Vợ khóc nghẹn sau cuộc gọi chúc Tết chồng đêm giao thừa
Vào ngày này, mọi người đều chưng diện đi khai xuân cùng anh chị em đồng nghiệp, tôi chỉ biết nằm ở nhà, mặc cho nước mắt lăn dài …
Bố mẹ đẻ biết tôi chưa đi làm nên giục tôi khăn gói về quê. Tuy nhiên, tôi không muốn bước ra khỏi phòng, cũng không muốn gặp bất cứ ai. Tôi chỉ sợ, khi gặp mặt người thân, tôi sẽ òa khóc khiến không khí xuân của mọi người bị ảnh hưởng.
Tôi và chồng kết hôn đã 8 năm và có với nhau 2 mặt con.
Chồng tôi đi làm nhiệm vụ xa. Mỗi năm chỉ về nhà đôi ba lần. Vì thế, 8 năm nay, tôi đã quá quen với những cái Tết không có chồng bên cạnh.
Năm vừa rồi, anh hứa hẹn sẽ ăn Tết cùng gia đình khiến mẹ con tôi mừng vui chờ đợi. Nhưng 27 Tết, anh đột nhiên thông báo không thể về vì có nhiệm vụ đột xuất. Tôi đành phải động viên các con, cho các con đi mua sắm để chúng không mè nheo đòi bố.
Đêm giao thừa, như thường lệ, con trai lớn canh đúng 12h để gọi điện chúc Tết bố. Thế nhưng cuộc gọi vừa được kết nối thì tôi giật mình nghe thấy tiếng khóc của trẻ sơ sinh.
Chồng tôi nói với tôi, đó là tiếng khóc trong điện thoại của một người bạn trực cùng. Tuy nhiên, với bản năng của một người vợ, tôi lại nghĩ đến chuyện khác.
Vì thế, sau khi để các con nói chuyện với bố, tôi nhắn tin cả đêm với chồng để tra hỏi sự việc. Tôi còn nói, sẽ bắt xe đến chỗ chồng hoặc điện thoại cho sếp của chồng để làm rõ trắng đen.
Video đang HOT
Chồng tôi sợ sự nóng giận của tôi nên cuối cùng đã thú nhận, anh đang ở một nơi xa chứ không phải trực Tết cơ quan.
Anh nói với tôi, trong thời gian xa vợ, anh đã ngoại tình với một người đàn bà góa chồng. Không ngờ, người phụ nữ này giấu anh việc mang thai. Gần Tết, bố mẹ chị ta mới tìm đến chỗ làm của anh rồi thông báo việc đứa trẻ mới ra đời.
Để sự việc được êm xuôi, họ yêu cầu anh phải về ăn Tết cùng mẹ con đứa trẻ. Sau đó, ra Giêng mới tìm cách giải quyết.
Tôi đọc tin nhắn của anh, nước mắt cứ chảy tràn ra. Cảm giác đau đớn đến tột cùng khiến tôi muốn hét thật to. Thế nhưng, nhìn sang hai đứa con đang ngủ ngon lành, tôi lại cố cắn chặt môi.
Sáng mùng 1 Tết, thấy mặt mũi tôi sưng vù, bố mẹ chồng gặng hỏi nhưng tôi chỉ biết nức nở. Tôi xin phép được miễn việc đi chúc Tết bà con. Sau đó, tôi tắt điện thoại, nằm trong phòng gặm nhấm nỗi đau của riêng mình.
Mẹ chồng tôi lờ mờ hiểu ra sự việc khi con trai tôi kể chuyện gọi điện chúc Tết bố. Bà chăm sóc tôi chu đáo, ân cần và khuyên tôi nên bình tĩnh, tìm hiểu rõ ngọn ngành và chờ lúc sáng suốt rồi mới được quyết định.
Tôi đã cố nghĩ theo hướng tích cực nhưng cú sốc này quá lớn khiến tôi không gượng dậy nổi. Không lẽ tôi phải ly hôn khi năm mới vừa bắt đầu?
Theo docbao.vn
Tết chạnh lòng
Tôi đang cắm cúi pha trà, nghe lời khấn mà rớt nước mắt. Cái tình cảm của những người già, suốt một đời gắn bó cùng nhau, nay bỗng thiếu đi một nửa, chắc chắn chông chênh, chới với vô cùng.
Chúng tôi đón cái tết đầu tiên thiếu vắng bóng mẹ. Đó là cái tết chạnh lòng nhất, trống vắng nhất. Kể cả khi những ngày tết đang dần trôi qua, chúng tôi vẫn đau đáu nuối tiếc. Không phải tiếc ngày xuân tươi vui, mà tiếc vì thiếu dáng hình người phụ nữ quan trọng nhất.
Tháng 11, mẹ tôi mất vì đột quỵ. Khó có thể tưởng tượng, người phụ nữ khỏe mạnh sáng còn đưa gói xôi cho cu Tuấn, trưa còn vào bếp nấu ăn, cười nói vui vẻ thì chiều đã nằm lịm trên giường. Chúng tôi 5 đứa con, ngồi quỵ bên chỗ mẹ nằm, khóc thương vì quá bất ngờ và choáng váng. Chỉ một chiều đầu đông buồn tê tái, chúng tôi đã mất mẹ.
Sau khi lo liệu cho mẹ xong, chúng tôi mỗi người đều ôm một vùng kí ức có chung, có riêng về bà. Nhiều khi, tôi không tin là bà mất thật. Tôi cứ ngỡ như mẹ mình chỉ đi du lịch xa đâu đó, rồi chỉ cuối tuần là bà sẽ trở về với một balo đầy quà cho con cháu.
Năm nay, gia đình tôi vẫn tề tựu đón tết nhưng mọi thứ thật lặng lẽ và trống trải vô cùng. Mọi năm mẹ sẽ sửa soạn cơm cúng, cắm hoa, trang trí dĩa trái cây... và kính cẩn đặt lên bàn thờ tổ tiên thì năm nay, chúng tôi cũng làm y như vậy. Chỉ khác là trên bàn thờ, có thêm di ảnh bà. Năm đứa con, một bầy cháu, không đứa nào là không ngậm ngùi, xúc động.
Chúng tôi đón cái tết 2019 trong sự chạnh lòng và trống vắng vô cùng vì thiếu mẹ. Ảnh minh họa
Bố tôi chuẩn bị thứ gì cho mẹ cũng tươm tất. Ông nhẹ nhàng nấu ít chè hạt sen mà mẹ thích, ông không cúng mặn, chỉ cúng chay. Ông vẫn còn thương, còn nhớ bà nhiều lắm. Tôi biết điều ấy là khi nghe ông khấn. Tiếng ông rất nhỏ, đều đều nghe như thủ thỉ: "Bà ơi, bà phù hộ độ trì cho con cháu khỏe mạnh, làm ăn tấn tới và luôn bình an, bà nhé. Tôi ở đây một mình, không ngày nào là không nghĩ về bà".
Tôi đang cắm cúi pha trà, nghe lời khấn ấy mà rớt nước mắt. Cái tình cảm của những người già, suốt một đời gắn bó cùng nhau, nay bỗng thiếu đi một nửa, thật chông chênh, chới với vô cùng.
Đêm giao thừa, chúng tôi nhớ mẹ quặn lòng. Tôi nhớ, cứ trước 11 giờ bà đã chuẩn bị xong mâm cúng. Bàn tay bà cẩn trọng sắp từng cái chén, đôi đũa. Rồi bà sẽ hối: Ông nó nhanh nhanh ra cúng cho kịp giờ. Bà sẽ tất tả chạy chỗ này chỗ kia, kiểm tra xem các thau nước đã đầy chưa. Lần nào năm mới, bà cũng đổ đầy nước tất cả các thau chậu, ngụ ý rằng qua năm đủ đầy, mát mẻ, tươi mới. Qua giao thừa, bà sẽ cầm cái giỏ nâu cũ, trong ấy có xấp tiền mừng tuổi. Con cái dù lớn cỡ mấy cũng có phần. Cháu càng nhỏ càng được cho nhiều hơn. Rồi sau khi lì xì, bà sẽ dành thời gian nói chuyện với chúng tôi. Bà nhớ con gái lấy chồng đang đón giao thừa ở xa, nhớ về những kỉ niệm đón năm mới thời bà còn thơ ấu... Chúng tôi khi ấy, đứa mải coi bắn pháo hoa trên tivi, đứa mải chúc tết bè bạn, đứa mải lướt facebook, chẳng mấy đứa để ý đến bố mẹ mình. Hai ông bà cứ ngồi thủ thỉ một lúc rồi vào nghỉ ngơi. Mai còn đi chùa sớm.
Tôi nhớ mỗi sáng mùng một, bố mẹ tôi đều đi chùa. Có năm tôi đi theo, có năm lười biếng ở nhà. Nhưng năm nào cả hai ông bà cũng đi từ tinh mơ. Tôi biết, đến chùa mẹ sẽ cầu những gì. Bà cầu cho con cháu khỏe mạnh, gia đạo bình an, chúng nó đứa nào đứa nấy làm ăn phát tài, đi đến nơi về đến chốn. Trong tất cả những lời khấn ấy, không lời nào bà cầu cho riêng mình bà cả.
Rồi cũng đã đến lúc chúng tôi là người thay mẹ vun vén cho mâm cơm, cỗ bàn, cúng bái ngày tết được tròn vẹn, đủ đầy. Ảnh minh họa
Những cái tết đã qua thật tươi vui, thật đầy ắp những kỉ niệm, và sắp tới, chúng tôi rồi sẽ đón những cái tết thiếu vắng bóng mẹ. Giờ đây chúng tôi mới biết tiếc nuối những ngày tháng đã qua, những ngày tháng chúng tôi bôn ba nơi xứ người, say sưa kiếm tiền và chìm trong những mối quan hệ tuổi trẻ. Chúng tôi đã bao lần viện cớ bận việc, khất những cái hẹn về thăm mẹ cha nhưng những dịp nghỉ lễ hiếm hoi lại xách ba lô đi khắp nơi cùng bè bạn.
Chúng tôi đã ỷ rằng, những đồng tiền gởi về đủ lấp đầy niềm vui cho mẹ. Nhưng nào có phải, tiền chúng tôi cho bà vẫn nguyên vẹn, mẹ xếp ngay ngắn để đầy trong một chiếc hộp. Mẹ cùng bố đã ngày ngày kể lại những kỷ niệm thời chúng tôi còn thơ bé để những bữa cơm bớt lặng lẽ. Cũng như chúng tôi giờ đây, ôn lại những kỷ niệm có mẹ trong những câu chuyện để nỗi nhớ vơi đi.
Nhưng sinh tử biệt ly là điều dẫu muốn hay không, con người ta vẫn phải chấp nhận ở cuộc sống này, chúng tôi rồi lại phải trưởng thành để yên lòng mẹ ở nơi kia.
Nhưng cái tết đầu tiên không có mẹ ở bên như năm nay khiến tôi muốn viết những dòng này để nhắn nhủ đến những người con đang còn mẹ cha trên đời. Cuộc sống vô thường, chúng ta sẽ chẳng thể biết ngày biệt ly trước mắt, hãy sống thật tròn vẹn. Hãy dành thời gian nhiều hơn cho những đấng sinh thành để nếu có lúc phải như chúng tôi, bạn sẽ bớt hối tiếc và có thật nhiều những ký ức đẹp để ôn lại trong những ngày tết sum vầy.
Ngọc Thu
Theo phunuonline.com.vn
Biếu nhà nội 1 triệu tiền sắm Tết, đi đâu tôi cũng bị chỉ trỏ, hỏi mẹ chồng thì bà khóc ầm lên kêu oan Chiều 30 Tết, trong bữa cơm Tất niên, tôi được hết người này đến người khác kéo ra hỏi thăm về việc keo kiệt với bố mẹ chồng. Tôi và chồng tôi đều là dân tỉnh lẻ lên thành phố lập nghiệp. Nhà tôi khá hơn một chút vì bố mẹ tôi buôn bán gần chợ, còn bố mẹ anh chỉ làm nông....