Vợ không thể sinh con, người đàn ông xuất chúng vẫn quyết kết hôn bằng được
Yêu đương say đắm bất kể người yêu không có khả năng làm mẹ, người đàn ông xuất chúng đã khiến tất cả ngưỡng mộ vì tình cảm cao thượng của mình.
Có những câu chuyện tình yêu khiến người ta thật sự phải đặt câu hỏi tại sao nó lại diễn ra như thế. Đơn giản bởi hai nhân vật chính đã dành cho nhau tình cảm quá mức thuần khiết, vượt xa suy nghĩ bình thường của tất cả mọi người.
Cô gái xinh đẹp duy nhất ở khoa Vật Lý
Ngô Đại Du là nhà khoa học được được mệnh danh “cha đẻ ngành vật lý Trung Quốc”.
Ông mồ côi cha năm 5 tuổi, sau này, Ngô Đại Du theo học trường Đại học Công nghệ Nan Kai. Mùa Đông năm 1928, Ngô Đại Du gặp mặt Nguyễn Quán Thế, sinh viên năm nhất khoa Vật Lý.
Quán Thế có vóc dáng mảnh mai, nước da xanh xao với đôi mắt to sáng khiến Ngô Đại Du yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Nguyễn Quán Thế là nữ sinh viên duy nhất của khoa Vật lý. Bà xinh đẹp nên được chú ý là điều quá bình thường. Đại Du thầm yêu nhưng không biết làm cách nào để tiếp cận Quán Thế.
Cuối cùng, vào học kỳ 2 của năm đó, Ngô Đại Du được nhà trường thuê làm giáo viên dạy thí nghiệm Vật Lý cho sinh viên năm nhất. Ông ngay lập tức đồng ý và đó chính là cơ hội để tiến gần hơn cô gái Quán Thế.
Một lần nọ, Đại Du dồn hết can đảm viết một bức thư hẹn hò với Nguyễn Quán Thế. Tuy nhiên bà quá ngại ngùng nên rủ bạn thân cùng đến cuộc hẹn. Cô bạn là người rất tinh ý, sau khi gặp mặt đã trốn về để Đại Du thoải mái nói chuyện với cô gái mà ông yêu mến.
Sau này cả hai dần dần nảy sinh cảm tình và yêu nhau, Nguyễn Quán Thế thường rủ Đại Du đến Bắc Kinh làm khách ở nhà mình. Tất cả mọi người trong gia đình Quán Thế đều thích anh chàng tài năng và giỏi giang này.
Một ngày nọ, họ đi chơi công viên cùng nhau, Quán Thế đã yêu cầu Ngô Đại Du áp tai vào bức tường dội âm ở đó. Cô nói khẽ khàng với chất giọng ngọt ngào khiến Đại Du như bị mê hoặc: “Cầu trời cho chúng ta mãi mãi bên nhau”.
Lúc đó, ông cũng nhanh chóng đáp lại: “ Anh sẽ chứng minh tình yêu của mình cho đến hết cuộc đời”.
Video đang HOT
Cặp đôi trai tài – gái sắc vô cùng nổi tiếng trong giới sinh viên. Tuy nhiên, Nguyễn Quán Thế lại mắc bệnh viêm phổi, rất khó chữa vào thời bấy giờ.
Gia đình, người thân và bạn bè của Đại Du đều thuyết phục ông suy nghĩ kỹ càng trước khi quyết định yêu đương. Kể cả người thầy giáo của ông cũng lên tiếng ngăn cản, họ sợ rằng bệnh tật của Quán Thế sẽ ảnh hưởng đến con đường tương lai vô cùng hứa hẹn của ông.
Đại Du biết mức độ nghiêm trọng của bệnh nhưng vì tình yêu, ông gạt đi tất cả.
“Tôi sẽ không hạnh phúc nổi nếu không có cô ấy trong đời”, ông khảng khái nói vậy.
Ngô Đại Du không chỉ nói tốt mà còn hành động rất dứt khoát để khẳng định tình yêu. Ông vốn là người Quảng Đông, từ nhỏ đến lớn đã biết được món canh thịt bò hầm trên lửa liu riu là bổ dưỡng nhất. Bởi vậy, ngày nào ông cũng đi chợ mua thịt bò nạc về ký túc xá cắt thành từng miếng nhỏ rồi hầm canh cho người yêu.
Sau khi hầm, ông sẽ múc ra và gửi đến ký túc xá nữ. Vì nam giới không được vào đây nên ông thường nhờ một người bạn chuyển hộ.
Câu chuyện tình yêu của cả hai và món canh thịt bò nổi tiếng trong trường. Mọi người cùng chung nhận định rằng Nguyễn Quán Thế rất giỏi, xứng đáng với Ngô Đại Du nhưng sức khỏe lại quá kém, chỉ sợ bà sẽ làm vướng bận con đường sự nghiệp rực rỡ của ông.
Năm 1931, cặp đôi nhận được học bổng du học tại Hoa Kỳ. Ở đây, Quán Thế vẫn thường xuyên đau ốm, do bệnh nặng nên bà phải nằm viện. Vào thời điểm ấy, chẳng dễ gì kiếm được tiền, Ngô Đại Du đã quần quật làm thêm để chữa trị cho người yêu. Suốt 3 ngày ông không ngủ một phút nào mà chăm chỉ làm việc, cuối cùng nhận được 15 đô (gần 350 nghìn).
Thậm chí trong kỳ nghỉ, bạn bè cùng lớp đi tránh nóng, đi du lịch, ông vẫn đi làm thêm quần quật. Bất chấp cuộc sống khó khăn, năm 1933, Ngô Đại Du nhận bằng Tiến sĩ. Cũng trong năm này, bệnh tình của Nguyễn Quán Thế trở nặng, bệnh viện nhà trường bất lực nên gửi bà đến một viện dưỡng lão ở phía Bắc New York.
Khi đó, Đại học Bắc Kinh cùng nhiều trường đại học nổi tiếng trong nước gửi thư mời Ngô Đại Du về làm việc. Ông muốn đón Quán Thế về cùng nhưng bệnh tình của bà chưa chuyển biến nhiều nên không được xuất viện. Ngô Đại Du đành về trước.
Chăm sóc trên giường bệnh.
Trước khi về Bắc Kinh, ông ghé Quảng Đông thăm mẹ mình. Ngô Đại Du 27 tuổi và muốn đón mẹ lên Bắc Kinh cùng. Người mẹ biết con trai đã có bạn gái rất vui mừng, bà tin tưởng vào mắt nhìn của con trai nên mong chờ Quán Thế về nước để cả hai tổ chức hôn lễ. Tuy nhiên, tình hình sức khỏe của Quán Thế, Đại Du đều giấu giếm.
Năm 1935, Nguyễn Quán Thế về Bắc Kinh bằng đường thủy. Hành trình dài khiến bà kiệt sức, bà bị viêm màng phổi, sốt cao không thuyên giảm và nhập viện ngay khi đến Trung Quốc. Ngô Đại Du biết chuyện đã thường xuyên chạy đi chạy lại giữa trường học và bệnh viện. Đến lúc này, mẹ ông nhận ra rằng con dâu tương lai của mình quá yếu ớt.
Người mẹ góa này nằng nặc yêu cầu con trai bỏ bạn gái. Ngày nào bà cũng rơi nước mắt để thuyết phục. Bà góa chồng nhiều năm, có người con trai tài giỏi an ủi thế mà bây giờ con dâu lại yếu ớt, thậm chí khó có khả năng sinh sản.
Tuy vậy, đứng trước áp lực ấy Ngô Đại Du vẫn thẳng thắn: “Con yêu cô ấy không phải một sớm một chiều. Tương lai mà con hướng tới là tương lai có cô ấy. Nếu không có cô ấy trong đời thì còn hạnh phúc nào cho con nữa. Con phải chăm sóc cô ấy và kết hôn là cách duy nhất để con có thể chăm sóc cô ấy cả cuộc đời này”.
Sau này, mẹ của Ngô Đại Du cũng kể lại câu chuyện ấy và lời nói thỏa hiệp của mình: “ Hạnh phúc của con trai tôi là hạnh phúc của chính tôi. Nếu con trai tôi lấy vợ là người phụ nữ nó không yêu, nó đau khổ cả đời thì sống một mình còn có ý nghĩa hơn”.
Vậy là sau 8 năm yêu nhau, cuối cùng Nguyễn Quán Thế cũng kết hôn với Ngô Đại Du vào năm 1936.
Dùng cả đời chứng minh tình yêu
Sau khi kết hôn, đôi vợ chồng trẻ và mẹ chồng sống với nhau hòa hợp và hạnh phúc. Tuy nhiên, Quán Thế cũng gặp phải nhiều biến cố sức khỏe và thường xuyên nhập viện. Thời đại hồi ấy cũng vô cùng bất ổn khiến cho cuộc sống yên bình bị xáo trộn rất nhiều.
Sau này, mẹ của Ngô Đại Du qua đời trong một vụ tai nạn, chỉ còn hai vợ chồng gắn bó với nhau. Một lần, Ngô Đại Du bị ngã xe ngựa và phải nằm tĩnh dưỡng 1 tháng. Trong thời gian này, Quán Thế đã chăm sóc ông vô cùng chu đáo. Sau khi chồng hồi phục, bà lại ngã bệnh do không đủ thể lực.
Sau này, Ngô Đại Du được một trường đại học ở Canada thuê làm giáo sư. Vì thời tiết ở đó có lợi cho sức khỏe của vợ nên ông đồng ý.
Vợ chồng ông rất thích trẻ con nhưng Nguyễn Quán Thế không có khả năng sinh đẻ. Một người em họ ở Hong Kong biết mong muốn của anh chị nên đã đồng ý để một người con của mình làm con nuôi. Khi đứa bé đến Canada, vợ chồng Đại Du rất hạnh phúc.
Họ đã mua đất ở ngoại ô Ottawa (Canada) và xây một ngôi nhà đẹp. Quán Thế chăm sóc cho con nuôi, cả gia đình hạnh phúc vui vẻ. Cậu con trai này cũng vô cùng thông minh và 14 tuổi đã được nhận vào trường Đại học chuyên ngành Toán và Âm nhạc.
Năm 1979, phổi trái của Quán Thế bị vôi hóa hoàn toàn và phải thở bằng ống oxy. Khi đó Ngô Đại Du đang dự một hội nghị quốc tế ở Amsterdam và ngay lập tức quay về khi nhận điện báo. Vợ ông đã ở trong phòng chăm sóc đặc biệt, hai cha con ông túc trực bên ngoài. Năm 1980, Nguyễn Quán Thế qua đời khi đã 71 tuổi.
Ngô Đại Du không tin đó là sự thật. Hơn 50 năm hai vợ chồng gắn bó, không biết bao nhiêu lần chiến đấu với tử thần, lần nào họ cũng chiến thắng nên ông nghĩ vợ mình không thể ra đi như thế. Cái chết của Quán Thế mang lại nỗi đau đớn quá lớn cho Đại Du. Ông từng tâm sự: “Sự ra đi của cô ấy đã khiến tôi mất đi người bạn đời 52 năm. Nhưng trong kiếp này, được cùng cô ấy già đi là điều lãng mạn nhất đối với tôi”.
Năm 2000, Ngô Đại Du qua đời, hưởng thọ 93 tuổi. Câu nói cuối cùng của ông trước lúc nhắm mắt xuôi tay là: “ Tôi không có gì hối tiếc trong cuộc đời này”. Đúng vậy, ông đã có một cuộc đời huy hoàng với vinh quang vô hạn và với tình yêu một đời một kiếp khiến tất cả phải ngưỡng mộ.
Đời người buồn qua 1 ngày mà vui cũng qua 1 ngày, vậy sao không hạnh phúc mà sống?
Đời người ngắn ngủi chỉ vài thập kỷ, hà tất phải sợ thất bại. Khi ta cố gắng hết mức thì trời cao sẽ chiếu cố, sắp đặt vận mệnh của chúng ta.
Cuộc sống này vô thường, mấu chốt là ở thái độ chúng ta. Những thứ đã qua hãy cho qua, dù có đau lòng cũng không được tác dụng gì cả.
Mỗi ngày chúng ta sẽ phải đối mặt với những người giống nhau, những thứ không giống nhau và trải qua những chuyện không giống nhau. Dù hôm đó chúng ta cười hay vui thì vốn dĩ cũng chẳng ảnh hưởng đến quỹ đạo hoạt động của bạn vật.
Con đường sinh mệnh này là tự ta đi, thế nên hãy biết dùng tâm thái tốt nhất để đối mặt với từng ngày trong cuộc sống. Đừng quá lo chuyện của người khác rồi khiến bản thân mình tăng thêm sự phiền não, sai lầm của người khác tại sao mình phải gánh chịu. Thứ chúng ta cần chính là cứ vui vẻ mà sống, làm những việc mà bản thân thích, tặng cho những người yêu quý xung quanh nụ cười hạnh phúc nhất.
Rồi bạn sẽ phát hiện ra cuộc sống tươi đẹp như thế thì chẳng việc gì chúng ta phải mặt mũi u sầu cả. Bạn buồn cho ai xem, hơn nữa đa phần những nỗi lo toan đều là chúng ta tự tạo ra. Chúng ta khóc cũng 1 ngày mà cười cũng 1 ngày, vậy tại sao không dùng sự vui vẻ mà đối mặt với mọi chuyện.
Khi chúng ta có thể dùng trái tim vui tươi mà đối mặt với tất cả chúng ta sẽ phát hiện ra mọi thứ chẳng tồi tệ đến thế. Nhất định sẽ có cách, hơn nữa cách giải quyết lúc nào cũng sẽ tốt hơn.
Thất bại cũng tốt, thành công cũng xong, xem như là một lần nhận thức về bản thân mình. Đừng đợi đến sau này ân hận, cô đơn rồi mới tự lau nước mắt cho mình. Đời người có thủy triều thấp thì cũng sẽ có hạng cao, đừng vì một lúc không được như ý mà đã mê muội nhân gian. Đâu phải ai sinh ra cũng đã có vinh quang, huy hoàng...tất cả đều phải dựa vào nỗ lực của bản thân mình.
Đời người ngắn ngủi chỉ vài thập kỷ, hà tất phải sợ thất bại. Khi ta cố gắng hết mức thì trời cao sẽ chiếu cố, sắp đặt vận mệnh của chúng ta. Cuộc sống này vô thường, mấu chốt là ở thái độ chúng ta. Những thứ đã qua hãy cho qua, dù có đau lòng cũng không được tác dụng gì cả.
Đời người ngắn lắm, đừng để những đau khổ làm phiền não chúng ta. Chúng ta chỉ cần sống cho hiện tại, trân trọng mỗi người, mỗi việc ở ngay bên mình thế là đủ. Thẳng thắn đối mặt với cuộc sống, ném xuống những phiền muộn. Nhìn rộng là trường, xem nhẹ là thọ.
Bà cụ 91 tuổi suy ngẫm về "Nhân gian đáng giá": Cuộc sống thực ra không khó khăn như bạn tưởng! Đời người, giống như một bàn ăn vậy, thanh đạm hay phong phú đều nằm ở bạn. Có người thích nhịp sống hối hả, náo nhiệt, đầy thử thách và vinh quang, có người lại cho rằng 'mọi nỗ lự của tôi, chẳng qua cũng chỉ vì muốn sống một cuộc sống bình thường, êm ả'. Thực ra, mỗi một cách sống đều...