Vợ làm bánh bao hấp, chồng ‘dở khóc dở cười’ cầm thành phẩm đăng lên, thiên hạ hết hồn hết vía
Hình ảnh xửng hấp bằng nhựa chảy tung tóe trộn với bánh bao khiến nhiều người choáng.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại bánh bao được làm sẵn, nhưng chị em vẫn có thể làm tại nhà theo công thức có sẵn trên mạng. Nguyên liệu làm bánh bao có nhiều và sẵn, cách làm cũng khá đơn giản, ngoại trừ quá trình nhồi bột khá vất vả. Mặc dù kỳ công là vậy song nhiều bà nội trợ vẫn quyết tâm làm và thể hiện cho chồng con. Nhưng cái kết thì không như mong đợi.
Mới đây, một người chồng chụp ảnh và chia sẻ sản phẩm bánh bao của vợ làm. Sau quá trình mua nguyên liệu, chuẩn bị, nhồi bột, làm nhân và nặn bánh, người vợ đem lên hấp cho chín. Vậy nhưng, bánh bao đâu chả thấy, cái kết ngao ngán là xửng hấp bánh bao chảy nhựa bung bét.
Xửng hấp cháy khiến cho bánh bao và nhựa hòa làm một. Người chồng có lẽ cũng chưa kịp hiểu chuyện gì đã xảy ra với bánh bao của người vợ làm trong tình huống này.
Nhiều chị em chỉ rõ lỗi sai của người vợ là hấp quá thời gian nên dẫn đến bánh bao và cả xửng hấp bị cháy.
“Nếu hấp đủ thời gian không sao đâu, chứ đen nồi thế kia thì nồi còn thủng, nói gì là cái xửng hấp bằng nhựa”, một người bình luận.
Một người khác cho hay: “Nếu như nhà bạn có xửng hấp, bạn chỉ cần đun nước thật sôi và cho xửng hấp bánh bao trong khoảng 15 – 20 phút ở lửa vừa là được. Nếu bạn muốn hấp bánh bao chay, bánh bao không nhân, hấp trong khoảng 15 – 20 phút là hợp lý”.
Ngoài ra chị em cần chú ý, tránh để bánh bao bị dính vào nhau thì khi xếp nên cách nhau một khoảng, không để bánh chạm vào nhau. Còn muốn bánh có màu trắng thì hấp vừa nóng tới, không quá 20 phút.
Bánh tạo hình trái cây giống y như thật của cô giáo Sài Gòn
Nhìn giỏ cam sành căng mọng, có cả vết rám nắng, không ai ngờ đó là những chiếc bánh bao được chị Lê Thùy, một giáo viên cấp 2, sáng tạo ra.
Chị là Lê Thuỳ là một cái tên khá nổi trong làng bánh ở TP HCM với nhiều kinh nghiệm làm bánh thạch, bánh đậu. Mới đây chị sáng tạo ra loại bánh bao tạo hình khiến nhiều người thích thú.
Những chiếc bánh bao được tạo hình giỏ cam. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Cô giáo này kể, vài tháng trước, chị thấy có khoá học làm bánh bao tạo hình của một của cô giáo người Singapore, chị đã rất thích thú. Nhưng mức học phí gần 10 triệu đồng mỗi ngày là quá lớn với đồng lương giáo viên nên chị không thể theo học. Chị Thùy đành tự mày mò tìm hiểu từ các trang của Trung Quốc, Đài Loan, Singapore.
Con gái đã giúp chị dịch các video trên mạng. Thậm chí chị còn vào các diễn đàn của người gốc Hoa mê làm bánh, xem từng bình luận của họ để nhặt nhạnh kinh nghiệm.
"Tôi đã làm được gần 100 loại bánh nhưng bánh bao phải vứt đi nhiều nhất. Hơn 20 lần thất bại, bánh méo mó, nhăn nhúm, tôi gom vứt vào sọt rác và ngồi khóc", chị kể.
Sau những lần thất bại như thế, chị tìm ra bí quyết. Có ba yếu tố quan trọng nhất với bánh bao tạo hình, đó là: Bánh nhồi phải đạt mềm mịn; Ủ đủ, không nở non cũng không nở quá; Hấp đủ thời gian, nhiệt độ hơi nước không được cao quá. "Tôi đã đổ đi biết bao nhiêu bánh chỉ để tập sờ và cảm nhận bột", cô giáo này nói.
Cam sành rám nắng. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Điều quan trọng nữa để chiếc bánh bao có hình dáng sống động, giống y như thật, đòi hỏi người làm phải có hiểu biết về nghệ thuật tạo hình, phối màu, khả năng tưởng tượng. Với giỏ cam vàng, chị Thùy dùng gấc tươi, khéo léo tạo ra lớp vỏ có độ nhăn, có cá lỗ tinh dầu như quả cam thật. Hàng nghìn người không tin vào mắt mình. Thậm chí nhiều người hoài nghi, đòi chị "bổ cam ra mới tin".
Đáp lại, chị Thùy tiếp tục chia sẻ một giỏ cam khác lên. Lần này không còn là cam vàng Trung Quốc mà là cam sành Việt Nam. Màu xanh vàng xen lẫn, vỏ bóng, đến cả vết rám nắng cũng sống động. Đã có hơn 4.000 lượt thích cho tác phẩm của chị.
Video bóc vỏ cam và khoai tây.
Ngoài cam, chị Thùy còn tạo hình một số loại củ quả khác từ bột bánh bao. Đây là củ "khoai tây ăn được cả đất". Khoai tây có các lỗ to nhỏ ngẫu nhiên trên bề mặt, có mầm và cả "đất".
Khoai tây nhiều "đất". Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Đặc điểm bánh bao khi hấp sẽ nở, nên có nhiều loại trái có vỏ gai nhỏ, nhọn sẽ rất khó làm như sầu riêng, mãng cầu, quả na. Những quả này chị thường tạo hình bằng bột đậu xanh.
Xem thêm các loại quả từ bột bánh của chị Thùy:
Về mẹ đẻ ở cữ 3 tháng, cô gái phải viết tờ giấy đặc biệt dán lên bếp vì sự an nguy của cả nhà Sau rất nhiều lần phải ngửi mùi thức ăn cháy khét, cô gái quyết định nhắc nhở mẹ bằng hành động cụ thể. Câu chuyện hài hước đang gây chú ý trong một nhóm đông thành viên của Facebook. Vụng về chuyện bếp núc không chỉ là "biệt tài" của các cô gái trẻ mà ngay cả những bà mẹ dày dạn kinh...