Vợ khôn?
Lâu lâu mới có dịp họp nhóm bạn học cũ thời đại học, chị râm ran kể chuyện chồng con. Chị bảo ông xã trước khi lấy chị rất cá tính, thuộc dạng ương ngạnh, nhưng chỉ 5 năm chung sống đã nghe lời chị răm rắp.
Mới đầu đám bạn ồ à, ai cũng tưởng chị dùng biện pháp “giường chiếu” để chinh phục chồng. Chị phẩy tay, lắc đầu, cười: “Đó chỉ là phụ thôi. Cái chính là lời ăn tiếng nói. Đàn ông nào mà chẳng thích ngọt. Ngọt mật mới chết ruồi”.
Để chứng minh cho kết quả chị “huấn luyện” chồng thành công, chị kể ra rả. Chị gặp chồng thông qua mai mối. Sau hai tháng tìm hiểu thì kết hôn. Trước khi cưới nhau, chồng chị có một nhóm bạn độc thân vui tính hơn chục người. Vì độc thân nên các anh làm đồng nào xào đồng ấy. Không bia bọt nhậu nhẹt thì cà phê tán dóc. Chồng chị là trưởng nhóm của cái hội độc thân ấy nên việc chung chi càng mạnh tay hơn. Ngay cả khi làm đám cưới, chồng cũng phải mượn tiền của bà con dòng họ. Nhưng chỉ một năm sau ngày cưới, vợ chồng chị đã gom góp tiền mua được miếng đất ngoại thành.
Để có kết quả này, chị phải mạnh tay tách chồng ra khỏi nhóm bạn độc thân ấy. Chị gọi điện hết tỉ tê rồi đến nặng nhẹ cho từng người trong nhóm bạn. Chị than nghèo kể khổ… nói chung là đủ mọi phương cách để các bạn thấy khó mà lui. Dần dà, quanh anh chẳng còn người bạn nào, chị mới yên tâm.
Sau khi tách thành công nhóm bạn, chị lại lên kế hoạch đẩy chồng ra xa những người bà con, họ hàng mà theo chị thì “lợi dụng” chồng chị là chính. Chị khuyên chồng phàm việc gì không có lợi cho quan hệ, công việc làm ăn của mình thì anh chỉ nên chơi xã giao. Chẳng biết chị dỗ dành thế nào mà chồng nghe theo như bị bỏ bùa. Không người bà con nào dám bén mảng đến nhà vợ chồng chị. Ngay cả cha mẹ chồng hay cha mẹ ruột của chị, mỗi lần sang thăm cháu ngồi chưa nóng chỗ đã phải vội vã về ngay.
Video đang HOT
Từ khi mở tiệm buôn bán phụ tùng xe máy, chị càng có dịp đăng đàn “dạy” chồng. Chị nói đàn ông chỉ mèo mỡ khi trong túi rủng rỉnh tiền bạc. Phụ nữ muốn giữ chồng thì phải giữ túi tiền của anh ta trước. Sau một ngày buôn bán, chị sờ túi trên, nắn túi dưới, móc đến những đồng tiền lẻ cuối cùng. Chị kể nhiều bận anh chạy xe SH, quần áo bảnh bao mà xe hết xăng không có tiền đổ. Anh phải điện thoại gọi vợ ra cây xăng trả tiền. Chị cười hô hố, bảo “thấy cũng tội nhưng thôi thì kệ”. “Không nên đối xử tốt với đàn ông, họ hay sinh tật. Nhưng cái sự đối xử xấu ấy, mình chỉ nên để trong lòng, còn trước mặt thì vẫn phải giả lả, ngọt ngào”. Đám bạn ai cũng bảo chị giả tạo. Chị cười xòa. Chị bảo thời nay mối quan hệ nào cũng phải kiểu cách như vậy mới “lâu bền, tốt đẹp”.
Ngoài chuyện xiết chặt tiền bạc của chồng, những khi tiệm vắng khách hay ế ẩm, chị lại tỏ ra rầu rĩ, thở than. Chị kể lể ngày xưa chị có ti tỉ người giàu có, bảnh bao theo đuổi nhưng thương anh nghèo mà có ý chí nên vẫn nhận lời lấy anh. Chị cứ thổn thức bằng những lời ngọt nhạt để anh thấy ray rứt mà cố gắng phấn đấu. Anh lại chạy đôn, chạy đáo tìm cách làm cho cửa tiệm buôn bán tấp nập trở lại. Anh cày ngày, cày đêm cốt chỉ để vợ vui vẻ, hài lòng.
Trong khi anh ngày càng héo hon vì gánh nặng tiền bạc, công việc thì chị lại trẻ trung, phơi phới. Chị bảo, nhiều người phụ nữ ngu ngốc, suốt ngày chỉ biết cắm mặt làm lụng, lấy tiền về lo cho chồng con mà không biết tu bổ nhan sắc. Đàn ông chẳng bao giờ biết ơn, còn chê ỏng chê eo vợ vừa già, vừa xấu. Chị thì không như vậy. Chị cứ sắm sửa, ăn diện, nâng cấp nhan sắc để chồng “vừa yêu vừa xiêu” mà vắt sức ra lao động phục vụ cho mẹ con chị.
Tình cờ một lần ghé nhà chị, tôi gặp anh. Người ta nói phụ nữ sau khi lập gia đình thường già nhanh hơn chồng, nhưng xem ra trường hợp của chị thì ngoại lệ. Anh đang ngồi uống bia một mình. Chị bảo mỗi tối “cấp” cho anh hai lon bia để anh bồi bổ sức khỏe. Vừa thấy bạn vợ, anh lúng túng, ngượng ngập. Tôi cười đùa, cố ý châm chọc: “Bia ngon không có bạn hiền, sao uống được anh?”. Chị cười mỉa: “Úi dào! Bạn với chả bè làm gì cho rắc rối. Tụ tập ăn nhậu đông đúc lại sinh chuyện”. Anh im lặng, uống từng ngụm bia, ánh mắt xa xăm. Trông anh như một đứa trẻ lớn xác bị vợ giam giữ, canh chừng.
Tôi tự hỏi chẳng biết chồng chị có hạnh phúc không khi lấy được cô vợ quá “khôn khéo”. Và liệu anh có bao giờ cảm thấy cô đơn khi mỗi ngày vợ càng rào kín mọi mối quan hệ xã hội của anh?
Theo VNE
Đàn bà khôn không giữ ví chồng
Đàn bà muốn quản được chồng, đừng chỉ chăm chăm vào cái ví tiền...
Đàn bà muốn quản được chồng không phải là quản kinh tế, quản tiền nong, quản giờ giấc và các mối quan hệ của chồng. Những điều ấy tuyệt đối cấm kị đối với hạnh phúc gia đình, bởi người đàn ông sẽ chỉ càng cảm thấy bị kìm kẹp, bị gò bó mà thôi. Với người phụ nữ, giữ chồng phải khéo, khéo từ cách nói, cách quan tâm và ngay cả cách &'yêu' chồng.
Nhiều chị em nghĩ đơn giản, chỉ cần quản túi tiền của chồng, giữ ví chồng thì anh ta sẽ không làm gì được. Vì họ lý giải, cầm ví chồng tức là cầm tiền của chồng, thế nên, dù chồng có muốn lăng nhăng bên ngoài cũng không được, muốn mua quà cho gái cũng không xong, muốn nhậu nhẹt với bạn bè cũng không có tiền. Thế nên, nhiều bà vợ cầm hết thẻ ATM của chồng và hàng tháng chỉ đút vào ví anh ta có vài trăm bạc, đến giữa tháng lại kiểm tra còn hay hết. Nếu còn thì sẽ không nói gì, còn khi hết, dù là sẽ bỏ thêm vào đó vài trăm nhưng lại tra khảo đủ thứ. Kiểu như: "Anh làm gì mà tiêu hết tiền nhanh thế, anh cho ai à, anh có đi đâu đâu mà hết tiền".
Những câu hỏi ấy với đàn ông mà nói đúng là tra tấn lỗ tai. Phụ nữ rất sai trong cách nghĩ đó, họ nghĩ quá đơn giản. Vì chẳng có một gã đàn ông nào chịu được cảnh hàng tháng phải ngửa tay xin tiền vợ. Một gã ki bo, chỉ biết khư khư giữ tiền cũng không bao giờ thích chuyện đó, nhất là khi tiền lại do họ kiếm ra.
Thử đặt địa vị của mình vào họ, bạn có bao giờ thích người khác cầm tiền rồi hàng tháng cứ phải hỏi để xin tiêu? Chắc chắn là ai cũng trả lời rằng không. Vậy lý do gì các bà vợ nghĩ, các ông chồng sẽ thoải mái trong chuyện đó.
Hãy để cánh đàn ông được tự do cầm ví và tiêu số tiền của mình. (ảnh minh họa)
Nhiều người lại nghĩ, dù là không thoải mái cũng phải chấp nhận, vì các ông chồng không còn cách nào khác là đưa tiền cho vợ, để vợ quản thúc. Đàn bà &'tay hòm chìa khóa' là như vậy. Nên họ cho đó là điều tất lẽ dĩ ngẫu. Như vậy họ đã áp đặt, đàn ông thực sự ghét chuyện này.
Hãy để cánh đàn ông được tự do cầm ví và tiêu số tiền của mình. Chị em muốn giữ tiền, chỉ nên hoạch định các khoản chi tiêu trong gia đình, từ tiền sinh hoạt phí đến tiền chăm sóc con cái. Và yêu cầu mỗi tháng chồng phải nộp bao nhiêu để sử dụng vào việc đó. Nếu có dư giả thì hai vợ chồng nên thống nhất bàn bạc tiết kiệm, gom góp, đặt ra một quỹ riêng để dùng tới những việc lớn. Có sự thỏa thuận thì lúc nào người chồng cũng &'tuân mệnh'. Đừng dùng cách ép buộc người khác.
Đàn ông, cứ tưởng họ không tiêu gì nếu như đã có gia đình, nhưng đàn ông không như phụ nữ, dù có vợ con rồi họ vẫn trăm thứ phải tiêu pha. Nhất là chuyện quan hệ đồng nghiệp làm ăn. Đôi khi đó là vì công việc, đôi khi đó cũng chỉ là sự sĩ diện của bản thân. Chẳng có người đàn ông nào tự tin ra ngoài khi trong túi chỉ có vài đồng cả ngay cả khi họ là thanh niên hay đã lập gia đình. Thế nên, các bà vợ hãy nghĩ, đừng giữ ví chồng, đó mới là đàn bà khôn. Hãy cho chồng được mở mày mở mặt với bạn bè, đừng để người ta nói, đàn ông đi ra đường mà bị vợ móc hết túi, không có vài đồng để mời nước, mời non. Khi đó thì chồng bạn dù chui xuống đất cũng không hết xấu hổ...
Mong chị em hãy nhớ những điều này, đừng để chuyện tiền bạc làm tình cảm vợ chồng rạn nứt...
Theo VNE
Vợ khôn nên để bao cao su vào ví chồng Đàn bà nếu khôn khi chồng bước ra khỏi cửa, hãy rút từ ví ông ấy ra ít tiền và thêm vào bao cao su. Muôn đời nay, ngay cả cái thời đàn ông được quyền năm thê bảy thiếp, cái nỗi niềm tình yêu mãnh liệt nhất của người đàn bà vẫn là chồng chung thủy với riêng mình mà thôi. Âu...