Vợ khổ sở khi lấy phải ông chồng tính đếm tiền bạc
Một số ông chồng cưới vợ về quên phắt chữ thương, việc nhà thì biếng, tiền bạc chi li, tình cảm như bố thí… khiến vợ khổ sở, vất vả, tổn thương tới mất hết chữ tình…
Đau xót vì hôn nhân bế tắc
Chị Phan Thị Là (Hà Nam) lấy chồng được 5 năm, nhưng hôn nhân đang rơi vào bế tắc.
Chị Là đi làm nhà nước nên lương thấp, kinh tế gia đình trông cả vào chồng. Vì vậy từ cái kim sợi chỉ, đến lo cho hai đứa con đều phải trông chờ vào cái ‘nóc nhà’ là chồng. Lương chồng làm chị không được quản, anh chi tiêu gì không biết, nhưng với vợ con thì chi li, tính đếm. Mỗi khi có chuyện gì cãi vã thế nào anh cũng lôi việc chị kiếm được ít tiền ra để sỉ vả.
Chị Là nhẫn nhịn sống để hai con đỡ khổ, vì nếu tính tới ly hôn là sẽ phải chia đôi hai con.
Khi bé thứ hai mới 1 tuổi, chị Là lại có bầu. Chị báo tin có thai với chồng, anh bảo để đẻ nhưng vẫn vô tâm, gây sự cãi nhau về tiền bạc khiến chị rất mệt mỏi. Cả tuần qua chị ốm nằm bẹp giường nhưng chồng chẳng thèm hỏi han xem đau ốm thế nào, nhờ đi mua thuốc anh còn tỏ ra khó chịu.
Chị mệt mỏi vì chồng vô tâm… Ảnh minh họa.
Chị Là vốn quen với sự bạc bẽo của chồng nên không đau khổ, tủi thân tới mức trầm cảm như trước kia. Nhưng bây giờ chị đắn đo không biết giữ thai (bởi giờ trứng mới làm tổ, chưa có tim thai), hay bỏ thai. Chị nghĩ giờ một nách chăm hai con bé trứng gà trứng vịt, chồng thì vô tâm, keo kiệt như thế… bỏ thai thì thấy tội lỗi, nhưng giữ thai thì khổ mình, khổ cả 3 con vô tội khi cả đời phải cùng mẹ gánh chịu hậu quả một gia đình ‘cái nóc’ chẳng ra gì.
Tâm sự với Chuyên gia, chị nói bạn bè người khuyên với người chồng khinh bỉ, coi thường vợ con thì việc sinh thêm bé nữa là cả một vấn đề lớn. Bỏ thai như là ‘giết con’ , mà đẻ ra để con thiếu đói, khổ cực cả vật chất và tình cảm thì đó là cái nghiệp khổ đeo cả đời cho cả mẹ và con.
Ngày xưa thêm con còn ỉ vào việc ‘trời cho con ắt cho kế sinh nhai’ , phụ nữ phụ thuộc vào chồng. Nhưng ngày nay phụ nữ cũng phải làm việc, kiếm tiền như đàn ông, còn lo toan gánh vác phần lớn việc nhà, chăm sóc con cái, và đã biết trân trọng bản thân. Nếu chồng không biết thương vợ, còn vô tâm, tính đếm làm vợ con khổ sở, thiếu đói… thì hãy coi như chồng đã chết để khỏi trông ngóng, chờ đợi anh ta bố thí tình cảm và trách nhiệm của một ‘nóc nhà.’ .
Video đang HOT
Là chồng thì phải biết thương vợ
Khi đã ký giấy kết hôn, người phụ nữ chính thức gọi người đàn ông là ‘chồng’ thì bạn cần gánh trọng trách của một người đàn ông, như một cái cây lớn để vợ dựa vào. Xét cho cùng cô ấy đã bỏ cả thiên đường là gia đình để về làm vợ bạn, cùng nhau xây dựng một mái ấm và bạn chính là cái ‘nóc nhà’ chuẩn bị đón những đứa trẻ.
Vì vậy là chồng bạn hãy trân trọng, chiều chuộng, yêu thương vợ, để cô ấy toàn tâm, toàn ý lo cho chồng, và những đứa con của mình. Mỗi sáng thức dậy đừng ngại trao cho vợ một nụ hôn nhẹ, và tạm biệt vợ yêu đi làm – những việc làm rất nhỏ nhưng đủ để vợ vui vì được chồng yêu thương, quan tâm.
Phụ nữ đều rất yếu lòng, nhạy cảm, dù có nũng nịu, giận hờn cũng là để biết chồng biết cô ấy yêu nhiều thế nào. Vì vậy bạn đừng cáu kỉnh, nổi nóng mà cãi nhau vì sẽ làm cô ấy đau lòng.
Người chồng thương vợ đừng bỏ mặc vợ khóc (dù vì lý do nhớ nhà, tức giận, bị người khác ức hiếp, hay là tức cảnh sinh tình…) bạn cũng cần ôm cô ấy vào lòng an ủi, lau nước mắt để cho cô ấy khóc thoải mái. Bạn cần ôm vợ đủ chặt để cô ấy cảm nhận được bờ vai vững chãi và nép vào ngực bạn, và đừng quên hôn nhẹ lên trán và gò má vợ.
Thỉnh thoảng về nhà thấy vợ dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ quần áo cho bạn, hãy tỏ ra biết ơn cô ấy bằng những lời nói dễ thương, hoặc xắn tay vào cùng giúp vợ. Cô ấy sẽ rất vui và cảm động vì được chồng ít nhiều cũng san sẻ gánh nặng việc nhà.
Hai người gắn kết cuộc sống với nhau bằng hôn nhân, chữ ‘vợ chồng’ rất gần gũi, thân thiết và rất đỗi dung dị. Đã là vợ chồng, hãy để ngọt ngào gắn trên môi, tình yêu đong đầy trái tim. Đã nhận trách nhiệm làm chồng thì phải biết lo lắng, yêu thương vợ con, phải biết xót thương vợ mình (bởi trên đời này có ai đó xót vợ hơn thì chắc chắn hôn nhân của bạn đang đi tới bờ vực rồi).
Sau khi kết hôn phụ nữ chỉ có chồng và con là bầu trời, là thế giới của cô ấy. Bạn đã đảm nhận trọng trách ‘nóc nhà’ cần luôn ôn hòa, khoan dung, nhẫn nhịn. Bạn nhường nhịn, yêu thương vợ một cô ấy sẽ đáp lại bằng sự yêu thương chăm sóc bạn gấp nhiều lần. Quan trọng là vợ một lòng tin tưởng chồng, chăm vén gia đình với đàn con ngoan thì dù bạn tha hồ bay nhảy phát triển sự nghiệp ngoài xã hội vẫn luôn có một mái nhà hạnh phúc đón bạn về.
Muốn được vợ hoặc chồng yêu chiều, hạnh phúc thì hãy ngừng suy diễn trong hôn nhân
Chỉ vì suy diễn lời ăn, tiếng nói, hành động... của nhau mà nhiều cặp vợ chồng đã dẫn tới cãi vã, bạo lực.
Suy diễn làm nhiều người nhà tan, cửa nát mà nguyên nhân ban đầu có thể xuất phát từ tình yêu thương "nửa kia", nhưng vô tình khiến bạn trở thành người độc đoán, thích kiểm soát và làm "nửa kia" ngột ngạt muốn bứt ra.
Khổ sở về tật suy diễn của "nửa kia"
Hai vợ chồng tranh luận về việc nấu nướng, cô vợ bảo nấu canh khoai tây thì chỉ cho 1 muỗng muối là vừa, ông chồng thi bảo 2 muỗng đậm vị ngon hơn, kèm theo câu:
- Anh nghĩ chuyện này em không hẳn đúng đâu!
Thế là cô vợ sửng cồ lên:
- Ông định nói tôi hoàn toàn sai chứ gì? Tôi sai nghĩa là tôi nói dối phải không? Tôi nói dối có nghĩa là tôi ăn nói không như một con người. Ông định nói là tôi vừa sủa bậy như con cún phải không? Ôi! Mẹ ơi, chồng con kêu con là con cún...
Tật suy diễn của vợ làm nhiều ông chồng chán ngán. Ảnh minh họa.
Nhiều phụ nữ rất nhạy cảm, hay lo lắng và suy diễn gây sóng gió cho gia đình vì những chuyện không đâu. Nhà anh Nguyễn Văn Mạnh (Hà Nội) cũng vậy. Hôm ấy 20 giờ anh mới đi làm về, mệt mỏi bảo do cơ quan có khách đối ngoại đột xuất, điện thoại hết pin nên không gọi về báo cho vợ được.
Nhưng nghe anh giải thích, chị Kim vợ anh một mực bảo chồng đi với "con nào", chồng "không còn yêu vợ nữa"... Thấy vợ không chịu tin, anh chán ngán bỏ cơm lên phòng bật tivi xem bóng đá, mặc vợ vật vã một mình.
Anh Mạnh bình thường cũng quan tâm, chăm sóc vợ. Chị cũng tốt, nhưng hay dỗi dằn, trách móc, và chẳng tin tưởng chồng. Hồi mới cưới anh còn giải thích, làm hòa. Nhưng giờ thì anh đã chán phải giải thích những suy diễn của vợ về chuyện anh đi làm về muộn. Tật suy diễn của vợ làm anh mệt mỏi, muộn phiền khiến cuộc hôn nhân rất ngột ngạt.
Chồng là trụ cột gia đình, mắc tật suy diễn rất dễ dẫn tới bạo lực. Ảnh minh họa.
Không chỉ các bà vợ, mà nhiều ông chồng cũng mắc bệnh suy diễn làm thương tổn gia đình và chính mình như trường hợp nhà anh Lâm. Vợ chồng anh Lâm kinh tế chỉ vừa đủ ăn, hôn nhân cũng đang trục trặc. Chị Kim - vợ anh tính quá thẳng thắn, khen chê rõ ràng, nói năng bộp chộp tới mức nhiều khi chưa kịp nghĩ đã nói, dẫn tới vợ chồng hay cãi nhau.
Tính anh Lâm thì chăm việc nước, việc nhà thì vợ phải nhắc anh mới làm. Đã thế khi hứng lên thì anh làm hết mình, khi không thích thì trả nhiều tiền anh cũng dứt khoát không làm nên bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt, khiến chị trách móc. Trong sinh hoạt hàng ngày anh hay nóng tính, chấp vặt và thù dai, giận lâu. Chị Kim ghét nhất tật hay suy diễn lời nói của chị để vặn vẹo làm chị bộp chộp nói ra và hậu quả là hai vợ chồng cãi nhau.
Rất nhiều lần khi trò chuyện chỉ vì chị không đồng ý quan điểm của anh và nói ra ý kiến của mình. Nhưng chị nói một đằng, anh hiểu một nẻo thế là cãi nhau. Anh Lâm tức giận quát ầm lên rằng vợ phản bác, chê bai, không tôn trọng chồng. Chị nói lại mỗi người có cách nhìn, quan điểm riêng. Nếu anh nói đúng thì nghe ngay, nhưng anh nói sai thì không thể ép chị theo cái sai của anh được. Đã có những lần cãi cọ đỉnh điểm là anh lao vào đánh chị, và chị vì bảo vệ mình nên... đánh lại.
Lần đó hai vợ chồng đã suýt ly hôn. Nhưng sau đó chị tìm hiểu mới biết chồng có tâm lý suy diễn đó nguyên nhân là từ bé anh đã bị bố mẹ áp đặt phải sống theo ý họ, và phải chịu rất nhiều ấm ức. Bố mẹ anh chưa bao giờ công nhận hay động viên việc con trai mình làm được, mối quan hệ không tốt, thậm chí còn rất tệ vì anh luôn từ chối bố mẹ mình.
Đứng vào vị trí của chồng chị mới thấy anh quá nhạy cảm với mọi câu nói của chị. Từ đó chị bắt đầu khen ngợi anh nấu ăn ngon khi anh vào bếp làm cơm, cảm ơn động viên chồng mỗi khi anh làm giúp chị việc gì... Yên ổn được một thời gian thì mới đây anh lại làm loạn cả khu chung cư, còn hùng hổ cầm dao chém cái bàn ăn vỡ tan... mà nguyên nhân là chị khen sếp của anh giỏi. Ngay lập tức anh bảo vợ chê anh dốt, chụp cho vợ cái mũ "khinh chồng", rồi suy diễn vợ tệ bạc, hay nhòm ngó so sánh đàn ông khác, rồi gầm gừ chửi bậy, mất kiểm soát...
Giờ thì chị rất sốc, hôn nhân có nhiều chuyện dễ giải quyết, nhưng hàng ngày cứ bắt bẻ lời nói, rồi suy diễn ra thành chuyện lớn và trở thành chuyện rất tồi tệ thì thật tai hại. Chị lặng im cả tuần để suy nghĩ, tự trách mình không dừng cuộc tranh luận lại sớm hơn, và thương con còn nhỏ nên chị đã chủ động làm hòa. Nhưng anh nhất quyết bắt chị xin lỗi vì đã khinh thường, xúc phạm anh, nếu không thì ly hôn (lý do tất nhiên là anh tự suy diễn, chứ chị nào dám xúc phạm anh). Nhưng nghe chồng nói thì chị thấy chán ngán và đã viết xong đơn ly hôn, đang chờ anh về ký.
Hôn nhân muốn hạnh phúc thì vợ/chồng hãy học cách nghĩ đơn giản, suy nghĩ tích cực và ngừng suy diễn. Ảnh minh họa.
Hãy ngừng suy diễn trong hôn nhân
Phụ nữ hay suy diễn từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống, có khi chỉ vì thái độ, lời nói, cử chỉ vô tình của chồng... khiến chồng mệt mỏi, khó chịu. Nguyên nhân là do bản tính của phụ nữ rất nhạy cảm, hay dằn vặt, ôm đồm mọi việc... rồi tự làm khổ mình. Tâm lý phụ nữ hay suy diễn là chuyện rất đỗi bình thường. Nó như một lớp áo giáp che đi nỗi lo sợ, yếu đuối và dễ tổn thương.
Nhiều chị còn mắc tật hay so bì cuộc sống hôn nhân của mình với người khác, dẫn tới thất vọng khi "nửa kia" không mang lại được những gì họ mong muốn. Dẫn tới trách chồng kém, trách mình "số khổ"... tình cảm vợ chồng dần lạnh nhạt, rạn nứt, ai không chịu được thì đi tìm sự bình yên, thoải mái ở nơi khác.
Vì vậy nếu phụ nữ thấy chồng nói đi làm về muộn, làm ơn đừng nghĩ anh ấy đi nhậu mà cằn nhằn. Nếu được chồng tặng bó hoa chẳng nhân dịp gì cả, làm ơn đừng nghĩ anh ấy nịnh nọt, có bồ bên ngoài nên mới yêu chiều vợ như vậy.
Với cả phụ nữ và đàn ông, việc suy diễn xuất phát từ tình yêu thương đối phương, nhưng vô tình lại dễ khiến bạn trở thành một người độc đoán và thích kiểm soát. Cuộc sống hôn nhân mà lòng đầy hoài nghi, không tin tưởng nhau thì làm sao có hạnh phúc? Việc suy diễn khi nổi lên thì sẽ như một đoàn tàu "chạy sình sịch" suốt ngày, bởi chuyện chỉ có 1, nhưng máu suy diễn đã thành 4-5 chuyện tiêu cực khác nhau.
Nhiều "nửa" khi ở với nhau lâu, hiểu "tài năng suy diễn" của nửa kia đã mặc kệ, không muốn mất thời gian nịnh nọt, giải thích nữa. Hậu quả là mối quan hệ hôn nhân dần trở nên xa cách, rồi tự nhiên giữa hai vợ chồng có khoảng cách vô hình không thể nào thoát ra để đến với nhau được.
Vì vậy, cả phụ nữ và đàn ông hãy cố gắng học cách thấu hiểu nhau. Hãy hiểu rằng trong hôn nhân nếu cứ suy diễn mọi việc chỉ khiến cuộc sống gia đình ngày càng trở nên ngột ngạt và làm cả hai mệt mỏi. Ai cũng mong muốn được hạnh phúc, vậy thì tại sao cứ hay suy diễn, nghĩ toàn điều tiêu cực?
Hôn nhân muốn hạnh phúc thì vợ/chồng hãy học cách nghĩ đơn giản, suy nghĩ tích cực, học cách buông xả và ngừng suy diễn. Người chồng lúc nào cũng chỉ muốn nhìn thấy vợ tươi trẻ, dễ thương, vui vẻ. Người vợ lúc nào cũng muốn được chồng quan tâm, yêu thương vợ con, gia đình... Tình yêu như một cái cây, năng tưới nước, chăm bón mỗi ngày một chút, nhưng đều đặn thì cây sẽ tươi xanh, đâm chồi, nảy lộc. Nếu hôm nay tưới cả gáo nước, nhưng vài ngày sau không tưới thì cây sẽ chết, và không có cái cây nào không chăm bón tưới tắm mà lớn được cả.
Phát hiện que thử thai trong thùng rác, tôi thưởng nóng cho vợ 200 triệu đồng, thế nhưng cô ấy lại bật khóc và từ chối số tiền đó Khi vợ từ chối số tiền chồng thưởng cho, trong đầu tôi nghĩ ngay đến chuyện cô ấy phản bội. Thế nhưng vợ đưa ra lý do làm tôi đau xót mà không biết tâm sự cùng ai. Vợ chồng tôi lấy nhau đã 2 năm nay, chưa có con. Trong khi tôi luôn thích vợ sinh nhiều con thì cô ấy nói...