Vợ Kim Jong-un mặn mà hơn sau 2 tháng vắng mặt
Phu nhân lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã có mặt tại lễ khai trương một trung tâm thương mại ở Bình Nhưỡng. Đây là lần xuất hiện trước công chúng đầu tiên của bà Ri Sol-ju sau hai tháng vắng bóng trên các phương tiện truyền thông.
Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết bà Ri Sol-ju đã đi cùng ông Kim Jong-un tới dự buổi lễ khai trương Trung tâm Thương mại Haedanghwa hôm 28/4.
Haedanghwa, tọa lạc bên bờ sông Taedong, là một khu phức hợp dịch vụ đa năng với các trang thiết bị hiện đại.
Video đang HOT
Đây là một tòa nhà 6 tầng và rộng 10.000 mét vuông.
Ngoài chuyến thăm Trung tâm Thương mại Haedanghwa, bà Ri còn tháp tùng chồng tới thăm sân vận động Yanggakdo cũng như theo dõi trận chung kết bóng đá nam tại sân vận động Kim Nhật Thành hôm 29/4.
Lần xuất hiện gần đây nhất của bà Ri là vào hôm 28/2, khi vợ chồng bà cùng ngôi sao Dennis Rodman xem đội bóng rổ nghệ thuật Mỹ Harlem Globetrotters thi đấu giao hữu với đội của CHDCND Triều Tiên.
Trước đó, giới truyền thông Hàn Quốc đồn đoán rằng nhà lãnh đạo trẻ tuổi Triều Tiên Kim Jong-un đã lên chức cha sau khi phu nhân của ông xuất hiện với thân hình thon gọn hơn trong một bữa tiệc đón năm mới.
Theo vietbao
Ấn Độ "lo ngay ngáy" sức mạnh tàu ngầm Trung Quốc
Các cơ quan tình báo Ấn Độ tin rằng, tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc đã 22 lần xuất hiện ở khu vực biển Ấn Độ Dương.
The Diplomat vừa đăng tải bài viết có tựa đề "Sao đỏ trên Ấn Độ Dương" với nội dung, Hải quân Trung Quốc đã chứng tỏ được sức mạnh của mình đối với các vùng biển xa như biển Ả Rập.
Theo một bản báo cáo của cơ quan tình báo Ấn Độ, trong năm 2012 có 22 lần tàu ngầm Trung Quốc xuất hiện ở Ấn Độ Dương. Điều này cho thấy lợi ích quốc gia của Ấn Độ đang bị đe dọa trước sức mạnh hải quân ngày càng tăng của Trung Quốc.
Còn theo tờ Hindustan Times, tàu ngầm hạt nhân tấn công Trung Quốc xuất hiện ngày càng thường xuyên hơn ở Ấn Độ Dương.
Sự xuất hiện "quá gần" của tàu ngầm Trung Quốc làm Ấn Độ "lo ngay ngáy".
Trọng tâm của việc triển khai tàu ngầm Trung Quốc là từ vùng Sừng châu Phi cho đến eo biển Malacca và vùng biển phía tây của Australia.
Trong 22 lần xuất hiện ở Ấn Độ Dương, tàu ngầm Trung Quốc đã có lần chỉ cách quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ 90km. Ngoài ra còn 6 lần xuất hiện khác xảy ra ở eo Malacca và 13 lần ở phía nam Sri Lanka. Hai lần cuối cùng xuất hiện ở biển Ả Rập cho thấy tàu ngầm Trung Quốc đã mở rộng diện tích hoạt động của họ tới bờ biển châu Phi.
Báo cáo của tình báo Ấn Độ tin rằng các tàu ngầm của Trung Quốc xuất phát từ Hạm đội Nam Hải nước này. Tháng 5/2012, Hải quân Trung Quốc đã triển khai tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Tấn Type 094 tại căn cứ tàu ngầm ở Hải Nam. Đây được xem là một phần của chiến lược dài hạn của nước này trong tranh chấp Biển Đông.
Với việc Trung Quốc quản lý cảng Gwadar của Pakistan, Ấn Độ cho rằng nơi này sẽ trở thành một phần trong chiến lược "chuỗi ngọc trai" của Trung Quốc. Theo chiến lược này, đường hàng hải sẽ mở rộng từ Trung Quốc tới cảng Sudan qua nhiều điểm nút thắt lớn như eo Mandeb, eo Malacca, eo biển Hormuz và eo Lombok sẽ nằm dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh.
Báo cáo cho rằng, sự xâm nhập của tàu ngầm và tàu chiến khác của Trung Quốc vào Gwadar sẽ cung cấp cho hải quân nước này khả năng kiểm soát đối với sự hiện diện tiềm năng trong khu vực.
Theo vietbao
Triều Tiên có thể hạ Hàn Quốc trong vòng 3 ngày? Thông tấn xã trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết, trong chuyến đi thăm Bộ chỉ huy đơn vị đặc nhiệm 1973, lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un đã căn dặn, trong khi tác chiến phải nhanh chóng ra đòn chớp nhoáng hạ gục quân địch. Trong chuyến thăm ngày 22/03, lãnh tụ Kim Jong-un đã biểu thị, 1973 là đơn vị đặc...