Vỡ kênh gây lũ quét kinh hoàng ở Nha Trang: Vì sao kênh vỡ?
Có nhiều ý kiến cho rằng, lỗi thiết kế để dòng suối Hố Cừa đâm thẳng vào kênh thoát lũ Tây là nguyên nhân chính khiến kênh này bị vỡ, gây trận lũ quét kinh hoàng rạng sáng 13/12 ở khu tái định cư Hòn Xện, thuộc khu dân cư Đường Đệ (phường Vĩnh Hòa, thành phố Nha Trang, Khánh Hòa).
Ảnh minh họa
Năm 2002, UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt Dự án xây dựng hệ thống thoát lũ khu dân cư Đường Đệ, do Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Khánh Hòa làm chủ đầu tư, với tổng vốn hơn đầu tư 20 tỷ đồng. Theo dự án, nước từ núi Hòn Khô chảy xuống hồ điều hòa Suối Tôm sẽ được đưa xuống hệ thống thoát nước ra biển qua kênh thoát lũ Tây và kênh thoát lũ Bắc, tổng chiều dài 1.165m.
Đến nay, sau 14 năm dự án này vẫn chưa được thực hiện xong, nhưng tình trạng nước thấm qua đáy kênh, gây sạt lở mái ta luy làm hở hẳn chân móng kênh ngày càng nghiêm trọng, nhất là ở kênh Tây, nằm phía trên khu tái định cư Hòn Xện (KTĐCHX).
Trước sự lo lắng của người dân về nguy cơ vỡ kênh, tháng 10/2013 UBND tỉnh Khánh Hòa cho phép Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Khánh Hòa lập dự án xử lý nước thấm qua đáy kênh thoát lũ. Cuối năm 2014, đơn vị tư vấn đưa ra phương án xử lý với số vốn thực hiện là hơn 23,3 tỷ đồng, vượt 3 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư dự án hệ thống thoát lũ. Do vậy, UBND tỉnh Khánh Hòa không chấp nhận phương án này, và việc tìm phương án khác đến nay vẫn chưa có kết quả.
Nước dữ đâm thẳng bờ kênh
Video đang HOT
Nơi kênh Tây vỡ chỉ cách đập Suối Tôm chưa đầy 100m, tại đây hứng dòng lũ từ suối Hố Cừa chảy xuống, đập thẳng vào thành kênh. Theo ông Trần Văn Đông, Chủ tịch UBND phường Vĩnh Hòa, chính dòng lũ từ suối Hố Cừa đã phá vỡ kênh, vì đây là con suối dữ, chảy xuống từ triền núi dốc cao, lưu lượng lũ lớn. “Trước kia, khi chưa có KTĐCHX, người dân cũng đã tránh, không dám làm gì ở chỗ mấy cái nhà bị lũ rạng sáng 13″. Ông Đông nói.
Trong khi đó, theo quan sát của phóng viên, trong những ngày qua kênh Tây phải nhận phần lớn nước lũ đổ xuống hồ Suối Tôm. Lòng kênh Bắc đã bị đất phủ khá nhiều, thậm chí nhiều cây bụi mọc trong lòng kênh và không hề có dấu vết nạo vét, dọn dẹp. Nước từ hồ Suối Tôm ra kênh này qua cửa xả có van điều tiết, nhưng hiện nay van đang bị kẹt, nước xả lũ theo kênh này rất ít. Còn kênh Tây nhận nước từ hồ Suối Tôm qua cửa tràn, không có van điều tiết. Như vậy, trong đêm 12/12, rạng sáng 13/12, ở vị trí bị vỡ, kênh Tây phải đón hai dòng nước xiết, với lưu lượng rất lớn.
Quan sát những mảnh bê tông bờ kênh bị vỡ, phóng viên thấy chúng khá mỏng, chỉ khoảng 8cm. Ở đoạn bờ kênh phía sườn núi, không bị lũ cuốn có những chỗ lớp vữa móng đã trôi hết, cốt sắt lộ hẳn ra. “Bê tông thế này thì làm sao không bị lũ phá”. Ông Phạm Trung Sỹ, một người dân KTĐCHX, có kinh nghiệm giám sát công trình xây dựng nhận xét.
Chiều 14/12, đất đá ở khu vực ngã ba Triệu Quang Phục – Ngô Văn Sở trước các nhà dân bị thiệt hại bắt đầu được dọn dẹp. Một đơn vị bộ đội được cử dọn đá trong các nhà dân, nhưng họ không đồng ý. “Họ muốn giữ nguyên hiện trạng để lập biên bản, đòi bồi thường và giải quyết đất ở cho họ đi chỗ khác”, ông Trần Văn Đông nói.
Theo ông Đông, những ai đã tận mắt chứng kiến cảnh lũ dữ mà những người dân phải hứng chịu sẽ đồng cảm, hiểu được sự hoang mang của họ. Ông cho rằng, không nên bố trí nhà ở tại khu vực đã bị lũ quét. “Nếu sau này đoạn kênh vỡ được làm lại mà vẫn theo hướng tuyến như hiện nay, không ai dám chắc rằng không có chuyện vỡ kênh lần nữa, vì không thể dịch dòng suối Hố Cừa đi chỗ khác”. Ông Đông nói.
Trả lời câu hỏi về hướng xử lý đoạn kênh vỡ, ông Nguyễn Tiến Lưu, GĐ Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Khánh Hòa nói đó là thẩm quyền của UBND tỉnh Khánh Hòa. Gặp phóng viên tại hiện trường lúc gần trưa 14/12, ông Đào Công Thiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa từ chối trả lời câu hỏi này.
(Theo Tiền Phong)
Áp thấp suy yếu, Sài Gòn sẽ mưa to
Hoàn lưu áp thấp tiếp tục gây mưa lớn, dông lốc, lũ quét ở nhiều khu vực; riêng TP HCM còn có triều cường nên gây ngập nhiều tuyến đường.
Sáng 13/12, sau khi vào vùng biển các tỉnh Ninh Thuận - Bình Thuận, áp thấp nhiệt đới suy yếu thành một vùng áp thấp, sức gió mạnh nhất còn dưới cấp 6 (40 km/h).
Áp thấp kết hợp với nhiễu động gió Đông, các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận có mưa vừa, mưa to. Tổng lượng mưa đo được lúc 1h ở mức 50-100 mm. Một số nơi mưa rất to như Bình Nghi (Bình Định) 187 mm; Nha Trang 230 mm...
Đường đi của áp thấp nhiệt đới tính đến 2h ngày 13/12.
Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, hoàn lưu vùng áp thấp sẽ tiếp tục gây mưa vừa, mưa to và dông lốc ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Trong cơn dông nguy cơ xảy ra lốc xoáy, gió giật mạnh.
Từ ngày 14 đến 17/12, trên các sông từ Quảng Nam đến Ninh Thuận khả năng xuất hiện đợt lũ vừa và lớn, đỉnh lũ có nơi trên báo động 3. Cảnh báo nguy cơ cao xảy ra lũ lớn, lũ quét và sạt lở trên các sông suối vùng núi, ngập úng ở vùng trũng, ven sông. Mưa lũ sẽ ảnh hưởng đến an toàn các hồ chứa.
Vùng ven biển Nam Bộ được cảnh báo đề phòng triều cường dâng cao gây ngập ở các vùng trũng, thấp. Đỉnh triều tại Sài Gòn ngày 14-15/12 đạt mức 1,58-1,63 m; thời gian xuất hiện 4-6h và 16-18h.
Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn TP HCM có công điện khẩn cấm tất cả tàu thuyền đánh bắt hải sản, tàu du lịch, cánh ngầm, nhà hàng nổi... xuất bến kể từ 21h tối qua, cho đến khi có lệnh mới. Với tàu thuyền đang đánh bắt, lực lượng chức năng phải bằng mọi cách kêu gọi vào bờ hoặc tìm nơi tránh trú an toàn. Các lực lượng sẵn sàng phương tiện để ứng cứu khi có lệnh điều động.
Theo Trung tâm chống ngập TP HCM, mưa lớn do hoàn lưu vùng áp thấp trùng với thời điểm đợt triều cường giữa tháng 12 đang lên cao sẽ khiến ít nhất 9 tuyến đường bị ngập. Nặng nhất là Lương Định Của (quận 2) và Huỳnh Tấn Phát (quận 7).
Các đường ngập nhẹ là Nguyễn Văn Hưởng, Xa lộ Hà Nội, Quốc lộ 50, Lê Văn Lương, Trần Xuân Soạn, Tỉnh lộ 10, đường 26.
Sơn Hòa
Theo VNE
Bão Tokage suy yếu thành áp thấp nhiệt đới Sáng 28/11, bão Tokage đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên vùng biển thuộc khu vực bắc biển Đông. 7h ngày 28/11, áp thấp nhiệt đới cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 650 km về phía đông, sức gió mạnh nhất giảm còn cấp 6, tương đương 60 km/h. Đến 29/11, vùng áp thấp cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 180...