Vợ làm thơ tặng người đàn ông khác có là ngoại tình?
Vợ tôi hay nhắn tin, thậm chí còn làm văn, thơ tặng người đàn ông khác. Như thế, có được xem là vợ tôi ngoại tình để tôi yêu cầu tòa án cho tôi ly hôn với vợ tôi không?. (Trần Tôn Minh, Cao Bằng).
ảnh minh họa
Luật sư Nguyễn Bảo Trâm (Công ty luật TNHH Sài Gòn Luật) trả lời:
Hiện nay, pháp luật quy định không chung thủy (như có quan hệ ngoại tình), đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình là một trong những biểu hiện của việc vợ chồng có mâu thuẫn trầm trọng. Thế nhưng pháp luật không đưa ra khái niệm quan hệ ngoại tình là thế nào, quan hệ tình cảm nam nữ đến mức độ nào thì là quan hệ ngoại tình.
Theo từ điển tiếng Việt và thực tiễn thì nhiều người hiểu rằng ngoại tình là có quan hệ yêu đương bất chính, tức là trái pháp luật, đạo đức xã hội. Nếu hiểu như vậy thì những lời nói, hành động hay không hành động của người đang có vợ hoặc chồng đối với người khác mà thể hiện sự yêu đương như nhiều người nhìn nhận, ví dụ tỏ tình, viết nhật ký, ôm, hôn yêu, chung sống với người không phải là vợ hoặc chồng mình, … thì đó được xem là có quan hệ ngoại tình.
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật như tôi đã nói trên thì ngoại tình phải đến mức đã được nhắc nhở, hòa giải nhiều lần mà vẫn không chấm dứt thì mới được xem là dấu hiệu của việc vợ chồng “mâu thuẫn trầm trọng”, từ đó kết hợp với những căn cứ khác để Tòa án xem xét cho ly hôn.
Video đang HOT
Do đó, việc người chồng phát hiện vợ hay nhắn tin hoặc làm văn, thơ tặng cho ai đó nhưng không thể hiện rõ ràng có quan hệ yêu đương bất chính, mà đó chỉ là những tình cảm bỗng dưng mới phát theo kiểu “chợt choáng, rồi thôi” hay đó chỉ là những phút lãng mạn, ôn lại kỷ niệm xưa khi gặp lại cố nhân; hoặc có quan hệ yêu đương bất chính đi nữa nhưng chưa qua nhắc nhở, hòa giải nhiều lần mà vẫn tái diễn thì chưa đủ căn cứ để Tòa án cho ly hôn.
Theo VNE
Vì Nga, phương Tây "bán đứng" Ukraine?
Phương Tây ra sức chỉ trích Nga về cuộc khủng hoảng ở Ukraine và thậm chí được cho là đã gây sức ép để Kiev ngừng xuất khẩu thiết bị quân sự sang cho Nga. Tuy nhiên, trên thực tế, một loạt nước phương Tây vẫn đang cung cấp vũ khí cho Nga. Phải chăng, Châu Âu đang "bán đứng" Ukraine ?
Tàu chiến lớp Mistral của Pháp
Pháp đang cung cấp cho Nga những chiếc tàu chiến tối tân. Đức xây một cơ sở huấn luyện quân sự công nghệ cao cho Nga trong khi Italia bán phương tiện bọc thép cho Nga.
Khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine diễn ra, các nước Châu Âu đã phải vật lộn tìm cách cân bằng giữa lợi ích kinh tế với lợi ích chính trị. Pháp trong tháng này sẽ mời 400 thuỷ thủ Nga lên một chiếc tàu chiến hoàn toàn mới mà một đô đốc Nga từng tuyên bố có thể giúp Nga đánh bại nước láng giềng Gruzia trong cuộc chiến tranh năm 2008 "chỉ trong vòng 40 phút thay vì là 26 giờ đồng hồ".
Bất chấp sức ép từ Mỹ và các cường quốc phương Tây, giới lãnh đạo Pháp từ chối huỷ bỏ hợp đồng bán hai chiếc tàu chiến lớp Mistral tối tân trị giá 1,7 tỉ USD cho Nga.
Chính phủ Pháp từng tuyên bố sẽ thúc đẩy việc thực hiện hợp đồng trị giá 1,7 tỉ USD trong việc cung cấp hai chiếc tàu chiến lớp Mistral cho Nga bởi nếu hủy hợp đồng này, Paris sẽ bị tổn hại hơn Moscow rất nhiều. Một quan chức cấp cao của chính phủ Pháp hồi tháng 5 tiết lộ với báo giới rằng, hợp đồng vũ khí với Nga quá lớn để có thể hủy bỏ và nếu Pháp không thực hiện hợp đồng đó, nước này sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi điều khoản phạt được đưa ra trong hợp đồng.
Tàu chiến lớp Mistral là loại tàu đổ bộ tấn công hiện đại. Tàu có trọng tải tối đa 21.300 tấn; có thể chuyên chở 4 sà lan đổ quân, 16 trực thăng hạng nặng, 2 tàu đệm không khí, một tiểu đoàn 40 xe tăng hạng nặng Leclerc, 450 binh sỹ... Tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral dài 199m, chiều ngang 32m, độ mớn nước 6,2m.
Tàu được lắp đặt hệ thống radar cảnh giới MRR3D-NG, radar dẫn đường DRBN-38A; hệ thống hỏa lực gồm 2 hệ thống tên lửa phòng không MBDA Simbad, 2 khẩu đội pháo phòng không Breda-Mauser 30 mm, 4 súng máy 12,7 mm Browing M2-HB. Các liên đội Không quân dự kiến được biên chế trên các tàu lớp Mistral của Nga bao gồm 8 chiếc máy bay trực thăng tấn công Kamov Ka-52K và 8 chiếc máy bay trực thăng vận tải tấn công Ka-29/31 Helix. Tàu có phạm vi hoạt động 40.000km, hứa hẹn sẽ góp phần nâng cao khả năng tác chiến của lực lượng Hải quân Nga.
Việc Pháp quyết tâm thúc đẩy kế hoạch bán siêu tàu chiến lớp Mistral cho Nga đã vấp phải sự chỉ trích từ các đồng minh bao gồm Mỹ và NATO. Mỹ và NATO cho rằng, Pháp một mặt cung cấp vũ khí cho Nga trong khi mặt kia vẫn lên án các hành động quân sự của Nga. Đây rõ ràng là một sự mâu thuẫn.
Các hợp đồng bán tàu chiến Mistral và những loại vũ khí khác đã phơi bày ra một thực tế là phương Tây rất khó có thể gây áp lực với Nga thậm chí ở một thời điểm khi mà căng thẳng giữa Nga và phương Tây đang ở mức tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh đến giờ.
Giới lãnh đạo Châu Âu đã tìm cách bảo vệ cho ngành công nghiệp quốc phòng của họ thậm chí kể cả khi họ đang áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Nga vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine và vụ sáp nhập Crimea .
"Chúng tôi sẽ thực hiện đầy đủ hợp đồng theo đúng pháp luật bởi chúng ta chưa đi đến cấp độ trừng phạt ở mức huỷ bỏ các hợp đồng bán vũ khí", Tổng thống Pháp Franois Hollande đã nói như vậy. Theo lời ông Hollande, nếu cấp độ trừng phạt được nâng lên, Pháp có thể ngừng cung cấp tàu chiến cho Nga.
Tổng thống Obama tháng này từng nói: "Tôi có một số quan ngại và tôi nghĩ là không chỉ mình tôi có cảm giác như vậy. Tôi cho rằng, sẽ là tốt hơn nếu chúng ta bấm nút tạm ngừng". Phát biểu này được cho là ám chỉ đến Pháp.
Tuy vậy, chẳng có nước nào chịu đứng ra đưa tiền để chia sẻ bớt cho Pháp gánh nặng tài chính nếu đơn phương huỷ bỏ hợp đồng với Nga. Điều đó lại một lần nữa phơi bày sự khó khăn của phương Tây trong việc tìm được phản ứng chung thống nhất trước Nga trong vấn đề Ukraine .
Chỉ cách đây vài năm, quân đội nga gần như không nhập khẩu thiết bị quân sự nào ở bên ngoài khối Xô-viết. Thậm chí ngày nay, Nga vẫn là nhà xuất khẩu vũ khí chính của thế giới. Tuy nhiên, sau khi xảy ra cuộc chiến tranh ngắn ngủi ở Gruzia năm 2008, giới lãnh đạo hàng đầu của Nga bắt đầu xem xét lại các chính sách cũ. Mặc dù Nga vẫn có sức mạnh vượt trội trong cuộc chiến với Gruzia nhưng quân đội Nga vẫn bộc lộ một số yếu điểm. Vì thế, giới lãnh đạo Nga đã quay sang phương Tây để tìm cách tăng cường năng lực quân sự của mình.
Ngoài hai chiếc siêu tàu chiến lớp Mistral, Nga còn nhập khẩu 60 chiếc xe bọc thép từ Italia cùng với những bộ phận điện tử, radio mới để nâng cấp cho các máy bay quân sự của nước này.
Nhà thầu quốc phòng Rheinmetall của Đức cũng đã ký hợp đồng trị giá 163 triệu USD để xây một cơ sở huấn luyện quân sự cho Nga. Cơ sở này gần hoàn thành nhưng đang bị tạm dừng vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine .
Theo_VnMedia
Những con quạ 'thành tinh' biết nói tiếng người ở Hải Phòng Nghe chuyện quạ "thành tinh", biết nói tiếng người, thậm chí hát Quốc ca, chúng tôi liền tìm đến phường Đông Hải Quạ... thành tinh Thời gian gần đây, người Hải Phòng đồn đại ầm ĩ về những con quạ... thành tinh thuộc sở hữu của "đại gia" nuôi chó dữ Pitbull nổi tiếng đất cảng. Nghe chuyện quạ "thành tinh", biết nói...