Vợ “keo” đến mức không dám mua nội y mới
Bạn bè, họ hàng bên nội, bên ngoại nhìn vào đều khen Lan tới tấp. Nào là xinh xắn dễ thương, nào là đảm đang tháo vát.
… Nào là chăm chỉ làm ăn và biết vun xén cho gia đình. Nào là không ham chơi, không mua sắm và chưng diện điệu đà như các bà các chị…
Ban đầu Quân rất “sướng” tai với những lời khen ngọt ngào đó. Mà cũng đúng thật. Vợ anh luôn biết chắt chiu từng đồng để lo cho gia đình. Nhiều khi Quân thấy thương vợ nên vung tay mua vài món quà đắt tiền hoặc món ăn bổ dưỡng về cho vợ. Mỗi lần như thế là anh bị Lan càu nhàu cho một trận, vì cái tội tiêu xài hoang phí không biết tính trước tính sau. Nhưng nhăn nhó thì nhăn nhó, Quân vẫn thấy vui.
Tính ra thì Quân rất biết ơn về tính “kẹo kéo” của Lan. Thời chưa có gia đình, bao nhiêu tiền làm ra Quân đều dùng để ăn nhậu, du lịch cùng bạn bè, anh chẳng “dắt túi” được đồng nào để phòng thân lúc bệnh tật, ốm đau. Vậy mà lúc lấy vợ xong, rồi sinh con, biết bao nhiêu thứ phải lo, phải chi, lương của Lan cũng rất thấp vì cô làm việc nhà nước, nhưng Lan đã xoay xở được đâu vào đấy. Việc nhà chỉn chu, quan hệ bên nội bên ngoại đều chu đáo. Ai cũng hài lòng về Lan.
Video đang HOT
Thôi thì Lan cũng có lý. Mừng sinh nhật 2 tuổi của con, Quân vào shop mua hai bộ váy thật đẹp và đắt tiền, xem như để bù lại cho sự thiệt thòi vì bấy lâu nay con chỉ được mặc đồ cũ và chơi đồ chơi cũ. (Ảnh minh họa)
Tốt là thế, nhưng nhiều lúc Quân rất bực bội với cái chủ trương tiết kiệm của vợ. Bé Vân luôn luôn mặc đồ cũ của các anh chị họ hàng. Khi mới sinh ra thì Lan xin đồ cũ để “trộm vía” cho con dễ nuôi, mau ăn chóng lớn. Lớn hơn chút thì Lan bảo họ hàng nhà mình toàn cháu gái, áo quần thải ra rất nhiều, đồ nào cũng mới và đẹp thì mình cần chi phải mua đồ. Với lại, con nít chỉ cần mặc đồ đủ ấm và thoải mái là được, vài bữa là sẽ lớn như phổng, mua chỉ thêm phí tiền. Thay vào đó, để tiền mua sữa cho con uống sẽ tốt hơn.
Thôi thì Lan cũng có lý. Mừng sinh nhật 2 tuổi của con, Quân vào shop mua hai bộ váy thật đẹp và đắt tiền, xem như để bù lại cho sự thiệt thòi vì bấy lâu nay con chỉ được mặc đồ cũ và chơi đồ chơi cũ. Vậy mà khi về nhà, Lan đã quát lớn và chì chiết chồng, bảo rằng anh tốn tiền thật phi lý, kiểu váy đó Vân vừa được “hưởng xái” ở nhà dì Tư rồi, hai bộ váy là mua được một hộp sữa lớn cho con rồi… Lan nhất quyết hỏi cho bằng được địa chỉ của shop rồi mang váy ra trả và lấy tiền lại. Về nhà, Lan còn càu nhàu vì phải năn nỉ mãi và tốn 20 nghìn tiền bo mới trả lại được.
Lan mặc đồng phục khi đi làm nên không tốn kém gì nhiều cho việc ăn mặc. Còn ở nhà, từ lúc có con Lan trở nên xuề xòa, luộm thuộm hẳn. Cô chẳng có đầm váy mới gì cả. Suốt mấy năm liền hầu như Lan không mua sắm gì. Lúc có bầu bé Vân, Lan cũng chỉ mua được hai cái đầm bầu, còn đâu là “thính” lại của mấy bà chị họ.
Ôi thôi, vừa nhàu nát lại vừa rộng rinh, cái quần chip cứ thõng ra trên người Lan. Bao nhiêu hứng thú trong Quân đều tan biến. (Ảnh minh họa)
Và chuyện tế nhị nhất, đó là các phụ tùng, phụ kiện của phụ nữ, Lan cũng tỏ ra lơ là, chẳng mấy quan tâm. Có lẽ Lan nghĩ đã là vợ chồng thì quan trọng gì mấy chuyện đó nữa. Nhưng quả thật, Quân cảm thấy vô cùng khó chịu mỗi khi nhìn thấy những chiếc áo ngực nhăn nheo, những chiếc quần chip xỉn màu, giãn thun, thậm chí là bị rách của vợ. Cũng cả mấy năm rồi Lan chẳng thèm thay đổi nội y. Nhiều lúc thỏ thẻ với vợ, dỗ dành ngọt nhạt để nhắc khéo vợ mua nội y mới cho hấp dẫn và “hứng” hơn thì Lan lại gạt đi: “Ối giời, lấy nhau gần bốn năm rồi mà làm như thời mới cưới. Hấp dẫn cái gì nữa. Để tiền còn mua sữa cho con”.
Một lần, do ảnh hưởng cơn bão lỡn đâu đó ngoài Bắc, Sài Gòn mưa gần hai tuần liền, áo quần giặt rồi phơi mãi không khô, Lan phải lôi những bộ đồ cũ xì ra mặc. Đêm, nhìn vợ lôi thôi trong bộ đồ cũ, chẳng hứng thú gì mấy, nhưng chợt thấy thương vợ phải chịu vất vả, khổ sở cho gia đình, Quân choàng tay qua vợ. Và anh xém té bật ngửa. Tưởng Lan chỉ mặc bộ đồ ở nhà cũ kĩ thôi, ai dè bên trong còn tệ hơn, vì hết quần chip nên Lan lôi đại cái quần chip mặc khi mang bầu.
Ôi thôi, vừa nhàu nát lại vừa rộng rinh, cái quần chip cứ thõng ra trên người Lan. Bao nhiêu hứng thú trong Quân đều tan biến. Thật là hết nói với vợ. Nhưng anh cũng chẳng biết phải làm sao. Chẳng lẽ lại cãi nhau với vợ chỉ vì cái quần chip? Nhưng cứ cái đà này thì chắc Quân cũng sớm phát điên vì cái tính ki bo quá đáng của vợ mất.
Theo VNE
Chán cảnh 'tiền đâu, đưa em'
T ại sao vợ không nghĩ đến việc mua cho chồng bộ quần áo mới, không nghĩ tới việc thi thoảng tổ chức tiệc tùng để mời bạn bè?
Mỗi lần lĩnh lương là chồng lại bị vợ móc sạch túi, không còn xu nào. Có chăng để lại cho vài đồng để gọi là đủ tiền ăn sáng và uống cốc nước chè cho đỡ &'tanh miệng'. Nhiều lúc nghĩ, vừa lĩnh lương, chưa kịp để tiền nóng túi đã có người khác cầm hộ mà ngậm ngùi. Chẳng như mấy thằng bạn, cứ có lương là rủ nhau đi nhậu nhẹt, chè chán tới khuya mới về. Mình mà như chúng nó chắc cả tháng ấy mình nhịn luôn ăn sáng.
Còn nhớ có lần giấu vợ 2 triệu, bớt lại làm &'lộ phí' nhưng vợ điều tra ra ngay. Không biết từ đâu mà vợ lại biết được số lương của chồng. Thế nên, đến ngày lĩnh lương là vợ ngửi thấy &'mùi tiền'. Không đưa nhanh cho vợ, còn la cà thì lập tức điện thoại réo inh ỏi. Mấy ông bạn đồng nghiệp lại được cớ cười vào mặt mình và tha hồ phong biệt hiệu &'anh chàng sợ vợ'.
Mấy ông bạn đồng nghiệp lại được cớ cười vào mặt mình và tha hồ phong biệt hiệu &'anh chàng sợ vợ'. (ảnh minh họa)
Nhiều người cứ bảo, &'sao mày khổ vậy? Vợ thì kệ vợ, đưa cho vợ mấy triệu để tiêu vặt thôi, còn mình phải giữ lại việc mình chứ. Làm đàn ông như thế thì... vứt". Đúng là làm đàn ông như chồng nhiều lúc cũng thấy hèn thật. Nhưng vợ đâu có hiểu cho chồng. Không đưa đủ tiền cho vợ thì vợ than nghèo, than khổ, ăn vạ, rồi mách với gia đình hai bên nội ngoại bảo chồng đi ngoại tình, chơi gái làm xấu mặt chồng. Cũng vì thương vợ tiết kiệm quá mà chồng cứ phải đưa tiền như thế. Thú thực, nó đã trở thành thói quen rồi, nếu không làm như thế thì chỉ mệt với vợ.
Vợ không bao giờ hiểu nỗi khổ của anh. Vợ tiết kiệm tiền, anh hiểu vì mình cần lo nhiều thứ. Nhưng chồng vẫn không hiểu, vợ cứ khư khư giữ tiền như thế để làm gì? Tại sao vợ không nghĩ đến việc mua cho chồng bộ quần áo mới, không nghĩ tới việc thi thoảng tổ chức tiệc tùng để mời bạn bè tới. Tại sao vợ lại khiến chồng mệt mỏi, lo lắng thế này.
Người ta cười vào mặt chồng, vợ cảm thấy hạnh phúc không? Nếu vợ cảm thấy thoải mái khi biến chồng thành trò hề trong mắt mọi người, xin lỗi vợ, chồng không thể tiếp tục. Chồng sẽ không mang tiền đưa vợ nữa vì vợ cũng đi làm. Chồng cũng sẽ không phục tùng để mang tiếng là thằng đàn ông nhu nhược nữa. Chồng sẽ tự túc, sẽ tự lo cho cuộc sống của mình. Còn vợ cũng đi làm, cũng có tiền, vợ phải tự lo việc của mình nhé. Đừng làm quá nữa, chồng sắp không chịu được rồi.
Theo Eva