Vô-lăng xe ôtô bị khoá chặt, tài xế xử lý như thế nào?
Người lái xe ôtô sẽ ít nhất một lần gặp sự cố dù xe đã nổ máy nhưng vô-lăng cứng ngắc. Nhiều người, nhất là phụ nữ dễ rơi vào trạng thái hoảng loạn khi gặp lỗi này.
Vì sao vô lăng ôtô bị khóa?
Nguyên nhân của việc vô-lăng xe ôtô bị khoá cứng đến từ việc người điều khiển xe trước đó đã vô tình hay cố ý xoay điều chỉnh vô-lăng sau khi xe đã tắt máy. Đây thường là nguyên nhân chính khiến vô lăng bị khóa.
Chị Hà Thị Khánh Hằng (Quận Thủ Đức – TP. Hồ Chí Minh) là tay lái mới, khi lần đầu gặp tình trạng này chị đã rất hoang mang. Chị Hằng chia sẻ: “Vì mới lái xe nên tôi có thói quen đỗ xe xong rồi tắt máy, và xuống xe kiểm tra xem xe đỗ đã thẳng chưa. Do thấy bánh xe không thẳng, nên tôi quay vào xe vặn miết vô-lăng lại cho bánh xe thẳng. Đến khi lấy xe, cho khóa vào xe mà không mở được, vô-lăng thì chặt cứng, làm tôi toát cả mồ hôi”.
Hầu hết các trường hợp xe ôtô bị khóa vô lăng nguyên nhân cũng vì thấy xe đỗ lệch, loay hoay sửa cho xe thẳng lại, và thường người điều khiển xe đều là các tay lái mới hoặc nữ giới.
Phụ nữ thường sẽ hoang mang khi gặp phải trường hợp vô-lăng xe ôtô đột nhiên bị khoá chặt khiến xe không thể di chuyển được. Ảnh minh hoạ: Lâm Anh.
Ngoài ra, ở một số dòng xe ôtô hiện đại, khi người lái thực hiện thao tác đỗ xe, không nên đánh hết lái. Bởi vì sau khi tắt máy rút chìa khóa vô-lăng, cũng có thể khiến vô lăng bị khóa.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, đối với dòng ôtô sử dụng chìa cơ, nếu khi đậu xe bánh lái không thẳng mà người lái vẫn cố gắng kéo chìa cũng gây nên tình trạng khóa vô-lăng.
Vô-lăng ôtô bị khóa trong các trường hợp nêu trên do ảnh hưởng từ thiết kế của nhà sản xuất để phòng ngừa kẻ gian, chống trộm cắp.
Cách khắc phục lỗi vô lăng ôtô bị khóa
Lời khuyên tốt nhất cho trường hợp này đó là khởi động lại động cơ. Theo chia sẻ từ anh Đỗ V. Hữu – chuyên gia kỹ thuật tại salon ôtô ở Sài Gòn cho biết: “Trong tình huống vô-lăng đang bị khoá chặt, tài xế chỉ cần vừa xoay vô lăng hướng sang phải hay trái, đồng thời cùng lúc tra chìa khóa vào ổ. Chỉ cần đề máy lên, vô lăng sẽ được mở khóa”.
Vô-lăng ôtô bị khóa chủ yếu chỉ là một tính năng an toàn của xe. Chính vì thế, người lái xe không nên quá lo lắng khi lỡ rơi vào tình huống này do hệ thống lái sẽ không bị ảnh hưởng khi vô-lăng bị khóa. Dù vậy, người điều khiển cũng nên lưu ý khi dừng đỗ xe cần căn chỉnh vị trí bánh lái về thẳng với thân xe trước khi tắt máy nhằm hạn chế sự cố này xảy ra, gây ảnh hưởng đến kế hoạch, hành trình di chuyển.
5 lời khuyên dành cho phụ nữ về trang phục khi lái xe ôtô
Bài viết dưới đây sẽ dành lời khuyên cho phái đẹp về cách lựa chọn trang phục hợp lý, giúp việc lái xe ôtô đảm bảo an toàn.
Chọn áo vừa vặn
Trước khi lái xe, người điều khiển ôtô nên tránh mặc những chiếc áo khoác dài luộm thuộm vì sẽ rất vướng víu. Phần gấu áo có thể quệt xuống sàn xe hoặc mắc vào cửa xe, cần số,...
Những loại áo vừa vặn với người, không diêm dúa sẽ rất phù hợp khi lái xe. Đặc biệt, khi ngồi xe không nên mặc áo da vì việc tựa vào ghế lái có thể khiến lớp áo của bạn bị nhăn. Tốt nhất, những chiếc áo không phù hợp để lái xe thì bạn nên để một bên, sau khi xuống xe hoàn toàn có thể mặc lại.
Chọn quần phù hợp
Mỗi loại trang phục đều có những lợi ích và các tác hại khác nhau. Vì vậy, khi chọn quần, bạn nên lựa chọn các loại quần co giãn thoải mái, chất liệu vải không bị nhàu, hợp lý nhất là quần jean. Điều này giúp bạn thoải mái cử động và sử dụng linh hoạt các chế độ lái của xe ôtô.
Lựa chọn trang phục phù hợp để đảm bảo lái xe ôtô an toàn. (Đồ họa: Trang Thiều)
Chọn váy thoải mái
Khi lái xe ôtô, bạn không nên chọn những loại váy dài, đặc biệt là phủ đến mắt cá chân, vì nó rất vướng víu, dễ rách và bẩn khi va chạm với sàn xe.
Các kiểu váy ngắn bạn cũng nên chú ý vì chúng dễ bị co lên cao khi hai chân phải đạp ga, đạp phanh thường xuyên. Tuy không gây ảnh hưởng nhiều đến việc lái xe nhưng lại vô tình khiến người khác "chú ý" đến bạn.
Chọn giày, dép phù hợp
Giày cao gót chính là "thủ phạm" của rất nhiều vụ tai nạn ô tô. Nguyên nhân là do loại giày này có bề mặt tiếp xúc rất nhỏ dễ khiến chân bị trượt khỏi bàn đạp, nguy hiểm nhất là khi gặp sự cố bất ngờ cần phanh gấp.
Hơn nữa, loại giày, dép cao gót có thể bị mắc kẹt khiến người lái không xử lý kịp tình huống. Chính loại đế giày này cũng làm giảm cảm giác về lực đạp ga, phanh và tốc độ phản ứng của chân trong nhiều trường hợp.
Vì vậy, tài xế không nên chọn giày dép có bề mặt đế trơn nhẵn, nhỏ, dễ trượt, đế không quá dày. Tốt nhất nên chọn loại giày cổ ngắn, mềm mại như giày thể thao để sử dụng.
Lưu ý về một số phụ kiện khác
Ngoài những trang phục chính như quần áo, giày dép thì lái xe còn sử dụng những vật dụng khác như kính râm, găng tay để lái xe. Vì vậy, hãy sử dụng các phụ kiện này đạt chất lượng tốt, đảm bảo an toàn để tránh gây ra tai nạn ngoài ý muốn.
3 lỗi thường gặp khi sử dụng phanh tay ôtô và cách khắc phục Bài viết dưới đây sẽ tập hợp các lỗi liên quan đến việc sử dụng phanh tay ôtô, chúng đặc biệt hữu ích với tài xế mới. Phanh tay ôtô có vai trò giữ cho xe đứng yên khi đỗ, đặc biệt trên các đoạn đường dốc. Tuy nhiên, không ít người lái hiện nay mắc các lỗi cơ bản khi vận hành...