ả nhân tình sợ run, riêng gã phản bội phải cúi đầu bái phục Mãi sau này, Tuấn mới đủ dũng khí để nói với vợ rằng, màn đánh ghen của chị năm xưa khiến anh tâm phục khẩu phục! Hương và Tuấn kết hôn sau 6 năm yêu nhau. Cả hai đều thành đạt, có công việc ổn định với mức lương mà nhiều người mơ ước. Tuấn là tuýp người của gia đình. Tiền lương...