Vợ keo kiệt, bủn xỉn, chồng không có tiền ăn sáng đi làm
Hôm nào vợ chồng cãi nhau là tôi phải ngậm ngùi đi làm trong tình trạng không xu tiền dính túi.
Tôi năm nay 29 tuổi, mới kết hôn được hơn 1 năm và chưa có con. Cả hai vợ chồng tôi đều làm ở công ty tư nhân. Tuy nhiên, vợ tôi chỉ làm nhân viên lễ tân nên lương thấp, mọi chi tiêu trong nhà chủ yếu do là tôi lo.
Tôi sinh ra và lớn lên ở thành phố nên có sẵn nhà. Lương tháng của tôi cũng thuộc dạng khá, tới 30 triệu/tháng. Nhìn ngoài, ai cũng bảo nhà tôi chẳng có gì phải lo, lại có vợ đẹp, đảm đang nữa. Đi họp lớp, ai cũng bảo tôi sướng.
Tuy nhiên, ít ai biết, tôi luôn cảm thấy ngột ngạt với cuộc sống gia đình. Tất cả chỉ bắt nguồn từ tính keo kiệt đến bủn xỉn của vợ tôi.
Tôi luôn cảm thấy ngột ngạt với cuộc sống gia đình. Tất cả chỉ bắt nguồn từ tính keo kiệt đến bủn xỉn của vợ tôi. Ảnh minh họa.
Vợ tôi là một người hiền lành, khá xinh và biết lo toan, vun vén. Bởi vậy nên ngày chúng tôi yêu nhau, bố mẹ tôi rất tán thành ủng hộ vì bà bảo lấy được người vợ như vậy thì gia đình mới êm ấm, hạnh phúc. Tôi cũng đã nghĩ như vậy nên ngay sau gần 1 năm yêu đương là tôi quyết định cưới.
Đến khi về chung sống thì tôi mới vỡ lẽ hóa ra vợ tôi keo kiệt đến khủng khiếp. Là phụ nữ nhưng cô ấy ăn mặc cực kỳ giản đơn. Từ ngày lấy chồng quần áo cô ấy chẳng mấy khi tự mua mà toàn xin từ người khác nên cái thì rộng, cái thì dài, quê mùa, cũ kỹ.
Video đang HOT
Quần áo của mình, cô ấy còn không sắm thì hiển nhiên quần áo của chồng cô ấy cũng chẳng bao giờ đái hoài đến. Có những khi bảo cô ấy mua thêm chiếc quần short để đi chơi thể thao cô ấy cũng cằn nhằn lãng phí.
Vợ chồng trẻ và điều kiện cũng chẳng đến nỗi nào vậy mà nhà tôi nhìn từ trong ra ngoài toàn đồ chắp vá. Ghế thì xin của nhà ngoại, ấm chén cộc lệch vì ghép mấy bộ vào nhau, nồi niêu cái lành vung thì hỏng quai, cái còn quai thì mất nắp. Mỗi lần nhà có khách đến nhìn mâm bát ăn cơm có tới 4-5 loại bát tôi cũng phát ngượng.
Đối với cô ấy, quần áo, nhà cửa, đồ dùng, tất cả đều chẳng mấy có ý nghĩa. Niềm vui duy nhất với cô ấy chỉ là ngồi đếm tiền và đi gửi tiền vào ngân hàng.
Để tiết kiệm được nhiều tiền, cô ấy nghĩ ra đủ cách. Nào thì cô ấy lên tận chợ đầu mối để mua cả tải rau cho rẻ. Thỉnh thoảng, tôi có kêu ca cả tuần ăn một loại rau chán ngắt thì cô ấy bảo rau nào cũng chỉ đều là chất xơ mà thôi, mua cả tải vậy tính ra rẻ được đến một nửa.
Nào thì cô ấy kêu bố mẹ gửi gạo từ quê ra. Cô ấy cứ hay nói ăn gạo quê cho lành nhưng thực tình tôi biết là cô ấy không muốn mất tiền gạo.
Thôi thì nhà có hai vợ chồng, ăn uống thế nào cũng không quá quan trọng nhưng ít ra khi nhà có khách cô ấy cũng phải nên chuẩn bị cơm tươm tất một chút. Đằng này, tôi không dám mời bạn về nhà sau nhiều lần cô ấy để bạn tôi phải uống rượu với nguyên lạc rang.
Đâu chỉ vậy, cô ấy còn tỏ ra khó chịu với tất cả những người họ hàng bên nhà tôi, đặc biệt những người ở quê lên ở nhờ vì chỉ sợ họ hàng sẽ làm cô ấy phải tốn kém tiền bạc tiếp đón.
Cứ ai ở nhà tôi tới ngày thứ 3 là cũng không chịu nổi khi thấy cô ấy cứ kiếm cớ đá thúng đụng nia, rồi kêu tiền điện, tiền nước nhiều. Nhìn thái độ của vợ tôi thấy ghê tởm thật sự. Thế nên chẳng có gì ngạc nhiên khi tôi cứ mất dần họ hàng, anh em, bạn bè.
Đặc biệt, dù là người có thu nhập khá nhưng lúc nào trong người tôi cũng không có tiền. Hàng tháng cứ khi có tiền lương là cô ấy đòi hết sạch. Và mỗi ngày, cô ấy chỉ đưa tôi 70 nghìn đồng. Với số tiền ấy cô ấy bảo đủ cho tiền ăn trưa, xăng xe, uống bia với bạn rồi. Nhưng cô ấy cũng không tự nguyện đưa tiền mà sáng nào trước khi đi làm tôi cũng phải nói cô ấy mới đưa.
Còn những khi muốn đi liên hoan, mời bạn uống bia, tôi lại phải giải thích rất lâu cho cô ấy mới mong lấy thêm được tiền. Và hẳn nhiên, cô ấy cũng luôn tỏ ra khó chịu mỗi khi đưa tiền cho tôi.
Hôm nào vợ chồng cãi nhau là tôi phải ngậm ngùi đi làm trong tình trạng không đồng tiền dính túi. Đến cơ quan, tiền ăn trưa lại phải đi vay. Nghĩ mà bực mình, đàng hoàng là người làm ra tiền hẳn hoi mà lúc nào cũng phải sống trong cảnh túng quẫn, cực khổ.
Tôi biết vợ chắt bóp cũng vì gia đình, tương lai con cái mà thôi nhưng sự thực sống với một người vợ như vậy tôi cảm thấy bí bách, bực bội lắm rồi.
Tôi nên làm gì để vợ thay đổi tính cách này đi để cho cuộc sống chung bớt bức bối? Xin hãy cho tôi lời khuyên.
Theo Người Đưa Tin
Ngại về quê ngoại ăn Tết vì không có tiền mừng tuổi bố mẹ, họ hàng
Mình về quê dịp Tết sẽ gặp hầu hết các bạn học của mình. Trong đó, đa số mọi người đều thành đạt, mua được nhà cửa, sắm được ô tô còn mình thì vẫn chật vật với cuộc sống. Nghĩ thế là mình lại cảm thấy ngại vì cảm giác thua kém bạn bè...
Mình quê Lạng Sơn, lấy chồng người Hà Nội. Tiếng là lấy chồng thủ đô nhưng thực ra quê chồng mình ở mãi tận Mỹ Đức. Mình là giáo viên mầm non, thu nhập được khoảng 4 triệu/tháng, còn chồng mình làm nhân viên văn thư ở xã. Vợ chồng mình ở cùng bố mẹ chồng đã ngoài 70 tuổi, phải lo toan ăn ở cho cả ông bà, cuộc sống vì thế không thể dư dả được.
Kể từ ngày lấy chồng đến nay đã được 5 năm là 5 cái Tết mình ở nhà nội. Mặc dù quê chồng chỉ cách nhà mẹ đẻ có hơn 200 km nhưng chưa Tết nào mình về quê ngoại ăn Tết cả. Không phải do nhà chồng gây khó khăn không cho mình về quê ăn Tết mà đơn giản là vì cưới xong mình mang bầu, sinh con liên tiếp nên 3 năm đầu mình ăn Tết nhà chồng. Hai năm nay, con đã lớn, cứng cáp hơn nhưng mình vẫn chưa sẵn sàng về nhà mẹ đẻ. Thực chất, cũng đã 3 lần 7 lượt mình định về Lạng Sơn mà lần nào cũng lên kế hoạch rồi lại hoãn.
Mình vốn sinh ra trong gia đình có điều kiện khá ở thị trấn. Ngày học cấp 3 cũng thuộc diện xinh gái, học giỏi nên khi đỗ Cao đẳng mẫu giáo trung ương, mình cũng là niềm tự hào nhỏ của bố mẹ. Vậy mà duyên phận đưa đẩy, ra trường mình quen chồng mình bây giờ và nhanh chóng yêu rồi kết hôn mặc bố mẹ ngăn cản lấy chồng xa, gia đình chồng nghèo.
Nói đúng ra, kể từ khi lấy chồng, năm nào hè mình cũng cùng chồng hoặc con về nhà ngoại nhưng đến dịp Tết thì không. Đơn giản vì Tết nhất phương tiện đi lại khó khăn, cả đi cả về cũng mất hơn 1 triệu tàu xe, chưa kể quà cáp.
Hơn thế, mình cũng có nỗi niềm là mang tiếng lấy chồng Hà Nội mà Tết về quê không có chút quà cáp cho bố mẹ, anh em, họ hàng thì rất ngại. Mọi người sẽ thắc mắc, bàn ra tán vào, có thể bị đánh giá là keo kiệt, bủn xỉn... Đấy là chưa kể, về nhà mẹ đẻ, kiểu gì ngoài 5 triệu tiền Tết biếu bố mẹ, vợ chồng mình còn phải lo tiền mùng tuổi cho ông bà, các bác, các cháu, mua cành đào, cây quất...
Có thể với nhiều người, hơn một chục triệu là không lớn nhưng với vợ chồng mình đang nuôi hai con nhỏ, thu nhập cả gia đình trông chờ hoàn toàn vào đồng lương vỏn vẹn chưa đến 8 triệu thì quả thực số tiền trên là rất lớn. Ngoài ra, mình về quê dịp Tết sẽ gặp hầu hết các bạn học của mình. Trong đó, đa số mọi người đều thành đạt, mua được nhà cửa, sắm được ô tô còn mình thì vẫn chật vật với cuộc sống. Nghĩ thế là mình lại cảm thấy ngại vì cảm giác thua kém bạn bè...
Những ngày Tết đang cận kề. Trong khi mọi người đều háo hức, tất bật chuẩn bị Tết thì trong lòng mình vẫn ngổn ngang. Mình rất nhớ quê, nhớ bố mẹ và biết rằng bố mẹ mình mong ngóng gia đình con gái vô cùng. Có điều trong lòng mình lấn bấn quá, lòng muốn về mà lấn cấn tiền bạc eo hẹp, đường xa... Lẽ nào Tết này mình lại thêm 1 lần lỡ hẹn ăn Tết với bố mẹ?
Theo Blogtamsu
Tôi yêu Anh 5 năm nhưng chưa từng được mời bát phở Từ những hóa đơn rất nhỏ, đi ăn sáng cùng nhau 2 bát phở cũng kêu tôi tự trả phần của mình. Ngày lễ anh không tặng quà mà dẫn tôi đi ăn, ăn xong, chia đôi hóa đơn. 5 năm qua đi, mọi người giục tôi và anh cưới, nhưng nhìn lại chặng đường yêu tôi lại lăn tăn, lại trăn trở:...